Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 59 - Lí thuyết và bài tập : Mắt cận và mắt lão

Kiến thức:

- Nêu được hai đặc điểm của kính lúp.

- Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng được kính lúp để quan sát các vật nhỏ.

3. Thái độ:

+ Học sinh có thái độ yêu thích môn học.

B. PHƯƠNG PHÁP:

+ Nêu và giải quyết vấn đề giải thích câu hỏi.

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 59 - Lí thuyết và bài tập : Mắt cận và mắt lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30 Ngày soạn: 25/03/2012 	
 Tiết : 59	 Ngày dạy: 30/03/2012
Lí thuyết và bài tập : MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO 
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không được các vật ở xa mắt và cách khắc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì.
 Nêu được đặc điểm chính của tật mắt lão là không nhìn thấy được các vật ở gần mắt và cách khắc phục bằng cách đeo kính hội tụ.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được cách khắc phục tật cận thị và tật mắt lão.
3. Thái độ: 
+ Học sinh có thái độ yêu thích môn học.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
+ Nêu và giải quyết vấn đề giải thích câu hỏi.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: 	Ôn tập và làm bài tập và trả lời câu hỏi .
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ: (Kết hợp trong bài dạy)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2.Triển khai bài mới: 
Hoạt động 1 ( … phút): Ôn tập	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
- Mắt cận nhìn rỏ các vật ở gần, không nhìn rõ các vật ở xa. Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rỏ các vật ở xa.
- Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa, nhưng không nhìn rõ các vật ở gần. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ các vật ở gần.
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2 ( .... phút): Vận dụng 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập.
Gọi HS lên bảng làm bài tập 49.1 
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 49.2 (SBT) 
- Đại diện các nhóm trình bày.
GV gọi các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: Nhận xét chốt lại.
-Yêu cầu HS làm bài tập 49.3 (SBT) 
- Đại diện các nhóm trình bày.
GV gọi các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: Nhận xét chốt lại.
* Nếu còn thời gian GV có thể cho thêm câu hỏi, yêu cầu HS trả lời . GV nhận xét và cho điểm.
HS làm bt 49.4
- Đại diện các nhóm trình bày.
GV gọi các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: Nhận xét chốt lại.
1.Bài tập 49.1 (SBT) 
 Chọn D
2.Bài tập 49.2 (SBT) 
 a- 3, b- 4, c-2, d - 1
3.Bài 49.3 (SBT)
Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật xa nhất cách mắt 50 cm.
4.Bài 49.4 (SBT)
 B
 A
 Mắt
Hs vẽ hình cụ thể
Ta có 
Từ đó ta có OA’ = 2 OA = 50 cm = OF
Nghĩa là F,A’, Cc trùng nhau : 
Như vậy điểm cực cận cách mắt 50 cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50 cm.
3. Củng cố:	
- GV hệ thống các kiến thức chính cần nắm.
- HS xem lại các bài tập khó
 4. Dặn dò:
- HS ôn lại các bài tập đã trả lời.
Tuần : 30 Ngày soạn: 25/03/2012 	
 Tiết : 60	 Ngày dạy: 30/03/2012
Lí thuyết và bài tập : KÍNH LÚP
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 Nêu được hai đặc điểm của kính lúp.
 Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được kính lúp để quan sát các vật nhỏ.
3. Thái độ: 
+ Học sinh có thái độ yêu thích môn học.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
+ Nêu và giải quyết vấn đề giải thích câu hỏi.
C. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: 	Ôn tập và làm bài tập và trả lời câu hỏi .
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp:
II. Bài cũ: (Kết hợp trong bài dạy)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2.Triển khai bài mới: 
Hoạt động 1 ( … phút): Ôn tập	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 Tổ chức cho học sinh nhắc lại kiến thức của bài bằng các câu hỏi như:
Hai bộ phận quan trọng nhất cảu mắt là thuỷ tinh và màng lưới. 
- Kính lúp là loại thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho ảnh ảo và lớn hơn vật .
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thấy ảnh của vật càng lớn.
A- Lý thuyết:
- Học sinh nhắc lại kiến thức qua các câu hỏi của gv.
- Hs tham gia trả lời.
- Hs tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 2 ( .... phút): Vận dụng 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong sách bài tập.
Gọi HS lên bảng làm bài tập 50.1 
Gọi HS lên bảng làm bài tập 50.2 
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 50.3 (SBT) 
 Đại diện các nhóm trình bày.
GV gọi các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: Nhận xét chốt lại.
-Yêu cầu HS làm bài tập 50.4 (SBT) 
- Đại diện các nhóm trình bày.
GV gọi các nhóm khác nhận xét bổ xung.
GV: Nhận xét chốt lại.
Nếu còn thời gian GV có thể cho thêm câu hỏi, yêu cầu HS trả lời . GV nhận xét và cho điểm
Gv cho HS làm 50.5
1.Bài tập 50.1 (SBT) 
 Chọn C
2.Bài tập 50.2 (SBT) 
 Chọn C
3.Bài tập 50.3 (SBT) 
 Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta nhìn thấy ảnh của vật. 
4.Bài 50.4 (SBT)
Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính lúp có số bội giác 2x khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện quan sát .
 Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn kính 3x.
5. Bài 50.5 
a) HS vẽ hình 
b) ảnh này là ảnh ảo.
c) hai tam giác OAB và OA’B’ đồng dạng với nhau :
Hai tam giác F’OI và F’A’B’ đồng dạng với nhau nên : 
 Vì OI = AB => OA’ = 40 cm . thay vào 1 ta được A’B’ = 5 AB
Vậy ảnh lớn gấp 5 lần vật
3. Củng cố:	
- GV hệ thống các kiến thức chính cần nắm.
- HS xem lại các bài tập khó
 4. Dặn dò:
- HS ôn lại các bài tập đã trả lời.
Kí duyệt tuần 30
Ngày 26 tháng 03 năm 2012
Tổ Trưởng :
BÙI TẤN KHUYÊN

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON VL9(tuan 30).doc
Giáo án liên quan