Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực ma sát
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác
C1: Cá nhân tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và trong kĩ thuật.
- Quan sát và trả lời câu hỏi:
+ CĐ chậm dần rồi dừng lại
Tuần: 06 Ngày soạn: 22-09-2013 B ài 6: LỰC MA SÁT Tiết : 06 Ngày dạy : 24-09-2013 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt. - Nêu được ví dụ về lực ma sát lăn. - Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ. 2. Kĩ năng: - Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận trung thực, chính xác, ý thức làm việc theo nhóm. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Tranh vẽ phóng to hình 6.1; 6.3; 6.4 SGK, vòng bi. 2. HS: - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 lực kẽ, 1 thanh gỗ, 1 vòng bi. III. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’. ĐỀ: Câu 1:(4đ) Thế nào là 2 lực cần bằng? Một vật đang đứng yên hoặc đang cuyển động nếu chịu tác dụng của lực cân bằng thì sẽ như thế nào? Câu 2:(6đ) Khi muốn hắt nước cặn trong một cái cốc ra ngoài, người ta làm động tác như thế nào? Tại sao lại phải làm như thế? ĐÁP ÁN: Câu 1: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều nhau. (2đ) Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vẫn tiếp tục đứng yên. Một vật đang chuyển động nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (2đ) Câu 2: Người ta nghiêng cái cốc, đưa tay đẩy cốc chuyển động nhanh về phía miệng cốc, rồi đột ngột dừng lại. Cũng có khi người ta hơi giật tay lại. (2đ) Nước chuyển động nhanh cùng với cốc. Khi cốc đột ngột dừng lại, nước vẫn giữ nguyên vận tốc theo quán tính. Nó tiếp tục chuyển động về phía miệng cốc và bắn nước ra ngoài. (4đ) 3. Tiến trình: GV tổ chức các hoạt động Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: - Vì sao bánh xe phải khía rảnh, các ổ trục lại có bi hoặc vòng bi. Để hiểu được nội dung vừa nêu trên hôm nay ta nghiên cứu bài hôm nay để cùng nghiên cứu . - HS suy nghĩ và dự đoán câu trả lời câu hỏi của GV. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát: - Khi bánh xe đạp đang quay nếu bóp nhẹ phanh thì bánh xe chuyển động chậm lại vì sao? - Thông báo lực sinh ra do ma phanh ép sát lên vành bánh xe, ngăn cản chuyển động của vành được gọi là lực ma sát trượt. - Nếu bóp mạnh phanh xe thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao? - Lực ma sát trượt sinh ra khi nào? - Cho hs trả lời C1? - GV dùng hòn bi lăn trên nền lớp học y/c hs quan sát và trả lời câu hỏi sau: + Hòn bi có tiếp tục chuyển động nữa không? + Nguyên nhân nào làm cho hòn bi dừng lại? + Hòn bi chuyển động như thế nào trên mặt sàn? Thông báo: Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi, ngăn cản chuyển động lăn của hòn bi gọi là lực ma sát lăn. - Lực ma sát lăn sinh ra khi nào? - Cho hs làm việc cá nhân trả lời C2? - Cho hs hoàn thành C3? - Cho hs làm thí nghiệm theo hình 6.2 và hoàn thành C4? - Trong trường hợp trên lực ma sát nghỉ có tác dụng gì ? - Thông báo: Lực cần bằng với lực tác dụng nhưng trạng thái của vật vẫn đứng yên gọi là lực ma sát nghỉ - Cho hs trả lời C5? - Có lực tác dụng lên vành của bánh xe. - Thu thập thông tin - Bánh xe ngừng quay và trượt trên mặt đường, khi đó xuất hiện lực ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường. * Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác C1: Cá nhân tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và trong kĩ thuật. - Quan sát và trả lời câu hỏi: + CĐ chậm dần rồi dừng lại. + Có lực ma sát đã tác dụng lên hòn bi. + Hòn bi chuyển động lăn trên mặt sàn. - HS chú ý lắng nghe. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. - C2:Tìm ví dụ về ma sát lăn trong đời sống và trong kĩ thuật. C3:- H.a là ma sát trượt. - H.b là ma sát lăn - Cường độ của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ lực ma sát lăn. - Làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm và trả lời C4. C4: Vì có lực ma sát nghỉ. *Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt (không chuyển động) khi vật bị tác dụng của lực khác. - C5: Hs làm việc cá nhân. I. Khi nào có lực ma sát: 1.Lực ma sát trượt: *Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. C1: HS tự làm. 2. Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. C2: HS tự làm. C3:- H.a là ma sát trượt - H.b là ma sát lăn. - Cường độ của lực ma sát trượt lớn hơn cường độ của lực mà sát lăn. 3. Lực ma sát nghỉ: C4: Có lực ma sát nghỉ *Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt (không chuyển động) khi vật bị tác dụng của lực khác. C5: HS tự làm. Hoạt động 3: Lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật: - Cho hs làm việc cá nhân trả lời C6? - Cho hs trả lời C7? C6: Hình 6.3 tác hại lực ma sát làm bao mòn bề mặt tiếp xúc Ha. Tra dầu, nhớt vào đĩa, xích Hb. Làm trục quay có ổ bi, bôi trơn trục ổ bi bằng dầu nhớt. Hc. Đẩy thùng đồ bằng bánh xe thay ma sát trượt bằng ma sát lăn. C7: Nếu không có lực ma sát thì Ha. Bảng trơn, nhẵn quá không thể dùng phấn viết bảng được => phải tăng độ nhám của bảng. Hb. Không có ma sát giữa mặt răng của đai ốc và vít sẽ quay lỏng dần khi bị rung động. Khi quẹt diêm nếu không có ma sát, đầu que diêm trượt trên mặt sườn bao diêm sẽ không phát ra lữa =>Phải tăng độ nhám của sườn bao diêm. Hc. Ôtô không phanh được => tăng ma sát bằng cách tăng độ sâu khía rãnh mặt lốp xe ôtô. II. Lực ma sát trong đời sống và trong kĩ thuật: 1. Lực ma sát có thể có hại: C6: Hình 6.3 tác hại lực ma sát làm bao mòn bề mặt tiếp xúc giữa các vật. H a. Bôi nhớt vào xích, đĩa. H b. Bôi trơn trục ổ bi. H c. Đẩy thùng đồ bằng bánh xe. 2.Lực ma sát có thể có lợi: C7: Nếu không có lực ma sát thì: Ha. Bảng trơn không viết được. Hb. Trục và bulông không xiết chặt được( tuột ra); Không đánh được diêm. Hc. Ô tô không phanh được. * Lực ma sát có thể có lợi có thể có hại. Hoạt động 4: Vận dụng: - Cho hs làm việc cá nhân trả lời C8, C9? - Gọi một vài hs trả lời câu hỏi - Cho hs trả lời C9? C8: a) Vì giữa chân và đá hoa lực ma sát nghỉ giữa sàn và chân người rất nhỏ, trường hợp này là ma sát có lợi. b) Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường nhỏ => ma sát có lợi c) Vì có lực ma sát giữa đế giầy và đường, đây là ma sát có hại d) Để tăng độ ma sát giữa lốp và mặt đường, đây là ma sát có lợi e) Để tăng ma sát ở cần kéo nhị, đây là ma sát có lợi nhờ vậy mà đàn kêu to. C9: Ổ bi có tác dụng giảm ma sát, do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi, nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc chuyển động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy … III. Vận dụng: C8: a) Vì giữa chân và đá hoa lực ma sát nghỉ giữa sàn và chân người rất nhỏ, trường hợp này là ma sát có lợi. b) Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường nhỏ => ma sát có lợi c) Vì có lực ma sát giữa đế giầy và đường, đây là ma sát có hại d) Để tăng độ ma sát giữa lốp và mặt đường, đây là ma sát có lợi e) Để tăng ma sát ở cần kéo nhị, đây là ma sát có lợi nhờ vậy mà đàn kêu to. C9: Ổ bi có tác dụng giảm ma sát, do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi, nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc chuyển động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy … IV. Củng cố: - Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ SGK? - Một vật có KL 1 tấn đặt nằm trên mặt sàn, một người không thể kéo vật chuyển động được. Lực nào làm cho vật không chuyển động? V. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ, đọc phần có thể em chưa biết. - Chuẩn bị bài mới bài 7 SGK, làm bài tập SBT. IV. Rút kinh nghiệm:............................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 6 Ly 8 tiet 6 nam 20142015.doc