Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 1 bài tập : Vận tốc

III. Bài tập nâng cao :

Bài 14.5* :

 m = 2 kg

 h = 2 cm

 s = ? cm

Gọi trọng lượng của vật là P

Lực căng của sợi dây thứ nhất là P / 2

Lực căng của sợi dây thứ hai là P / 4

Lực căng của sợi dây thứ ba là P / 8.

Trọng lượng của vật là :

 

doc45 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 1 bài tập : Vận tốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ cao của cột thuỷ ngân .
+ Khi đổ rượu vào ống thì áp suất của cột rượu bằng áp suất của cột thuỷ ngân.Tìm độ cao của cột rượu .
+ So sánh hai áp suất , rút ra kết luận .
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1/ Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với một vật khác được chọn làm mốc.
2/ Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
 +Công thức : 
 + Đơn vị : m/s và km/h .
3/ Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
 + Gốc là điểm đặt của lực.
 + Phương , chiều là phương, chiều của lực.
 + Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
4/ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật , có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau .
Dưới tác dụng của hai lực cân bằng một vạt đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều .
5/ Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
+Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị điện tích bị ép .
Công thức :
Đơn vị : N/m2
+ Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình , thành bình và các vật trong lòng nó.
 Công thức tính áp suất chất lỏng : p = d.h
II. BÀI TẬP CƠ BẢN :
Bài 1 : Vận tốc di chuyển của một cơn bão là 4,2 m/s.
Trong một ngày đêm bão di chuyển được bao nhiêu km ?
Vận tốc gió xoáy ở vùng tâm bão đó là 90 km/h. Vận tốc nào lớn hơn ?
Bài 2 : Treo vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 30N .
Hãy phân tích các lực tác dụng vào vật . Nêu rõ điểm đặt , phưng , chiều và độ lớn của các lực đó .
Khối lượng của vật là bao nhiêu ?
Bài 3 : Một bình hoa có khối lượng 2 kg đặt trên bàn . Biết đáy là một mặt hình vuông cạnh 5 cm. Tính áp suất của bình lên mặt bàn ?
Bài 4 : Chiều cao tính từ đáy đến miệng ống nhỏ là 110 cm. Trong ống đựng thuỷ ngân , mặt thuỷ ngân cách miệng ống 102 cm .
Tính áp suất của thuỷ ngân lên đáy ống .
Có thể tạo áp suất như vậy ở đáy ống đó được không nếu bỏ thuỷ ngân trong ống đi và đổ rượu vào ống ?
Biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân và rượu lần lượt là 136000N/m3 và 8000N/m3
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Tiết 9
 Bài tập : LỰC ĐẨY ACSIMET.
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố kiến thức về lực đẩy Ác si mét : Phương , chiều , cường độ .
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác si mét để giải các bài tập .
II. NỘI DUNG 
 HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
 KIẾN THỨC
? Nêu đặc điểm của lực đẩy Ac si met ?( phương , chiều, cường độ )
Nêu ví dụ chứng tỏ một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy lên ?
? Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác si met ? Đơn vị của các đại lượng có trong công thức ? 
GV giới thiệu thêm công thức tính lực đẩy Ác si met dựa vào trọng lượng biểu kiến.
GV gọi HS lên bảng giải bài tập sau đó tổ chức cho lớp nêu nhận xét, GV sửa những lỗi mà HS thường mắc phải.
GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài 10.5 , hướng dẫn đổi đơn vị .
10.5 Tóm tắt :
V = 2 dm3 = 0,003m3
dn = 10000 N/m3
dr = 8000 N/ m3
FA1 = ?
FA2 =
GV yêu cầu HS lên bảng giải bài tập .
? Nếu miếng sắt được nhúng ở những độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ac si met có thay đổi không ?
10.6:
? Thể tích của hai thỏi có bằng nhau không ?
? Lực đẩy Ac si met tác dụng lên hai thỏi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
? So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai thỏi ?
GV yêu cầu HS ghi đề bài tập vào vở và tự lực giải vào vở nháp.
 GV có thể gợi ý nếu HS gặp khó khăn :
Bài 1 : + Tính lực đẩy Ac si met bằng công thức nào ? đơn vị của đại lượng đó đã phù hợp chưa ?
 + Công thức tính khối lượng riêng của vật ?
I. Kiến thức cần nhớ.
+ Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng và có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
+ Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác si met :
 FA = d. V
 d : Trọng lượng riêng của chất lỏng.
 V: Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
* Hoặc : FA = P – F
 P : Trọng lượng của vật khi đặt trong không khí.
 F : Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật nhúng trong chất lỏng.
II. Bài tập :
Bài 10.3 :
Ba vật có khối lượng bằng nhau nhưng có khối lượng riêng khác nhau :
 DCu > DFe > DAl
→ VCu < VFe < Val ( V = m / D )
Vậy lực đẩy của nước tác dụng vào vật làm bằng nhôm là lớn nhất và lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng đồng là nhỏ nhất.
Bài 10.5 :
 Giải :
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt khi nhúng vào nước :
FA1 = dn.V= 10000. 0.002 = 20 ( N)
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt khi nhúng trong rượu :
FA2 = dr.V = 8000.0,002 = 16 ( N )
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt không đổi khi nhúng ở những độ sâu khác nhau vì FA chỉ phụ thuộc vào d và V chứ không phụ thuộc vào độ sâu.
 Đ/S : 20 N ; 16 N.
Bài 10.6 :
Ta có : P1 = P2 = P
 d1 = 89000N/m3
 d2 = 27000 N/m3
 Thể tích của vật bằng đồng : V1 = P/d1
Thể tích của vật bằng nhôm: V2 = P/d2
Vì d1 > d2 nên V1< V 2
Lực đẩy Ac si met tác dụng vào hai vật khi nhúng chìm vào nước là :
FA1 = d . V1
FA2 = d . V2 . Vì V1 < V2 nên FA1 < FA2
Cân không còn thăng bằng và bị nghiêng về phía thỏi đồng.
III. Bài tập nâng cao :
Bài 1 : Một vật làm bằng kim loại , nếu bỏ vào bình chia độ có chứa nước thì làm cho nước trong bình dâng thêm 100 cm3.Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 7,8N.Cho trọng lượng riêng của nước là d = 10000N / m3.
Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật.
Xác định khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật.
Bài 2 : Treo một vật nhỏ vào một lực kế và đặt trong không khí thì lực kế chỉ 12N. Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật chìm trong nước thì lực kế chỉ 7N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó.
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Tiết 10
 Bài tập : SỰ NỔI.
I. MỤC TIÊU .
 + Củng ccó kiến thức về điều kiện nổi của vật 
 + Giải thích được khi nào vật nổi , chìm , lơ lửng trong chất lỏng.
 + Giải thích được các hiện tượng vật nnổi thường gặp.
 + Vận dụng được công thức tính độ lớn của lực đâỷ Ac si met khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
II. NỘI DUNG .
 HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
 KIẾN THỨC
? Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào ? Khi nào vật nổi , chìm , lơ lửng trong chất lỏng ?
? Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ac si met được tính như thế nào ?
Bài 12.2:
+ So sánh lực đẩy Ac si met trong hai trường hợp ?
+ So sánh trọng lượng riêng của hai chất lỏng?
Bài 12.7: tóm tắt 
 dv = 26000N/ m3
 F = 150N
 dn = 10000 N/ m3
 Tìm : Pv ?
GV gợi ý bài 2 :
a)+ Trọng lượng của vật được tính bởi công thức nào ? ( P = dv.V)
+ Lực đẩy Ac si met được tính bởi công thức nào ? ( FA = dn.V )
+ Vật nổi : FA =P
+ Tìm dv→ Dv
b) Tìm FA = P = 10.m
GV gợi ý bài 3 :
+ Tìm khối lượng của cục nước đá.
+ Tìm trọng lượng của cục nước đá suy ra lực đẩy Ac si met ( vì vật nổi )
+ Tìm thể tích phần chìm trong nước.
+ Tìm thể tích phần nhô lên khỏi mặt nước.
I. Kiến thức cần nhớ.
Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của hai lực cùng phương nhưng ngược chiều : Trọng lực P và lực đẩy Ac si met FA
+ Vật nổi lên khi : P < FA ( dv < dl )
+ Vật lơ lửng khi : P = FA ( dv = dl )
+ Vật chìm xuống khi : P > FA ( dv > dl )
Công thức tính lực đẩy Ac si met khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng :
 FA = d . V
V : thể tích phần vật chìm trong chất lỏng .
* Hoặc khi vật nổi ( cân bằng ) trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ac si met được tính bằng giá trị trọng lượng của vật đó.
II. Bài tập :
Bài 12.2 :
Ở hình 1 : FA1 = P
Ở hình 2 ; FA2 = P
Suy ra lực đẩy Ac si met lên vật trong hai trường hợp bằng nhau và bằng trọng lượng của vật.
Ta có : FA1 = d1 . V1
 FA2 = d2 . V2
Do FA1 = FA2 → d1 . V1 = d2 . V2 
 Vì V1 > V2 suy ra d1 < d
Vậy chất longt thứ hai có trọng lượng riêng lớn hơn.
Bài 12.3:
+ Lá thiếc mỏng vo tròn lại thả xuống nước thì chìm vì dthiếc > dnước.
Lá thiếc mỏng gấp thành thuyền thả xuống nước nổi vì : dtbthuyền < dnước
Bài 12.7:
 Giải:
Lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật là :
 FA = Pv – F
 ↔ dn.V = dv. V – F
 ↔F = dv.V – dn.V
 ↔ 
Vật ở ngoài không khí nặng :
III. Bài tập nâng cao :
Bài 1 : Giải thích tại sao người ta thường trục vớt các tàu đắm bằng cách lấy những thùng sắt lớn chứa đầy nước, dòng xuống rồi buộc vào tàu đắm. Dùng không khí nén dồn hết nước ra khỏi các thùng sắt thì tàu sẽ nổi lên?
Bài 2 : Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hoả thấy ½ thể tích của vật bị chìm trong dầu.
Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu biết khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3
Biết khối lượng của vật là 0,28 kg. Tính lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật ?
 Đ/S : a) 400kg/m3
 b) 2,8N
Bài 3:
Một cục nước đá có thể tích 360 cm3 nổi trên mặt nước . Tính thể tích phần nước đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/m3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/ m3.
 Đ/S : 28,8cm3
Ngày soạn :
 Tiết 13
 Bài tập : CÔNG CƠ HỌC.
I. MỤC TIÊU :
+ Củng cố kiến thức về công cơ học , điều kiện để có công cơ học.
+ Nắm vững công thức tính công , tên các đại lượng và đơn vị .
+ Biết vận dụng công thức A = F.S để tính công trong trường hợp vật chuyển động theo phương của lực tác dụng. 
II. NỘI DUNG.
 HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
 KIẾN THỨC
? Công cơ học là gì ?
? Điều kiện để có công cơ học ?
? Công thức tính công và đơn vị của các đị lượng trong công thức?
? Đơn vị của công là gì ?
GV gọi HS lên bảng giải các bài tập 13.3, 13.4
Tổ chức cho lớp nêu nhận xét.GV lưu ý những sai sót HS thường mắc phải. Thống nhất đáp án.
Bài 13.5. Cho : 
 P = 600N
 V = 15 dm3 = 0,015m3
Chứng minh : A = p.V
 A =? J
GV hướng dẫn HS giải bài 13.5
 GV cho bài tập nâng cao , yêu cầu HS chép vào vở và giải.
I. Kiến thức cần nhớ.
* Điều kiện có công cơ học :
 - Có lực tác dụng vào vật.
 - Vật dịch chuyển theo phương của lực tác dụng.
* Công thức tính công : A = F.S
* Khi vật dịch chuyển theo phương vuông góc với lực tác dụng thì công của lực dó bằng không.
* Đơn vị của công : Jun ( J )
 1 J = 1N.m
 1kJ= 1000J
II. Bài tập :
Bài 13.3: Giải:
 Trọng lượng của thùng hàng :
 P = m.10 = 2500.10 = 25000N
 Công nâng thùng hàng lên :
 A = P.h = 25000.12 = 300000 J = 3000kJ
 Đ/S : 300kJ
Bài 13.4:
Quãng đường xe đi được do lực kéo của ngựa :
A = F.S 
Vận tốc của xe là :
Bài 13.5:
Lực do hơi nước tác dụng lên pittông:
( S là diện tích pittông )
Gọi h là quãng đường dịch chuyển của pittông từ vị trí AB đến vị trí A’B’
Thể tích của xilanh giữa hai vị trí AB và A’B’ là :
Do đó công của hơi nước đẩy pittông là :
III. Bài tập nâng cao :
Bài 1 :
Một người chèo thuyền ngược dòng sông, do nước chảy xiết nên thuyền không đi tới phía trước được. Trong trường hợp này người ấy có thực hiện được công cơ học không ?
Bài 2 :
Một thang máy có khối lượng 700kg được kéo chuyển động đều lên cao với vận tốc 3m/s.Tính công của lực kéo trong thời gian 10 giay.
Bài 3 :
Động cơ của một ô tô thực hiện một lực kéo không đổi là F = 4222N. Trong 45 giay ô tô đi được quãng đường 810m , coi chuyển động của ô tô là đều. Tính vận tốc của ô tô và công của lực kéo ?
Ngày soạn : 
Tiết 14
ÔN TẬP .
I. MỤC TIÊU :
+ Củng cố , ôn tập những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 13.
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng linh hoạt các công thức đã học để giải các bài tập cơ bản có liên quan.
II. NỘI DUNG.
 HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN 
 KIẾN THỨC 
Gv ôn tập cho học sinh kiến thức cơ bản 
? Chuyển động cơ học là gì ? Nêu ví dụ ?Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối ? Lấy ví dụ minh hoạ ?
? Vận tốc là gì ? Công thức tính vận tốc 
? Nêu cách biểu diễn véc tơ lực ?
? Hai lực cân bằng là gì ? Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên, đang chuyển động ?
? Nêu đặc điểm của các loại lực ma sát ?
? Cách làm tăng hoặc giảm ma sát ?
? Áp suất là gì ? Công thức và đơn vị của áp suất ?
? Sự khác nhau của áp suất chất lỏng với áp suất chất rắn ?
? Giải thích sự tồn tại của áp suất chất khí ?
I. Kién thức cơ bản.
1. Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho tốc độ nhanh , chậm của chuyển động và được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
+ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian .
+ Chuyển động không đều là nhuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
 hoặc 
Đơn vị vận tốc là : km/h và m/s
2. Lực là một đại lượng véc tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :
+ Gốc chỉ điểm đặt của lực.
+ Phương, chiều trùng với phương và chiều của lực.
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.
3. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.
4. Lực ma sát:
Cách làm tăng, giảm ma sát :
5. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
Đơn vị áp suất là N/m2
6. Áp suất chất lỏng tác dụng theo mọi phương :
 P = d. h
7. Áp suất khí quyển bằng áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân trong ống tô ri xe li.
II. Bài tập cơ bản :
Bài 1 : Vận tốc di chuyển của một cơn bão là 4,2 m/s
Trong một ngày đêm bão di chuyển được bao nhiêu km ?
Vận tốc gió xoáy ở vùng tâm bão là 90 km/h. Vận tốc nào lớn hơn ?
 Đ/S : a) 362,88km
 b) v2 > v1
Bài 2 :Biểu diễn các véc tơ lực sau :
Trọng lực của vật là 1500N
Lực kéo của một sà lan là 20000N theo phương ngang , chiều từ trái sang phải.
Bài 3 : dùng tay ấn một lực 40N vào chiếc đinh . diện tích của mũ đinh là 0,5cm2, của đầu đinh là 0,1 mm2 .Tính áp suất tác dụng lên mũ đinh và của đầu đinh tác dụng lên tường ?
Đ/S : 800000 N/m2
 400000000 N/m2
Bài 4 : Một thợ lặn lặn ở độ sâu 70 m dưới biển. 
a) Tính áp suất ở độ sâu ấy ?
b) Áp lực của nước tác dụng lên cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tích 0,02m2 .Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3
Đ/S : a) 721000N/m2
 b) 14420N
TUẦN 18 :
Ngày soạn :08/12/2009
 ÔN TẬP (tt)
I. MỤC TIÊU :
+ Củng cố , ôn tập những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 13.
+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng linh hoạt các công thức đã học để giải các bài tập cơ bản có liên quan
II. NỘI DUNG ÔN TẬP :
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
 KIẾN THỨC 
? Nêu đặc điểm và công thức tính lực đẩy ác si mét ?
? Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào ? Phương chiều của chúng có giống nhau không ? 
? Điều kiện để vật nổi , chìm , lơ lửng trong chất lỏng ?
? Điều kiện để có công cơ học ? Công thức tính công ?
 GV yêu cầu HS ghi đề bài và thực hiện giải một số ài t ập sau :
I.Kiến thức cần nhớ. 
8. Lực đẩy Ác si mét :
một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng và có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
FA = d . V
9. Sự nổi của vật :
 Điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng :
+ Vật nổi lên khi : FA > P
+ Vật lơ lửng khi : FA = P
+ Vật chìm xuống khi : FA < P
10. Công cơ học :
Điều kiện để có công cơ học : 
+ Có lực tác dụng vào vật 
+ Vật chuyển dời theo phương của lực tác dụng.
Công thức tính công :
A = F . S
Đôn vị công là JUN ( J
II. Bài tập cơ bản :
Bài 1 : 
Treo một vật vào lực kế, lực kế chỉ 10N, nếu nhúng vật chìm trong nước thì lực kế chỉ 6N.
Hãy xác định lực đâye Ác si mét tác dụng lên vật ?
Thả sao cho chỉ có ½ vật chìm trong nước thì số chỉ của lực kế là bao nhiêu ?
Bài 2 : Một miếng kim loại có trọng lượng 6,2N, nhúng vào nước thì chỉ lực kế chỉ 4,8N. a) Tính lực đẩy của nước tác dụng lên miếng kim loại.
b) Tính thể tích miếng kim loại này biết trọng lượng riêng của nước là 10000M/m3.
Bài 3 :
Một khúc gỗ có thể tích 250 dm3, trọng lượng riêng của gỗ là 7000N/m3.
Tính trọng lượng riêng của khúc gỗ.
Nhúng chìm hoàn toàn khúc gỗ vào trong nước , tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khúc gỗ. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
TUẦN 19.
Ngày soạn : 12/12/2009
 CHỮA BÀI KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM ( 6 điểm )
Câu 1 : C Câu 2 : B Câu 3 : B Câu 4 : D
Câu 5 : D Câu 6 : A Câu 7 : B Câu 8 : C
Câu 9 : A Câu 10 : D. Câu 11 : A Câu 12 : C
II. TỰ LUẬN : ( 4 điểm )
Câu 1 : Tóm tắt :
 t = 10 phút = 
 S = 1,5 km
 ----------------------
v = ? km/h ; m/s
S1 = 1800m
t1 = ? 
 GIẢI 
 a) Vận tốc của học sinh đó là :
 b)Thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường là :
 Từ công thức :
 Đ/S : 9 km/h; 2,5 m/s ; 0,2 h
Câu 2 : Tóm tắt :
 P = 4200N/m2
 m = 16,8 kg
 -------------------------
S = ?
 a = ?
 GIẢI:
Trọng lượng của vật đó là :
 P = m.10 = 16,8.10 = 160 (N )
 Vì vật đặt trên mặt bàn nằm ngang nên : F = P = 168 N
 Diện tích bị ép của khối lập phương lên bàn :
b) Độ dài một cạnh của khối lập phương :
Ngöôøi soaïn : Nguyeãn Thò Thuûy
Ngaøy soaïn : 10/01/2010
Ngaøy daïy : 13/01/2010
Tuaàn 20
 Bài tập : ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG.
I. MỤC TIÊU :
+ Củng có định luật về công dưới dang. : được lợi bao nhiiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
+ Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
II. NỘI DUNG.
 HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN 
 KIẾN THỨC
? Phát biểu định luật về công .
GV thông báo khái niệm hiệu suất và giải thích Ai, A trong công thức.
GV gợi ý từng bước để HS giải bài 14.2.
Bài 14.2 .Cho biết :
h= 5m
S = 40m
Fms = 20N
m = 60 kg
A = ?
? Công có ích là công nào ? CT tính ?
? Công hao phí là công nào ? CT tính ?
? Công do người sinh ra là công gì ? tính như thế nào ?
GV nhắc lại cho học sinh kiến thức về đòn bẩy .
+ Điểm tựa của đòn bẩy.
+ Các cánh tay đòn của đòn bẩy.
+ Điều kiện cân bằng của đòn bẩy .
GV vẽ sơ đồ của các ròng rọc lên bảng.
? Dùng ròng rọc động có lợi gì ?
?
 Lực căng ở sợi dây thứ nhất là bao nhiêu ?
Tương tự với lực căng sợi dây thứ hai , thứ ba
?
 Vậy hệ thống ròng rọc này cho ta lợi mấy lần về lực ? thiệt mấy lần về đường đi ?
? Tìm cách giải khác .
Bài 14.7 :
 m =20 kg
 h = 2 m
a) Fms = 0
Fk = 125N
l = ?
b) Fms ≠ 0
Fk = 150N
H = ?
I. Kiến thức cần nhớ.
+ Định luật về công : Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Nếu đươc lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
+ Hiệu suất của các máy cơ đơn giản :
Khi không bỏ qua ma sát thì : 
- Công nâng vật lên là công có ích : A1
- Công để thắng lực ma sát (để nâng các bộ phận của máy) là công hao phí : Ahp
- Công thực hiện để nâng vật và thắng ma sát là công toàn phần : A = A1 + Ahp
Hiệu suất : 
II. Bài tập :
Bài 14.2 : Giải :
Trọng lượng của người và xe :
P =m.10 = 60.10 = 600N
Công có ích là :
Ai = P.h = 600.5 = 3000 ( J )
Công hao phí là :
Ahp = Fms.l = 20.40 = 800 (J)
Công của người sinh ra :
A= Ai + Ahp = 3000 + 800 = 3800 ( J )
 Đ/S : 3800 J
Bài 14.3:
Gọi trọng lượng của quả cầu A là PA
Gọi trọng lượng của quả cầu B là PB
Đòn bẩy cân bằng khi : PA.OA = PB.OB
Mà OA = 3/2 OB
Suy ra : 
III. Bài tập nâng cao :
Bài 14.5* :
 m = 2 kg
 h = 2 cm
 s = ? cm
Gọi trọng lượng của vật là P
Lực căng của sợi dây thứ nhất là P / 2
Lực căng của sợi dây thứ hai là P / 4
Lực căng của sợi dây thứ ba là P / 8.
Trọng lượng của vật là : 
 P =\ m.10 = 20.10 =20N
Số chỉ của lực kế là :
F = P / 8 = 20 / 8 = 2,5 N
Dùng hệ thống ròng rọc trên được lợi 8 lần về lực thì thiệt 8 lần về đường đi nên : S = 8.h = 8. 2 = 16 cm.
Bài 14.7 :
 Giải :
Trọng lượng của vật : P = 10.m = 500N
a) Công của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng : A = F.l
Công thực hiện khi kéo trực tiếp :
A1 = P.h
Theo định luật về công : A1 = A
 P.h = F.l
b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng :
Ngöôøi soaïn : Nguyeãn Thò Thuûy
Ngaøy soaïn : 17/01/2010
Ngaøy daïy : 2/01/2010
Tuaàn 21 
 Bài tập : CÔNG SUẤT.
I. MỤC TIÊU :
+ Củng cố khái niệm công suất , công thức và đơn vị của công suất.
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính công suất để giải các bài tập .
II. NỘI DUNG.
 HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN 
 KIẾN THỨC
? Công suất là gì ?
? Công thức tính công suất ?
 Đơn vị của công suất ?
GV yêu cầu HS tóm tắt bài 15.4:
 h= 25m
 D = 100kg/m3
 t = 1 phút = 60 s
 V = 120 m3
 P = ?
HS lên bảng giải , hs dưới lớp nêu nhận xét khi GV yêu cầu .
GV tóm tắt bài 15.5 lên bảng.
Gợi ý :
? Quãng đường di chuyển của thang khi khi lên đến tầng 10 ?
 ? Tính công thực hiện cho mỗi lần thang lên ?
GV ghi đề bài lên bảng , HS chép vào vở và giải .
GV theo dõi giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn .
Gọi 2 HS lên bảng trình bày bài làm. Tổ chức cho lớp nêu nhận xét , G

File đính kèm:

  • docGIAO AN PHU DAO LY 8.doc