Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 8 - Bình thông nhau – máy nén thủy lực

Tiến hành làm thí nghiệm.

+ Hình a: hA >hB: PA>PB vậy nước chảy từ A sang B.

+ Hình b: hA <hB: PA<PB vậy nước chảy từ B sang A.

+ Hình C: hA = hB: PA= PB nước đứng yên.

- Kết luận: ở cùng một độ cao

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 8 - Bình thông nhau – máy nén thủy lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09
Ngày soạn: 10/10/2014
Tiết: 09
Ngày dạy: 13/10/2014
BÀI 8
BÌNH THÔNG NHAU – MÁY NÉN THỦY LỰC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy nén này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong lòng chất lỏng.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. Chuẩn bị của GV: 
 - Bình thông nhau, cốc thủy tinh. 
- Tranh SGK mô tả máy nén thủy lực.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và vệ sinh phòng học.
8A1:…………
8A2:…………
8A3:…………
8A4:…………
8A5:…………
8A6:…………
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Áp suất là gì .Viết công thức, đơn vị của áp suất .
 3. Tiến trình:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt được
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
? Trước mắt bạn có hai cái bình đáy rộng như nhau, nhưng một cái cao một cái thấp. hỏi cái nào đựng được nhiều nước hơn. 
- Để biết bạn nào đúng và vì sao lại như vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
- Học sinh dự đoán
Hoạt động 2: Tìm hiểu bình thông nhau
? Yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm làm thí nghiệm câu C5 và trả lời vào phiếu học tập của nhóm.
? Hoàn thành kết luận
- Tiến hành làm thí nghiệm.
+ Hình a: hA >hB: PA>PB vậy nước chảy từ A sang B.
+ Hình b: hA <hB: PA<PB vậy nước chảy từ B sang A.
+ Hình C: hA = hB: PA= PB nước đứng yên.
- Kết luận: ở cùng một độ cao
I. Bình thông nhau
Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng một độ cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của máy nén thủy lực
GV giới thiệu hình 8.9SGK 
? Quan sát hình nêu cấu tạo của máy ép thủy lực.
- HS chú ý quan sát.
- gồm 2 ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pittông
II. Máy nén thủy lực
1. Cấu tạo máy nén thủy lực.
 - Bộ phận chính của máy ép thủy lực gồm 2 ống hình trụ tiết diện s và S khác nhau, thông với nhau, trong có chứa chất lỏng, mỗi ống có một pittông
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy ép thủy lực
GV giới thiệu nguyên tắc hoạt động của máy.
- HS chú ý lắng nghe để rút ra kết luận.
2. Nguyên tắc hoạt động
- Khi ta tác dụng một lực f lên pittong A. lực này gây một áp suất p lên mặt chất lỏng áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn tới pittong B và gây ra lực F=p.S nâng pittong B lên.
Hoạt động 4: Vận dụng
 GV hướng dẫn HS học sinh thực hiện C8 và C9.
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV
III. Vận dụng
C8: Ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau nên mực nước ở ấm và vòi luôn ở cùng một động cao.
C9: Để biết mực chất lỏng trong bình kín không trong suốt, người ta dựa vào nguyên tắc bình thông nhau.
IV. Củng cố:
 - Nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực.
V. Hướng dẫn về nhà:
 - Chuẩn bị bài mới cho tiết học tiếp theo
VI. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docli 8 tuan 9 tiet 9.doc