Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 11 - Tiết 11 - Ôn tập về công và công suất của dòng điện, định luật jun-Lenxơ

Giải:

a) Điện trở tương đương: R=55Ω

b) Cường độ dòng điện: I=4A

c) Điện năng tiêu thụ: A= .t=1,3kw.h

 d) Tiền điện phải trả: T=55125đ

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 11 - Tiết 11 - Ôn tập về công và công suất của dòng điện, định luật jun-Lenxơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	 Ngày soạn: 27/10/2013
Tiết: 11	 
ÔN TẬP VỀ CÔNG VÀ CÔNG SUẤT CỦA DÒNG ĐIỆN, 
ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ (tt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ bản về Điện năng, công của dòng điện, công suất, định luật Jun-Len-Xơ
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức về công của dòng điện, định luật Jun-Len-Xơ để làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bài tập
2. Học sinh: Ôn tập và làm bài tập về công, công suất của dòng điện, định luật Jun-Len-Xơ 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1 Ôn tập kiến thức
Một số kiến thức cơ bản 
* Công suất của dòng điện: là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của dòng điện. 
 	Công thức: 	P = A / t	 Vì ( A = U I t ) Þ P = U I 
(Ta có P = U.I = I2.R = )
* Số đo phần điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác trong một mạch điện gọi là công của dòng điện sản ra trong mạch điện đó.
 	Công thức:	A = UI t 	 
(Ta có A = P.t = U.I.t = I2.R.t = .t )
* Ngoài đơn vị ( J ) ta còn dùng ( Wh; kWh ) 
 1 kWh = 1 000 Wh = 3 600 000 J 
 * Định luật Jun – Len xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
 Hệ thức: Q = I2. R. t
Trong đó I: Cường độ dòng điện 
 R: Điện trở ()
 t: Thời gian (s)
 Q: Nhiệt lượng (J)
Hoạt động 2 Vận dụng
Bài tập1: Nồi cơm điện có ghi (220V- 800W) và một quạt điện có ghi(220V-75W).Được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 220V, để các dụng cụ hoạt động bình thường
a/ Tính diện trở tương đương của mạch .
b/ Tính cưòng độ dòng điện chạy qua mạch.
c/ Tính điện năng tiêu thụ trong thời gian 1,5h.
d/ Tính số tiền phải trả trong một tháng (30 ngày ).Biết mỗi ngày dùng trung bình 3h, 1KW.h giá 700 đồng
Giải: 
Điện trở tương đương: R=55Ω
Cường độ dòng điện: I=4A
Điện năng tiêu thụ: A=.t=1,3kw.h
 d) Tiền điện phải trả: T=55125đ
Bài tập 2: Điện trở của bếp điện làm bằng nikêlin có chiều dài 3m, tiết diện 0,068 mm2 và điện trở suất 1,1.10- 6 Wm. Được đặt vào hiệu điện thế U = 220V và sử dụng trong thời gian 15 phút.
a) Tính điện trở của dây.
	b) Xác định công suất của bếp?
	c) Tính nhiệt lượng tỏa ra của bếp trong khoảng thời gian trên?
 Tóm tắt:
U=220V; t = 15 phút = 900 s
a) R = ? ; b) P = ? ; c) Q = ?	
Giải:
a) Áp dụng công thức: 
b) Áp dụng công thức: P = U.I 
c) Áp dụng công thức: Q = A= P.t = 998.900 = 898200 (J) 
Bài tập 3: Một bóng đèn có ghi 220V - 40W. Mắc bóng đèn này vào nguồn điện 200V. 
 	a) Tính điện trở của đèn và nói rõ sự chuyển hoá năng lượng khi đèn hoạt động.
 	b) Tính công suất tiêu thụ của đèn và điện năng tiêu thụ của nó trong 5 phút. Đèn có sáng bình thường không? Vì sao?
Giải
a) Ta có: Pđm = Điện trở của đèn là: Rđ = 
 Khi đèn hoạt động, trong đèn có sự chuyển hoá năng lượng từ điện năng thành nhiệt năng và quang năng. 
b) Công suất tiêu thụ của đèn là: Pđ = 
 Điện năng tiêu thụ của đèn trong 5 phút (tức 300 giây) là:
 A = Pđ.t = 
 Đèn sáng yếu hơn bình thường, vì Pđ < Pđm (33,1 W < 40 W) 
4. Củng cố:
 - Nhắc lại kiến thức cơ bản.
 - Cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập và xem lại các bài tập đã chữa .
- Về nhà ôn tập lại tất cả các công thức đã học ở chương 1 để vận dụng vào bai tập tổng hợp
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docLý 9 TC11.doc