Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 1 - Chuyển động cơ học (tiếp theo)

b/ Hoạt động 2 Hình thành khái niệm động năng

- GV: phát dụng cụ TNo cho các nhóm, yêu cầu đọc kĩ phần hướng dẫn TNo, làm TNo và trả lời C3, C4, C5

- HS: làm TNo, trả lời C3, C4, C5

- GV: yêu cầu các nhóm nêu kết ảu

- HS: nhận xét, đánh giá rút ra câu tra lời đúng

 

doc80 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 1 - Chuyển động cơ học (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) ® dv < dl.
 - C7: hòn bi thép có dT > dnc ® nên chìm.
- Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho d của cả con tàu < dnc nên tàu nổi
- C8: bi nổi vì dth < dtn
- C9: FAM = FAN
 FAM < PM
 FAN = PN
 PM > PN.
3> Củng cố:
Qua bài học hôm nay em đã thu thập được những kiến thức gì ?
GV giới thiệu mô hình tàu ngầm ( ứng dụng sự nổi )
4>:Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
Học phần ghi nhớ và làm các bài tập SBT.
Xem trước bài : Công cơ học.
V>Rút kinh nghiệm cho tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............
 Ngày …..tháng …. năm 2013
 Duyệt của T2 CM 
Tiết 15:	 Ngày soạn: 1/12/2013
CÔNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
1 - Kiến thức:
Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó
Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị, biết vận dụng công thức A = F.s để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật. 
2 – Kĩ năng: 
Vận dụng công thức giải bài tập
3 – Thái độ: 
 - Nghiêm túc, thích tìm tòi, khám phá
II. Phương phápvà kỷ thuật dạy học 
- Đàm thoại - Thảo luận 
III. Chuẩn bị:
1. GV: chuẩn bị tranh con bò kéo xe, VĐV cử tạ, máy xúc đất đang làm việc
2. HS: -Tỡm hiểu về cụng cơ học trong thực tế 
 -Mẫu bỏo cỏo 
IV Tiến trình bài dạy:
1> Bài cũ:
HS1: Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lững ? Độ lớn của lực đẩy Acsimét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng được tính như thế nào ?
HS2: làm bài tập 12.2; 12.6
2> Bài mới: 	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm công cơ học.
- GV: treo tranh có 2 hình vẽ: con bò kéo xe, VĐV nâng tạ ở tư thế đứng thẳng để HS quan sát
- GV: cho HS làm việc theo nhúm 
- Cỏc nhúm bỏo cỏo và rỳt ra kết luận 
- GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân C2
- HS: điền kết luận
- GV: yêu cầu 2 HS đọc kết luận?
- HS: ghi vở KL.
I - Khi nào có công cơ học.
1 - Nhận xét:
2 - Kết luận:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời.
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về công học
- GV: chiếu lên bảng C3, C4
- GV: gọi 1 HS đọc C3, C4, yêu cầu các nhóm thảo luận và giải thích vì sao ?
- HS: thảo luận làm C3, C4, giải thích 
- GV: gọi đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét ® rút ra câu trả lời đúng
- HS: điền kết luận
- GV: yêu cầu 2 HS đọc kết luận?
- HS: ghi vở KL.
3 – Vận dụng:
- C3: a, c, d
- C4: a, b, c
Hoạt động 3: Thông báo kiến thức mới: côngthức tính công.
- GV: thông báo công thức tính công, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị công
- GV: nhấn mạnh 2 điều cần chú ý:
+ Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác sẽ học ở lớp trên
+ Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng 0.
II – Công thức tính công:
1 – Công thức tính công cơ học:
* A = F.S
Trong đó: + A là công của lực F
 + F là lực tác dụng vào vật
 + S là quảng đường vật dịch chuyển.
* Đơn vị công là Jun, kí hiệu J
 ( 1J = 1Nm) 
* Ngoài ra còn dùng đơn vị là Kilôjun
 ( 1kj = 1000j).
Hoạt động 4: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập.
- GV: yêu cầu cá nhân HS làm C5, C6, C7
- HS: làm C5, C6, C7 
- GV: ở mỗi bài tập, phân tích câu trả lời của HS một cách rõ ràng để HS nắm vững 
2 – Vận dụng:
- C5: 
- Tóm tắt: cho F = 5000N
 S = 1000m
- Tìm A = ?
Giải:
+ Công của lực kéo của đầu tàu là: 
Từ công thức A = F.S = 5000.1000 = 5.000.000J = 5000kj.
- C6: cho m = 2kg ® P = 20N = F
 S = 6m
 Giải:
 Công của trọng lực là:
A = F.S = 20.6 = 120(J)
- C7: trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật, nên không có công cơ học của trọng lực.
3> Củng cố: Khi nào có công cơ học ?Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường theo phương của lực ? Đơn vị công ? 
4>Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
Học bài phần ghi nhớ. Đọc phần có thể em chưa biết.
Làm bài tập 13.1 ® 13.5 SBT. Xem trước bài: Định luật về công.
V>Rút kinh nghiệm cho tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............
 Ngày …..tháng …. năm 2013
 Duyệt của T2 CM 
Tiết 16:	 Ngày soạn: 8/12/2013
BÀI TẬP CÔNG CƠ HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Nhắc lại các kiến thức về công cơ học .
2. Kỹ năng: 
 -Vận dụng các kiến thức về công cơ học vào giải bài tập.
3. Thái độ :
 - Ý thức học tập tự giác, ham hiểu biết, liên hệ KT vào đời sống.
II. Phương phápvà kỷ thuật dạy học 
- Đàm thoại ,Thảo luận – Chia nhóm 
III. Chuẩn bị:
 1. GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập, bảng phụ.
 2.HS : Ôn tập kiến thức về công cơ học 
IV Tiến trình bài dạy:
Bài cũ:
 ? Khi nào có công cơ học 
 ? Viết công thức tính công cơ học và giải thích các đại lượng trong công thức 
Bài mới: 	
 Hoạt động 1: Lý thuyết
- GV ycầu hs trả lời các câu hỏi:
Nêu công thức tính công cơ học và đơn vị của công?
I. Lý thuyết:
1. Công cơ học:
+ Công thức:
A = F.s
+Đơn vị: J
 Hoạt động 2: Vận dụng để làm các dạng Bài tập.
 Bài toán :
Để đưa 1 vật có m = 200kg lên sàn xe 1 công tennơ người ta dùng 1 tấm vắn trượt có chiều dài 3,5 m bắc từ mất đường lên sàn xe. biết lực kéo để đưa vậy lên xe = 1000 N bỏ qua ma sát tấm ván 
a, tính độ cao của sàn xe
b, nếu khụng dùng tấm ván để đưa vâtlên sàn xe cần thực hiện 1 cụng là bao nhiờu. Nhận xét về tác dụng của tấm ván
GV yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán và nêu phương án giải 
GV: yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
HS: làm việc theo nhóm 
GV : yêu cầu báo cáo kết quả và nhận xét thống nhất đáp án 
HS : Báo cáo kết quả theo nhóm 
GV : Độc bài toán yêu cầu HS ghi tóm tắt 
 HS: Làm việc cá nhân 
GV gọi một HS lên bảng làm và cho cả lớp nhận xét 
GV cho học sinh cứu bài tập câu C6(SGK)
Gọi HS sinh ghi tóm tắt và giải 
Bài 1:
- Tóm tắt: cho m = 200kg
 S = 3,5m
 F = 1000N
 Tính h=?
 A=? 
khi bỏ qua ma sát ta có 
Từ Ph= Fs => h= 
Không dựng tấm ván 
A= P.h = 2000.1,75= 3500J 
Tấm ván đó làm giảm lực kéo
Bài 2:
- Tóm tắt: cho F = 5000N
 S = 1000m
- Tìm A = ?
Giải:
+ Công của lực kéo của đầu tàu là: 
Từ công thức A = F.S = 5000.1000 = 5.000.000J = 5000KJ
Bài 3: : cho m = 2kg ® P = 20N = F
 S = 6m
 Hỏi: A = ?
 Giải 
+ Công của lực hút quả bưởi là của đầu tàu là: 
Từ công thức A = F.S = 20.6 = 12 J 
3>Củng cố
GV yêu cầu HS làm các bài tập 13.3 và 13.4 GBT
 4>Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà 
Làm bài tập 13.5 SBT. Ôn tập chuẩn bị cho tiết học sau 
V>Rút kinh nghiệm cho tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............
 Ngày …..tháng …. năm 2013
 Duyệt của T2 CM 
Tiết 17:	 	 	 Soạn ngày: 15/12/013
ÔN TẬP
A. Mục tiêu:
1 - Kiến thức:
Củng cố lại các kiến thức đã học từ đầu năm, giải thích các hiện tượng liên quan đến kiến thức đã học 
2 – Kĩ năng: 
Vận dụng công thức để giải bài tập 
3 – Thái độ: nghiêm túc
B. Phương phápvà kỷ thuật dạy học 
- Thảo luận, hỏi đáp – Chia nhóm 
C. Chuẩn bị: 
 1. GV: Cỏc dạng bài tập và sơ đồ 
 2. Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm 
D. Tiến trình lên lớp:
II> Bài cũ:
HS1: làm bài tập 15.2 (SBT)
HS2: làm bài tập 14.4 (SBT)
III> Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a. Hoạt động 1: Ôn tập phần lý thuyết 
- GV hỏi: chuyển động cơ học là gì ? Chuyển động và đứng yên có tính chất gì ? Lấy ví dụ minh học ?
 + Nêu các dạng chuyển động cơ học thường gặp ?
+ Độ lớn vận tốc cho biết điều gì ? Công thức tính vận tốc, đơn vị ?
+ Thế nào là chuyển động đều ? thế nào là chuyển động không đều ?
+ Công thức tính Vtb ?
+ Véc tơ lực được biểu diễn ntn ?
+ Thế nào là 2 lực cân bằng ? 
+ Nếu vật đang đứng yên hoặc chuyển động nếu có 2 lực cân bằng tác dụng vào thì kết quả sẽ ntn ?
+ Lực masát trượt, lăn, nghĩ sinh ra khi nào ?
+ Áp lực là gì ? 
+ Áp suất là gì ? Công thức, đơn vị ?
+ Áp suất chất lỏng có đặc điểm gì? Công thức tính?
+ Nêu đặc điểm của 1 chất lỏng đựng trong bình thông nhau?
+ Lực đẩy Acsimét xuất hiện khi nào ? Công thức?
+ Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lững 
+ Khi nào có công cơ học?
+ Công thức tính công?
+ Phát biểu định luật về công? 
+ Công kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng được xác định như thế nào?
A= F.l Trong đó:
 F là lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng
l là chiều dài mặt phẳng nghiêng
I. Lý thuyết 
1/ Chuyển động cơ học
 2/ Vận tốc:
 - V = S/t
 - Đơn vị: m/s; km/h
3/ Chuyển động đều, chuyển động không đều.
 - Vtb = = 
4/ Biểu diễn lực:
- Véctơ lực có 3 yếu tố:
 + Gốc (điểm đặt)
 + Phương, chiều
 + Độ lớn
5/ Sự cân bằng lực, quán tính
- 2 lực cân bằng
- Kết quả tác dụng của 2 lực cân bằng 
- Quán tính
6/ Lực masát:
7/ Áp suất:
- Khái niệm áp lực
-Khái niệm áp suất, công thức: P = 
- Đơn vị: N/m2
8/ Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau:
- Đặc điểm:
- Công thức tính: p = d.h
9/ Áp suất khí quyển:
10/ Lực đẩy Acsimét:
 + F = d.V
10/ Sự nổi:
 P < FA ® Vật nổi
 P = FA ® Lơ lững
 P > FA ® Vật chìm
12/ Công cơ học:
- Công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố: lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển
- Công thức: A = F.S
- Định luật về công
b.Hoạt động 2: Vận dụng 
GV: Đưa bài tập lên bảng yêu cầu Hs đọc đề, phân tích và giải bài toán.
 Một người đi bộ đều trên quảng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s, ở quảng đường sau dài 1,95km người đó đi hết 0,5h. Tính Vtb của người đó trên cả 2 đoạn đường ? 
 Bài tập 10.5:
GV: Đưa bài tập lên bảng yêu cầu Hs đọc đề, phân tích và giải bài toán
II – Bài tập
* Cho S1 = 3km S2 = 1,95km 
 V1 = 2m/s t2 = 0,5h
Giải:
- Thời gian đi hết quảng đường đầu: V1 = S1/t1 = 3000/2 = 1500(s)
- Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường: Vtb = (S1+S2))/(t1+t2)
 = (3000+ 1950)/ (1500+1800) = 1,5 m/s
 Bài tập 10.5:
* Cho: V = 2dm3 = 0,002m3
 dnc = 10.000N/m3
 dr = 8.000N/m3
* Tính FAnc = ?; FAr = ?
Giải:
- Lực đẩy Acsimét lên miếng sắt khi miếng sắt nhúng chìm trong nước là: 
FAnc = dnc. V = 10.000.0,002 = 20N
- Lực đẩy Acsimét lên miếng sắt khi miếng sắt nhúng chìm trong rượu là: 
FAr = dnc. dnc = 8.000.0,002 = 16N.
3> Củng cố: GV yêu cầu học sinh làm bài tập 11.3,4 (SBT)
4> Hướng dẫn HS học bài ở nhà :
Về nhà ôn tập kĩ, chuẩn bị kiểm tra học kì I
V>Rút kinh nghiệm cho tiết dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………............. Ngày …..tháng …. năm 2013
 Duyệt của T2 CM 
Tiết 18 : Kiểm tra học kỳ I 
 ( Đề phòng ra)
Tiết 19:	 	 Soạn ngày : 
ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG 
I. Mục tiêu:
1 - Kiến thức:
Phát biểu được định luật về công dưới dạng: lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi
Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động 
2 – Kĩ năng: 
Làm thí nghiệm, quan sát, phân tích, tổng hợp
3 – Thái độ: 
 - Nghiêm túc, trung thực, thích khám phá
II. Phương phápvà kỷ thuật dạy học 
- Quan sát, hỏi đáp, thảo luận
III Chuẩn bị: 
 1. GV Bảng hoạt động báo cáo kết quả theo nhóm 
2 .HS: 1 lực kế loại 5N, 1 ròng rọc động, 1 quả nặng 200g, 1 giá, 1 thước đo.
IV. Tiến trình lên lớp:
1> Bài cũ:
HS1: khi nào có công cơ học, công thức tính công khi lực F làm vật dịch chuyển 1 quãng đường theo phương của lực ? Đơn vị công ?
HS2: bài tập 13.3
HS3: bài tập 13.2
2> Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- GV: muốn đưa vật nặng lên cao ta có những cách nào ?
- HS: đưa trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản
- GV: sử dụng máy cơ đơn giản có lợi gì ?
- HS: thay đổi hướng kéo hoặc lợi về lực
- GV: sử dụng máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về lực nhưng liệu có thể cho ta lợi về công không ? ® bài mới
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu TNo ở SGK
+ Cần những dụng cụ gì ?
+ Tiến hành như thế nào ?
- HS: nghiên cứu trả lời
- GV: hướng dẫn HS lắp ráp và cách tiến hành, ghi kết quả vào bảng 14.1. Khi làm kéo đều tay, cầm lực kế thẳng đứng
- HS: làm TNo ghi kết quả vào bảng 14.1 theo nhóm
+ Nhóm thảo luận C1, C2, C3, C4
- GV: yêu cầu đại diện các nhóm nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét 
- HS: nêu kết quả, nhận xét, bổ sung ® kết quả đúng
- GV: kết luận trên không những chỉ đúng cho ròng rọc mà còn đúng cho có máy cơ đơn giản khác ® Định luật về công
- HS: nghe, ghi vở
I – Thí nghiệm:
Các ĐL cần xác định
Kéo trực tiếp
Dùng ròng rọc động
Lực F (N)
F1 = 
F2 = 
Q.đường S (m)
S1 = 
S2 = 
Công A (J)
A1 =
A2 =
- C1: F1 = 2F2
- C2: S2 = 2S1
 A1 = A2
® Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì lại thiệt 2 lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì vè công
II - Định luật về công:
- Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Hoạt động 3: Vận dụng
- GV: yêu cầu HS làm việc cá nhân C5, C6
- HS: làm cá nhân C5, C6
- GV: yêu cầu 1 số HS trình bày
- HS: nhận xét, rút ra kết luận đúng
- GV: lưu ý, nhắc nhở, sửa chữa những chổ chưa đúng của HS.
III - Vận dụng
- C5: 
a/ Trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn 2 lần
b/ Không có trường hợp nào tốn công hơn công thực hiện trong 2 trường hợp là như nhau
c/ Công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng đúng bằng công của lực kéo trực tiếp thùng hàng theo phương thẳng đứng.
 A = P.h = 500.1 = 500J
- C6: cho P = 420N, S = 8m
 Tính F = ?, h = ?, A = ?
a/ Kéo vật lên bằng ròng rọc động thì 
 F = 1/2 P = 210N
 L = 8m = 2h ® h = 8/2 = 4m
b/ A = P.h = 420.4 = 1680(J)
Hoặc A = F.l = 210.8 =1680 (J)
3> Củng cố:
Phát biểu định luật về công ?
Đọc có thể em chưa biết ?
4>Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
Về nhà học bài, làm bài tập 14.1 ®14.4 và 14.7.
V>Rút kinh nghiệm cho tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............
 Ngày …..tháng …. năm 2013
 Duyệt của T2 CM 
Tiết 20:	 	 	 Ngày soạn : 12/1/2014
CÔNG SUẤT 
I. Mục tiêu:
1 - Kiến thức:
Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biét lấy ví dụ minh hoạ 
Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất 
2 – Kĩ năng: 
Vận dụng công thức để giải 1 số bài tập đơn giản
3 – Thái độ: ham học hỏi
II. Phương phápvà kỷ thuật dạy học
- Hoạt động nhóm, thảo luận, hỏi đáp
III. Chuẩn bị:
GV: Tranh phóng to hình vẽ 15.1
HS: Công thức tính công 
IV. Tiến trình bài dạy :
1> Bài cũ:
HS1: làm bài tập 14.2 (SBT)
HS2: làm bài tập 14.3 (SBT)
HS3: phát biểu định luật về công ? làm bài tập 14.1 (SBT)
2> Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tình huống
- GV: treo tranh H15.1 nêu bài toán. Yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời C1, C2, C3
- HS: làm việc nhóm C1, C2, C3
- GV: yêu cầu đại diẹn các nhóm trình bày
- HS: trình bày, nhận xét, thống nhất kết quả, ghi vở
- C3: 
* Theo phương án C. Nếu công thực hiện là 1J thì:
+ An phải mất 1 thời gian t1 = 50/640 = 0,078 (s)
+ Dũng phải mất 1 thời gian t2 = 60/960 = 0,0625 (s)
 t2 < t1 ® Dũng làm việc khoẻ hơn
* Theo phương án d.
Nếu trong cùng một thời gian 1s thì:
+ An thực hiện 1 công là: A1 = 640/50 = 12,8 (J)
+ Dũng thực hiện 1 công là: A2 = 960/60 = 16 (J)
 A2 > A1 ® Dũng làm việc khoẻ hơn.
I – Ai làm việc khoẻ hơn
- C1: 
+ Công của anh An thực hiện là: 
 A1 = 10.16.4 = 640 (J)
+ Công của anh Dũng thực hiện là: 
 A2 = 15.16.4 = 960 (J)
- C2: phương án c, d đều đúng
- C3: anh Dũng làm việc khoẻ hơn vì để thực hiện cùng 1 công là 1J thì Dũng mất thời gian ít hơn (hoặc vì trong cùng 1s Dũng thực hiện công lớn hơn) 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công suất và đơn vị công suất 
- GV: thông báo
- HS: nghe, ghi vở
- GV: thông báo đơn vị P
II – Công suất
- Khái niệm: công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian được gọi là công suất
- Biểu thức: 
P = 
III - Đơn vị công suất:
- Nếu công A là 1J , thời gian t là 1s thì công suất là: P = 1J/1s
+ 1J/s được gọi là Oát, kí hiệu W
1kW = 1000W
 1MW = 1000kW
Hoạt động 3: Vận dụng giải bài tập
- GV: gọi 3 HS lên bảng giải C4, C5, C6
- HS: dưới lớp làm C4, C5, C6
- HS: thảo luận lời giải đó, nhận xét đúng sai, ghi vở kết quả đúng
- C4: 
+ Công suất của An: P1 = A1/t1 = 640/50 = 12,8 (W)
+ Công suất của Dũng: P2 = A2/t2 = 960/60 = 16 (W)
- C5: cùng cày 1 sào đất nghĩa là công thực hiện của trâu và máy như nhau.
+ Trâu cày mất thời gian: t1 = 2h =120’
+ Máy cày mất thời gian: t2 = 20’
 t1 = 6t2 vậy máy có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần
III Vận dụng
- C6: 
+ Cho v = 90km/h
 F = 200N
+ Tìm P = ?; c/m P = F.v
Giải:
a/ Trong 1h con ngựa đi được 1S = 9000m
Công của lực kéo của ngựa trên đoạn đường S là: A = F.S = 200.9000 = 1.800.000J
Công suất của ngựa: P = A/t = 1.800.000/3600 = 500W
b/ P = A/t = F.s/t = F.v
3> Củng cố:
Khái niệm công suất, biểu thức, đơn vị ?
4>Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: học phần ghi nhớ và làm các bài tập (SBT)
V>Rút kinh nghiệm cho tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............
Tiết 21:	 	 	 Soạn ngày 19/1/2014
 CƠ NĂNG
I. Mục tiêu:
1 - Kiến thức:
Tìm được ví dụ minh hoạ cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh hoạ. 
2 – Kĩ năng: 
Quan sát, làm thí nghiệm 
3 – Thái độ: nghiêm túc, yêu thích môn học
II. Phương phápvà kỷ thuật dạy học 
- Vấn đáp, làm thí nghiệm - Chia nhóm
III. Chuẩn bị:
GV: tranh phóng to h16a, b
HS: Mỗi nhóm: TNo ở h16.2; 16.3 ( 1 lò xo uốn vòng tròn, 1 quả nặng, 1sợi dây, 1 bao diêm, 1 máng nghiêng, 1quả cầu thép) 
IV. Tiến trình bài dạy:
1> Bài cũ:
2> Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a/ Hoạt động 1: Hình thành khái niệm thế năng
- GV: thông báo khái niệm cơ năng
- GV: treo tranh h16.a,b
- Chỉ vào h16.a: quả nặng A nằm trên mặt đất không có khả năng sinh công 
- Chỉ vào h16.b nêu C1: nếu đưa quả nặng lên 1 độ cao nào đó thì nó có cơ năng không ? Tại sao ?
- HS: quả nặng A chuyển động xuống dưới làm căng sợi dây, sức căng của sợi dây làm vật B chuyển động , tức là thực hiện công. Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó có khả năng sinh công tức là có cơ năng: GV nói cơ năng là thế năng.
- GV: đánh dấu trên h16.1b, 2 vị trí a,b của quả nặng A so với mặt đất. So sánh khả năng thực hiện công trong 2 trường hợp quả A ở vị trí : a và b ?
- HS: ...
- GV: vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn.
- GV: nếu cùng ở vị trí a ta thay quả nặng A bằng 1 quả B có khối lượng lớn hơn thì công trong trường hợp nào lớn hơn ?
- HS: công thực hiện bởi quả B lớn hơn
- GV: qua đó có nhận xét gì ?
- HS: thế năng phụ thuộc vào khối lượng của vật 
- GV: ta có thể không lấy mặt đất mà lấy 1 vị trí khác làm mốc.
- GV: tiến hành thao tác nén lò xo bằng cách buộc sợi dây và bỏ quả nặng phía trên: Lúc này lò xo có cơ năng. Bằng cách nào để biết lò xo có cơ năng ?
- HS: thảo luận tìm phương án 
+ Đốt sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo khi bị biến dạng( bị nén ) có cơ năng
- GV: phát dụng cụ cho các nhóm
- HS: làm TNo kiểm chứng
- GV: so sánh cơ năng của lò xo khi bị nén nhiều và nén ít
- HS: cơ năng của lò xo khi bị nén nhiều lớn hơn khi bị nén ít
- GV: nêu kết luận
I – Cơ năng.
- Vật có khả năng thực hiện công cơ học ta nói vật đó có cơ năng
II – Thế năng.
1/ Thế năng hấp dẫn:
- Thế năng được xác định bởi vị trí của nó so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn, vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
2/ Thế năng đàn hồi:
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
b/ Hoạt động 2 Hình thành khái niệm động năng
- GV: phát dụng cụ TNo cho các nhóm, yêu cầu đọc kĩ phần 

File đính kèm:

  • docGiao an vat ly 8.doc