Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Trắc nghiệm phầnĐiện tích điện trường

Câu 20 : Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường ?

A. Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.

B. Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện

C. Ở bên ngoài ,gần một quả cầu kim loại nhiễm điện

D. Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện

Câu 21 : Điện tích điểm Q đặt tại một điểm cố định.Tại điểm N cách Q một khoảng 40cm, cường độ điện trường là EN. Tại điểm P cách Q một khoảng 10cm, cường độ điện trường là :

 

docx4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Trắc nghiệm phầnĐiện tích điện trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1 : Phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai điện tích như thế nào để khi một điện tích tăng 4 lần thì lực tương tác giữa chúng không đổi?
A. Tăng khoảng cách giữa hai điện tích 2 lần. 
B. Tăng khoảng cách giữa hai điện tích 4 lần.
C. Giảm khoảng cách giữa hai điện tích 2 lần.
D. Giảm khoảng cách giữa hai điện tích 4 lần.
Câu 2: Khi cọ xát thanh êbonit vào miếng dạ, thanh êbonit tích điện âm là vì:
 A. Electron di chuyển từ dạ sang thanh êbonit.
 B. Proton di chuyển từ dạ sang thanh êbonit.
 C. Electron di chuyển từ thanh êbonit sang dạ.
 D. Proton di chuyển từ thanh êbonit sang dạ.
Câu 3 : Một vật có mang điện tích dương thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vật đó thừa êlectron. 
B. Vật đó có thiếu êlectron.
C. Hạt nhân của nguyên tử đó có số proton nhiều hơn số nơtron.
D. Cả B và C.
Câu 4 : Chọn câu sai :
Điện tích của một hạt có thể có giá trị tùy ý.
Đơn vị điện tích là Culong ( C).
Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
Điện tích của electron có giá trị tuyệt đối là e = 1,6 .10-19 C.
Câu 5: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm 10-6C và -10-8C bằng 9.10-3N. Khoảng cách giữa chúng là:
A. 1cm. 	B. 10cm. 	C. 15cm. 	D. 20cm.
Câu 6 : Trong chân không, lực tương tác giữa hai điện tích là F0. Nếu đặt hai điện tích này trong môi trường có hằng số điện môi e thì lực tương tác giữa hai điện tích đó sẽ:
A. giảm e lần 	B. tăng e lần
C. tăng thêm một lượng bằng e 	D. giảm đi một lượng bằng e
Câu 7 : Vật cách điện là vật :
Không có các electron 
Không có các electron tự do
Có chứa số electron và proton bằng nhau
Có chứa số ion dương và âm bằng nhau.
Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là đúng ?
Electron và proton có cùng khối lượng
Electron và proton có cùng điện tích nhưng trái dấu
Nơtron và proton có cùng điện tích nhưng trái dấu
Nơtron và proton có cùng khối lượng.
Câu 9 : Lực tương tác giữa hai vật mang điện là 96 N. Nếu khoảng cách giữa chúng tăng 4 lần thì lực tương tác có trị số là :
A. 24 N 	B. 6 N 	C. 4 N 	D. 2 N
Câu 10 : Lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu nhỏ đặt cách nhau 1m là F . Nếu khoảng cách giữa hai quả cầu giảm đến 0,5m, lực tương tác điện sẽ là :
A. F/2 	B. F/4 	C. 2F 	D. 4F
Câu 11: Một vật trung hòa điện bị một vật mang điện hút là vì:
A. điện tích của vật trung hòa được phân bố trở lại.
B. điện tích của vật trung hòa bị thất thoát ra xung quanh.
C. điện tích tổng cộng của vật trung hòa bị thay đổi do hưởng ứng.
D. điện tích tổng cộng của vật trung hòa bị thay đổi do tiếp xúc.
Câu 12 : Theo thuyết electron thì :
Khi nguyên tử trung hòa nhận thêm electron thì nó trở thành ion âm
Khi nguyên tử trung hòa mất electron thì nó trở thành ion dương.
Nguyên tử bao gồm một hạt nhân mang điệnt tích dương và các electron bay xung quanh
Cả A, B C đều đúng
Câu 13 : Qủa cầu A tích điện dương tiếp xúc với quả cầu B tích điện âm thì :
electron truyền từ B sang A
điện tích dương truyền từ B sang A.
 electron truyền từ A sang B
điện tích dương truyền từ A sang B.
Câu 14 : Theo định luật bảo toàn điện tích thì trong một hệ cô lập về điện :
Số hạt mang điện tích dương luôn bằng số hạt mang điện tích âm
Tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng hằng số
Tổng đại số các điện tích trong hệ luôn bằng không 
Tổng các điện tích dương luôn bằng trị số tuyệt đối của tổng các điện tích âm
Câu 15 : Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do ?
A. Nước biển 	B. Nước sông	C.Nước mưa 	D. Nước cất
Câu 16 : Vào mùa hanh khô , nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do :
Hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc
Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
Cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên
Câu 17 : Tính chất cơ bản của điện trường là:
A. hút các điện tích khác đặt trong nó.	
B. đẩy các điện tích khác đặt trong nó.
C. tác dụng lực lên điện tích khác đặt trong nó.	
D. chỉ tương tác với các điện tích âm.
Câu 18 : Hai hạt mang điện tương tác với nhau thông qua :
A. từ trường 	B. điện trường
C. trường hấp dẫn D. trường trọng lực.
Câu 19 : Lực tác dụng lên electron trong điện trường có cường độ 200V/m có giá trị bằng :
A. 8.10-22 N 	B. 3,2 .10-21N 	C. 3,2.10-17N 	D. 6,4.10-15N 
Câu 20 : Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường ?
Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.
Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện
Ở bên ngoài ,gần một quả cầu kim loại nhiễm điện
Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện
Câu 21 : Điện tích điểm Q đặt tại một điểm cố định.Tại điểm N cách Q một khoảng 40cm, cường độ điện trường là EN. Tại điểm P cách Q một khoảng 10cm, cường độ điện trường là :
A. EP = 4EN 	B. EP = 8 EN C. EP = 16EN 	D. EP = 32 EN
Câu 22 : Có một lực điện trường F = 0,02N tác dụng lên điện tích q = 0,5.10-6C. Cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích bằng :
 A. 26.10-6 V/m 	B. 0,01.106 V/m C. 0,04.10-6 V/m 	D. 0,04.106 V/m
Câu 23 : Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường :
Tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.
Tì lệ thuận với độ lớn của điện tích q
Tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển
Cả 3 ý A, B, C đều đúng.
Câu 24 : Công của lực điện tác dụng lên một điện tích q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào :
Vị trí của các điểm MN.
Hình dạng của đường đi MN.
Độ lớn của điện tích q
Độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi
Câu 25 : Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ :
Phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N.
Phụ thuộc vào dạng quỹ đạo.
Càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài.
Chỉ phụ thuộc vào vị trí M
Câu 26 : Công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường bằng 
Hiệu cường độ điện trường giữa hai điểm M và N.
Hiệu thế năng của điện tích tại M và N.
Độ chênh lệch điện thế giữa hai điểm M và N.
Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N.
Câu 27 : Biết hiệu điện thế UMN= 3 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng ?
A. VM = 3V B. VN = 3 V 	C. VM – VN = 3 V 	 D. VN – VM = 3 V 
Câu 28 : Khi một điện tích q = -2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6J. Hỏi hiệu điện thế UMN có giá trị nào sau đây ?
A. +12 V B. -12 V 	C. + 3 V 	D. -3 V
Câu 29 : Chọn câu đúng 
 Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ :
Chuyển động dọc theo một đường sức điện.
Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.
Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.
Đứng yên.
Câu 30 : Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động : 
Dọc theo một đường sức điện.
Dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.
Từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
Từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.
Câu 31 : Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 40V. Chọn câu chắc chắn đúng.
Điện thế ở M là 40 V.
Điện thế ở N là 40 V.
Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.
Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N là 40 V.
Câu 32 : Trong điện trường, hiệu điện thế giữa hai điểm :
Luôn có giá trị dương.
Có giá trị tùy thuộc vào cách chọn gốc tính điện thế.
Không phụ thuộc vào cách chọn gốc điện thế.
Luôn có giá trị âm.
Câu 33 : Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung , và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
 A. C tỉ lệ thuận với Q. 	B. Ctỉ lệ nghịch với U.
C. C phụ thuộc vào Q và U. 	D. C không phụ thuộc vào Q và U.
Câu 34 : Trong trường hợp nào dưới đây , ta không có một tụ điện ?
 Giữa hai bản kim loại là một lớp :
A. Nhựa 	B. Nhựa pôlietilen.
C. Giấy tẩm dung dịch muối ăn. 	D. Giấy tẩm parafin.
Câu 35 : Để tích điện cho tụ điện , người ta phải :
Nối hai bản tụ với đất.
Nối hai bản tụ điện với hai cực của một nguồn điện
Đặt vào giữa hai bản tụ điện một lớp điện môi.
Đặt tụ điện trong điện trường.

File đính kèm:

  • docxDien tich dien truong.docx