Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 31 - Tiết 31 - Ôn tập về ánh sáng trắng, ánh sáng màu
Các vật màu thông thường là các vật không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ có khả năng tán xạ ánh sáng chiếu tới chúng.
- Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả ánh sáng màu
- Vật có màu nào thì có khả năng tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng lại tán xạ kém ánh sáng màu khác
- Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
Tuần: 31 Ngày soạn: 6/4/2014 Tiết: 31 ÔN TẬP VỀ ÁNH SÁNG TRẮNG, ÁNH SÁNG MÀU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Sự phân tích ánh sáng trắng sự trộn các ánh sáng màu. màu sắc các vật. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Sự phân tích ánh sáng trắng sự trộn các ánh sáng màu. màu sắc các vật để làm bài tập. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài tập 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Củng cố kiến thức ? Kể tên các nguồn phát ánh sáng trắng . ? Kể tên các nguồn phát ánh sáng màu. ? Nêu các cách phân tích ánh sáng trắng. ? Nêu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật . ? Nêu các tác dụng của ánh sáng. Nguồn sáng trắng – Nguồn sáng màu - Nguồn sáng trắng: Mặt trời, đèn dây tóc - Nguồn sáng màu: Đèn led, đèn laze, đèn quảng cáo *. Phân tích chùm sáng - Ta có thể chiếu chùm sáng cần phân tích qua lăng kính - Cũng có thể chiếu chùm sáng cần phân tích qua mặt ghi của đĩa CD. Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật - Các vật màu thông thường là các vật không tự phát ra ánh sáng, chúng chỉ có khả năng tán xạ ánh sáng chiếu tới chúng. - Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả ánh sáng màu - Vật có màu nào thì có khả năng tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng lại tán xạ kém ánh sáng màu khác - Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào. VD: - Ban ngày ta thấy lá cây có màu xanh vì lá cây màu xanh tán xạ tốt ánh sáng màu xanh có trong chùm sáng trắng của mặt trời. Ban đêm ta thấy lá cây có màu đen vì không có ánh sáng chiếu vào nên không có tán xạ ánh sáng. Các tác dụng của ánh sáng - Ánh sáng có tác dụng: nhiệt, sinh học, quang điện => Chứng tỏ ánh sáng có năng lượng. - Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác. Hoạt động 2: Bài tâp HS: Đọc bài tập 52.4(SBT) ? Nhìn tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc màu đỏ và màu lục => thấy tờ giấy có màu gì? Giải thích tại sao? ? Đổi vị trí hai tấm lọc => kết quả có như nhau không? HS: Làm thí nghiệm kiểm tra. HS: Đọc bài tập 53 –54.3 ? Chọn câu ghép đúng. HS: Đọc bài tập 53 –54.4 ? Nhìn váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng ở ngoài trời => thấy màu gì. ? ánh sáng chiếu vào là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu? ? Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng hay không, tại sao? HS: Đọc bài tập 55.2 ? Chọn câu ghép đúng. 1. Bài tập 52.4 (SBT/ a) Màu đen. Đó là vì ánh sáng trắng được hắt lên từ tờ giấy sau khi qua tấm lọc A màu đỏ thì thành ánh sáng đỏ. ánh sáng đỏ không đi qua được tấm lọc B màu xanh, nên ta thấy tối đen. b) Nếu cho ánh sáng đi qua tấm lọc B trước rồi mới qua tấm lọc A thì hiện tượng xảy ra như trên và ta sẽ vẫn thấy tờ giấy màu đen. 2. Bài tập 53 – 54. 3 (SBT/ a – 3 ; b – 4 ; c – 2 ; d – 1 ; 3. Bài tập 53 – 54.4 (SBT/ a) Tuỳ theo phương nhìn ta có thể thấy đủ loại màu. b) ánh sáng chiếu vào váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng…là ánh sáng trắng. c) Có thể coi đây là một cách phân tích ánh sáng trắng. Vì từ một chùm sáng trắng ban đầu ta thu được nhiều chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau. 4. Bài tập 55.2 (SBT/ a – 3 ; b – 4 ; c – 2 ; d – 1 . Hoạt động 3: Bài tập nâng cao (Cho 9A) Cho HS đọc và trả lời bài tập 55.3 5. Bài tập 55.3 (SBT/ a) Lúc chập tối thì ánh trăng có màu vàng. b) Người con gái trong câu ca dao tranh thủ lúc trời mát về chiều tối để tát nước. Người con trai đứng trên bờ nhìn thấy ánh trăng phản xạ trên mặt nước trong gầu nước của cô gái, nên mới có cảm xúc để làm câu thơ nói trên. 4. Củng cố: GV hệ thống các kiến thức cần nắm. 5. Dặn dò: - HS ôn lại các kiến thức và bài tập đã trả lời. - Xem trước lý thuyết và bài tập về kính lúp III. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Lý 9 TC31.doc