Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 24 - Tiết 24 - Ôn tập lí thuyết và bài tập thấu kính hội tụ
Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ:
-Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa TK thì ảnh thật có vị trí cách TK một khoảng bằng tiêu cự.
- Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật .
- Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với trục chính của thấu kính .
Tuần: 24 Ngày soạn:16/2/2014 Tiết: 24 ÔN TẬP LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP TKHT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố hệ thống lại các kiến thức về thấu kính hội tụ 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để giải thích được một số hiện tượng có liên quan trong thực tế. Rèn luyện để trả lời câu hỏi và bài tập về TKHT. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài tập 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Thấu kính hội tụ có đặc điểm gì? - Quang tâm của thấu kính là gì? - Trục chính của thấu kính như thế nào? - Thế nào gọi là tiêu điểm của thấu kính hội tụ? - Tiêu cự của thấu kính hội tụ là gì? - Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ sẽ đi như thế nào? - Nhận xét Thấu kính hội tụ: - Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Khi chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính thì chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính . - Quang tâm của thấu kính hội tụ là điểm mà mọi tia sáng đi qua đều tiếp tục đi thẳng. - Trục chính của thấu kính là đường thẳng đi qua quang tâm và vuông góc với thấu kính. - Mỗi thấu kính hội tụ có 2 tiêu điểm F và F’, nằm về 2 phía của thấu kính, cách đều quang tâm . - Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính . - Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: +Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng. +Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm. +Tia tới qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính . - Khi nào vật thật cho ảnh thật? - Khi nào vật thật cho ảnh ảo? Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ: -Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa TK thì ảnh thật có vị trí cách TK một khoảng bằng tiêu cự. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật . - Vật đặt vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh cũng vuông góc với trục chính của thấu kính . Hoạt động 2: Vận dụng Đề bài: Làm cách nào em biết được đó là thấu kính hội tụ? - GV cho HS tự suy nghĩ. - Yêu cầu 1 HS trả lời. - Thảo luận chung cả lớp thống nhất . Dựa vào đặc điểm của thấu kính hội tụ để nhận biết được TK như sau: Cách 1: Dùng tay sờ vào thấu kính thấy phần rìa mỏng hơn phần giữa thì ta khẳng định đây là thấu kính hội tụ. Cách 2: Chiều một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm tia ló hội tụ sau thấu kính thì ta khẳng định đây là kính hội tụ. Đề bài : Một điểm sáng S được đặt trước một thấu kính hội tụ và ở ngoài tiêu cự TK a. Dựng ảnh S’ của điểm S qua thấu kính b S’ là ảnh thật hay ảnh ảo. Bài giải a./ Dựng ảnh (h3.1.G) Dùng hai tia đặc biệt để dựng ảnh của vật S + Tia 1 đi song song với trục chính. + Tia 2 đi qua quang tâm của thấu kính b./ S’ là ảnh thật . Chọn câu đúng Ảnh của một vật sáng đặt vuông góc với trục chính và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là: Ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật Ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật C. Ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật D. Ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật Bài giải - Câu đúng A 4. Củng cố: - GV hệ thống các kiến thức chính cần nắm. - HS xem lại các kiến thức về ảnh tạo bởi TKHT 5. Dặn dò: - HS ôn lại các kiến thức và bài tập đã trả lời. - Xem trước bài tập về thấu kính hội tụ III. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Lý 9 TC24.doc