Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 19: Bài 16: Cơ năng (tiếp)

 

I. MỤC TIÊU

- Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.

- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.

- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t và chất làm vật.

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 19: Bài 16: Cơ năng (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nhôm, thuỷ tinh.
- 5 đinh ghim nhỏ.
- 1 giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm:
+ ống 1: có sáp ở đáy ống đã hơ qua ngọn lửa ban đầu để nến gắn xuống đấy ống
 nghiệm không bị nổi lên, đựng nước.
+ ống 2: Trên nút ống nghiệm bằng cao su có một que nhỏ trên đầu có gắn cục sáp.
- 1 khay đựmg khăn ướt.
iii. tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 (5 phút) Kiểm ta bài cũ và đặt vấn đề cho bài mới.
- Hai HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
- Các HS khác nhận xét.
- Nhiệt năng của vật là gì? Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?
- Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách nào? Cho ví dụ?
Đặt vấn đề: Có thể thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt. Sự truyền nhiệt đó được thực hiện bằng những cách nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những cách truyền nhiệt, đó là dẫn nhiệt.
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 
- Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật là thực hiện công và truyền nhiệt.
Hoạt động 2 (10 phút) Tìm hiểu sự dẫn nhiệt.
- Đọc mục 1. thí nghiệm trong SGK.
- Nêu dụng cụ TN: Cần 1 thanh đồng, có gắn đinh bằng sáp ở các vị trí khác nhau trên thanh, 1 đèn cồn.
- Cách tiến hành: Đốt nóng một đầu thanh đồng Quan sát hiện tượng.
- Lắp ráp TN theo nhóm, tiến hành TN. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Thảo luận nhóm trả lời câu C1 đến C3.
- Yêu cầu HS đọc mục 1 TN. Tìm hiểu đồ dùng TN. Cách tiến hành TN.
- Gọi một vài HS nêu tên các dụng cụ TN, cách tiến hành TN
- Yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra và thảo luận nhóm trả lời câu C1 đến C3.
- Nhắc nhở các nhóm lưu ý khi tiến hành xong TN, tắt đèn cồn đúng kĩ thuật, dùng khăn ướt đắp lên thanh đồng, tránh bỏng.
- Gọi 1, 2 HS lên bảng trả lời câu C1 đến C3. GV sửa chữa
i. sự dẫn nhiệt
1. Thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
C1: Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
C2: Theo thứ tự đinh rơi xuống đầu tiên là đinh ở vị trí a đến b, rồi c, d, e.
C3: Nhiệt được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh đồng.
Ghi: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Hoạt động 3 (25 phút) Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất.
- Nêu phương án kiểm tra tính dẫn nhiệt của các chất khác nhau.
- HS nêu được gắn đinh bằng sáp lên 3 thanh. Lưu ý khoảng cách gắn đinh lên các thanh phải như nhau.
- Cá nhân HS theo dõi TN, quan sát hiện tượng xảy ra trả lời C4, C5.
- Yêu cầu HS trả lời được: Đinh gắn trên thanh đồng rơi xuống trướcđến đinh gắn trên thanh nhôm và cuối cùng là đinh gắn trên thanh thuỷ tinh. Chứng tỏ đồng dẫn nhiệt tốt nhất rồi đến nhôm và cuối cùng là thuỷ tinh 
- Các chất khác nhau tính dẫn nhiệt có khác nhau không? Phải làm TN thế nào để kiểm tra điều đó?
- GV đưa ra dụng cụ TN hình 22.2 (chưa gắn đinh). Gọi HS nêu cách kiểm tra tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thuỷ tinh.
- Lưu ý HS cách gắn đinh lên 3 thanh trong TN.
- GV tiến hành TN, yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra để trả lời câu hỏi C4, C5.
Thông báo: Sự truyền nhiệt năng như trong TN trên gọi là dẫn nhiệt.
- Chúng ta vừa kiểm tra tính dẫn nhiệt của chất rắn. Chất khí và chất lỏng dẫn nhiệt thế 
ii. tính dẫn nhiệt của các chất.
1. Thí nghiệm 1
C4: Các đinh ở đầu các thanh không rơi xuống đồng thời, chứng tỏ khả năng dẫn nhiệt của các chất là khác nhau.
C5: Trong 3 chất này thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Thí nghiệm 2
- C6: Cục sáp dưới đáy ống nghiệm không bị nóng chảy. Chứng tỏ chất lỏng dẫn nhiệt kém.
Thí nghiệm 3
- C7: Khi đáy ống nghiệm 
dẫn nhiệt kém nhất.
- Trả lời C4, C5.
- Làm TN 2 theo nhóm: 1 HS trong nhóm dùng kẹp kẹp ống nghiệm. Đốt nóng phần trên ống nghiệm. HS trong nhóm quan sát hiện tượng xảy ra. Yêu cầu nhận thấy phần trên gần miệng ống nước nóng, sôi nhưng sát đáy ống nghiệm sáp không bị chảy ra.
- Trả lời câu C6.
nào? Chúng ta tiến hành TN
 kiểm tra tính dẫn nhiệt của nước?
- Yêu cầu 1 HS nêu tên các dụng cụ TN và cách tiến hành TN 2.
- Yêu cầu HS làm TN theo nhóm. Nhắc nhở các nhóm làm TN an toàn.
- Yêu cầu 1 HS trả lời C6.
- Yêu cầu HS cất ống nghiệm vào giá TN.
đã nóng thì miếng sáp ở
 miệng ống nghiệm không bị nóng chảy. Chứng tỏ chất khí dẫn nhiệt kém.
Ghi: Kết luận: - Chất rắn dẫn nhiệt tốt, trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém.
Hoạt động 4 (5 phút) Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn học bàỉ ở nhà.
- Cá nhân trả lời các câu từ C8 đến C5.
- Tham gia thảo luận trên lớp về những câu trả lời của bạn.
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Qua các TN trên chúng ta rút ra được kết luận gì ghi nhớ trong bài học hôm nay?
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập sau bài 22 SBT.
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.
C10: Vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém.
C11: Mùa đông. Để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim.
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt
Ngày 18 tháng 3 năm 2006
Tiết 26: Bài 23: đối lưu – bức xạ nhiệt 
i. mục tiêu
- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí.
- Biết sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.
- Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
ii. chuẩn bị
Đối với mỗi nhóm HS:
- Dụng cụ làm thí nghiệm theo hình 23.2 SGK.
Đối với GV: 
- Dụng cụ để làm các thí nghiệm vẽ ở hình 23.2, 23.3, 23.4, 23.5 SGK.
- Một cái phích và hình vẽ phóng đại của cái phích.
iii. tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 (5 phút) Kiểm ta bài cũ và đặt vấn đề cho bài mới.
- Hai HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
- Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí
- Chữa bài tập 22.1, 22.3.
Tổ chức tình huống học tập: GV làm TN hình 23.1. Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng quan sát được.
Đặt vấn đề: Bài trước ta đã biết nước dẫn nhiệt rất kém. Trong trường hợp này nước đã truyền nhiệt cho sáp bằng cách nào? chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu hiện tượng đối lưu.
- Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm mình lắp đặt TN hình 23.2 SGK.
- Làm TN theo sự hướng dẫn của GV. Quan sát hiện tượng xảy ra khi đun nóng ở đáy cốc thủy tinh phía đặt thuốc tím.
- Thảo luận nhóm để trả lời C1, C2, C3.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình và tham gia nhận xét ý kiến trả lời của các nhóm khác.
- Hướng dẫn HS làm TN 23.2 SGK theo nhóm. Hướng dẫn HS dùng thìa múc một lượng nhỏ thuốc tím đưa xuống đáy cốc sau đó dùng đèn cồn đun nóng nước ở phía đặt thuốc tím.
- Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và thảo luận theo nhóm câu hỏi C1, C2 và C3.
- Yêu cầu đại diện nhóm nêu ý kiến của mình.
- Hướng dẫn HS thảo luận chung trên lớp.
i. đối lưu
1. Thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
C1: Nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
C2: Lớp nước ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên trọng lượng riêng của lớp nước lạnh ở trên. do đó lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
Ngày 23 tháng 3 năm 2006
Tiết 27: kiểm tra
i. mục tiêu
1. Kiểm tra sự lĩnh hội kiến thức của học sinh từ bài 16 đến 23.
2. Phân loại chính xác học sinh.
ii. đề ra
Câu 1: Khi nào vật có cơ năng?
A. Khi vật có khả năng thực hiện công.	B. Khi vật có khả năng nhận một công.
C. Khi vật thực hiện được một công.	D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 2: Vì sao mùa hè, nếu mặc áo tối màu đi ra đường lại cảm thấy người nóng hơn khi mặc áo sáng màu?
A. Vì áo màu tối hấp thụ nhiệt tốt hơn.	B. Vì áo màu tối dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì áo màu tối giúp đối lưu xảy ra dễ hơn.	D. Vì cả ba lí do trên.
Câu 3: Thế năng hấp dẫn là thế năng của vật do có độ cao xác định so với:
A. Tâm trái đất.	D. Cả A, B, C đều đúng.
B. Một điểm bất kì được chọn làm mốc 	C. Mặt đất.
 tính độ cao.
Câu 4: Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào:
A. Cả A và B đều đúng.	B. Độ biến dạng của vật.
C. Vị trí của vật so với mặt đất.	D. Vị trí tương đối giữa các thành phần
 của cùng một vật.
Câu 5: Quả táo ở trên cây. Năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?
A. Thế năng đàn hồi.	B. Thế năng hấp dẫn.
C. Động năng.	D. Không có năng lượng.
Câu 6: Quả bóng đang bay bị bóp lại, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?
A. Thế năng hấp dẫn.	B. Thế năng đàn hồi.
C. Động năng.	D. Một loại năng lượng khác.
Câu 7: Viên bi đang lăn trên mặt đất, năng lượng của nó thuộc dạng nào?
A. Thế năng hấp dẫn.	B. Thế năng đàn hồi.
C. Động năng.	D. Một loại năng lượng khác.
Câu 8: Hai vật cùng khối lượng đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.
B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.
C. Vật có vận tốc càng lớn thì thì động năng càng lớn.
D. Hai vật có cùng khối lượng thì động năng của hai vật như nhau.
Câu 9: Trong các quá trình cơ học ... của vật được bảo toàn. Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (...) của câu trên:
A. Động năng.	B. Cơ năng.
C. Thế năng hấp dẫn.	D. Thế năng đàn hồi.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng:
A. Trong quá trình chuyển động của vật, động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại cho nhau.
B. Trong quá trình chuyển động của vật, động năng và thế năng có thể tự sinh ra và cũng có thể tự mất đi.
C. Động năng và thế năng là hai dạng năng lượng khác nhau nên không thể chuyển hóa qua lại cho nhau được.
D. Trong quá trình chuyển động của vật, động năng và thế năng có thể cùng tăng hoặc cùng giảm.
Câu 11: Các nguyên tử và phân tử có thể nhìn thấy được bằng:
A. Kính lúp. 	B. Kính hiển vi.
C. Mắt thường.	D. Kính hiển vi điện tử.
Câu 12: Xét nước đá và hơi nước thì khoảng cách giữa các phân tử nào lớn hơn:
A. Hơi nước.	B. Nước đá.
C. Bằng nhau.	D. Không thể so sánh được.
Câu 13: Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra trong:
A. Chất rắn.	B. Chất lỏng.
C. Chất khí.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Nhiệt độ của một tấm đồng lớn hơn nhiệt độ của tấm sắt. So sánh nhiệt năng của hai tấm đó thì:
A. Nhiệt năng của tấm đồng lớn hơn.	B. Nhiệt năng của tấm sắt lớn hơn.
A
B
C
B. Nhiệt năng của hai tấm bằng nhau.	D. Không so sánh được.
Câu 15: Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại, còn ấm, chén, li, cốc lại làm bằng sứ hoặc thủy tinh?
Câu 16: Quan sát quá trình dao động của con lắc (hình bên) hãy cho biết: Các dạng năng lượng chuyển hóa như thế nào khi con lắc chuyển động từ: B về A? A lên C? Cvề A? A lên B?
Ngày 26 tháng 3 năm 2006
Tiết 28: Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng 
i. mục tiêu
- Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m, t và chất làm vật.
ii. chuẩn bị
Đối với GV: 
- Dụng cụ để làm các thí nghiệm trong bài..
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm ba bảng kết quả của ba TN trên.
iii. tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề cho bài mới.
- Hai HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
- Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Kể tên các hình thức truyền nhiệt đã học?
- Chữa các bài tập 23.1, 23.2 SGK.
Tổ chức tình huống học tập: GV nhắc lại định nghĩa nhiệt lượng không có dụng cụ nào đo được trực tiếp nhiệt lượng. Vậy muốn xác định nhiệt lượng người ta phải làm thế nào?
- Có ba hình thức truyền nhiệt chủ yếu là: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
Hoạt động 2: (8 phút) Thông báo về nhiệt lượng cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào một trong ba yếu tố đó, ta 
phải làm thế nào? (Để kiểm tra nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên vào một trong ba yếu tố đó chúng ta
i. nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 
những yếu tố nào?
Nhiệt lượng một vật cần
 phải làm các TN trong đó yếu tố cần kiểm tra thay đổi còn hai yếu tố kia giữ nguyên).
 thu vào phụ thuộc ba yếu tố: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo nên vật.
Hoạt động 3: (8 phút) Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật,
- Trả lời câu hỏi của GV (Ta phải làm TN đun nóng cùng một chất với khối lượng khác nhau sao cho độ tăng nhiệt độ của các vật như nhau).
- Các nhóm phân tích kết quả TN ở bảng 24.1, thống nhất ý kiến ghi vào bảng 24.1.
- Yêu cầu HS: Nêu cách tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng vào khối lượng của vật?
- GV nêu cách bố trí TN, tiến hành TN và giới thiệu bảng kết quả TN 24.1.
- Yêu cầu HS trả lời C1, C2. (C1: Độ tăng nhiệt độ và chất làm vật được giữ giống nhau; khối lượng khác nhau. Để tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật thu vào và khối lượng. C2: kết luận cho học sinh ghi).
1. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật.
Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt độ của vật thu vào càng lớn.
Hoạt động 4: (8 phút) Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và độ tăng nhiệt độ của vật,
- Trả lời câu hỏi của GV. (C3: Phải giữ cho khối lượng và chất làm vật giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải cùng đựng một lượng nước. 
C4: Phải cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải cho nhiệt độ cuối của hai cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau). 
- Yêu cầu HS nêu cách tiến hành TN kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng mà vật thu được vào độ tăng nhiệt độ của vật theo hướng dẫn trả lời câu C3, C4.
- GV nêu cách bố trí TN, cách tiến hành TN và giới thiệu bảng kết quả TN 24.2. 
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận Phân tích kết quả TN để trả lời C5 (C5: Kết luận cho học sinh ghi)
2. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với độ tăng nhiệt độ
Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.
Hoạt động 5: (8 phút) Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
- Trả lời câu hỏi của GV. (Ta phải làm TN với hai vật có khối lượng giống nhau, độ tăng nhiệt độ như nhau nhưng có chất làm vật khác nhau)
- Các nhóm phân tích kết quả TN ở bảng 24.3, thống nhất ý kiến ghi vào bảng 24.3.
- Muốn kiểm tra sự phụ thuộc của nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên với chất làm vật ta cần làm TN như thế nào?
- GV nêu cách bố trí TN, cách tiến hành TN 24.3.
- Yêu cầu HS trả lời câu C6 (C6: Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt giống nhau, chất làm vật khác nhau).
-Yêu cầu các nhóm HS thảo luận Phân tích kết quả TN để trả lời C7 (C7: Kết luận cho HS ghi).
3. Quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên với chất làm vật.
Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.
Hoạt động 5: (8 phút) Giới thiệu công thức tính nhiệt lượng.
- Trả lời câu hỏi của GV. (Nhiệt lượng mà vật thu được phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và chất làm nên vật).
- Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn cho 1 kg nước nóng lên 10C cần cung cấp cho nước một nhiệt lượng 4200J.
- Nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV giới thiệu công thức tính nhiệt lượng, tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức?
- Giới thiệu khái niệm về nhiệt dung riêng, bảng nhiệt dung riêng một số chất.
- Gọi một HS: Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK điều đó có ý nghĩa gì?
ii. công thức tính nhiệt lượng.
Q = cmt Trong đó:
+ Q là nhiệt lượng mà vật thu vào, tính ra jun.
+ m là khối lượng của vật tính ra kg.
+t = t2 – t1 là độ tăng nhiệt độ tính ra 0C hoặc K
+ c là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K.
Hoạt động 4 (5 phút) Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn học bàỉ ở nhà.
- Cá nhân trả lời câu C8 và làm câu C9.
- Tham gia thảo luận trên lớp về những câu trả lời của bạn.
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- Yêu cầu HS trả lời câu C8 và C9.
C9: m=5kg; t1=200C; t2=500C; c=380J/kg.K; Q=?
Q=mct = mc(t2-t1)= 5.380.(50 - 20) =
 = 57 000 (J)
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Đọc phần “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập từ 24.1 đến 24.7 SBT.
iii. vận dụng
C8: Muốn xác định nhiệt lượng mà vật thu vào cần tra cứu để biết nhiệt dung riêng, cân vật để biết khối lượng, đo nhiệt độ để xác định độ tăng nhiệt độ.
Ngày 27 tháng 3 năm 2006
Tiết 29: Bài 25: phương trình cân bằng nhiệt 
i. mục tiêu
- Phát biểu được ba nội dung trong nguyên lí truyền nhiệt.
- Viết được phương trình truyền nhiệt trong trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau.
- Giải được các bài toán đơn giản về trao đổi nhiệt giữa hai vật.
ii. chuẩn bị
- GV giải trước các bài tập trong phần vận dụng.
iii. tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: (7 phút) Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề cho bài mới.
- Một HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
- Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào khi nóng lên. Giải thích rõ kí hiệu và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức?
Tổ chức tình huống học tập: 
Như SGK.
Công thức tính nhiệt lượng:
Q = cmt
Hoạt động 2: (8 phút) Nguyên lí truyền nhiệt.
- Lắng nghe và ghi nhớ 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt.
- Giải thích tình huống đặt ra ở đầu bài. 
- Thông báo 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt.
- Vận dụng nguyên lí truyền nhiệt để giải quyết tình huống đặt ra ở đầu bài. (Bạn An nói đúng vì nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn 
i. nguyên lí truyền nhiệt.
1. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao 
- Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt.
sang vật có nhiệt độ thấp hơn chứ không phải từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn).
- Hãy phát biểu nguyên lí truyền nhiệt.
hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
2. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
3. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
Hoạt động 3: (10 phút) Phương trình cân bằng nhiệt.
- Xây dựng phương trình cân bằng nhiệt.
- Tự xây dựng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi vật giảm nhiệt độ.
- Tự ghi công thức tính Qtỏa ra, Qthuvao vào vở.
- Hướng dẫn HS dựa vào nội dung thứ ba nguyên lí truyền nhiệt, viết phương trình truyền nhiệt.
- Yêu cầu HS xây dựng phương trình cân bằng nhiệt.
- Yêu cầu HS xây dựng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi vật giảm nhiệt độ.
- HS tự ghi công thức tính Qrỏara và Qthuvào và giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn vị của từng đại lượng có trong công thức đó vào vở.
* GV lưu ý: t trong công thức Qthuvào là độ tăng nhiệt độ còn trong công thức tính Qrỏara là độ giảm nhiệt độ.
ii. phương trình cân bằng nhiệt.
Phương trình cân bằng nhiệt:
Qrỏara = Qthuvào
Qthuvào=mct 
Với t=t2-t1 (nhiệt độ cuối trừ nhiệt độ đầu)
Qrỏara= mct
Với t=t1-t2 m (nhiệt độ đầu trừ nhiệt độ cuối)
Hoạt động 4: (10 phút) Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt.
- HS đọc, tìm hiểu đề bài, viết tóm tắt đề.
- HS Phân tích theo hướng dẫn của GV:
+ Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ hai vật đều bằng 250C.
+ Quả cầu nhôm tỏa nhịêt để giảm nhiệt độ từ 1000C xuống 250C. Nước thu nhiệt để tăng nhiệt độ từ 200C lên 250C.
+ Qrỏara= m1c1t1=m1c1(t1-t)
Qthuvào= m2c2t2 = m2c2(t-t2)
Qrỏara = Qthuvào
 m1c1(t1-t) = m2c2(t-t2)
- Yêu cầu HS đọc đề bài ví dụ, hướng dẫn các em dùng kí hiệu để tóm tắt đề bài, đổi đơn vị cho phù hợp.
- Hướng dẫn HS giải bài tập ví dụ theo từng bước:
+ Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? 
+ Phân tích xem trong quá trình trao đổi nhiệt: Vật nào tỏa nhiệt để giảm nhiệt độ xuống

File đính kèm:

  • docGiao An Vat Li 8.doc