Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Chương I: Cơ học

I- Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

C1: Ta chọn một vật nào đó làm mốc, rồi so sánh khoảng cách của vật đang xét với vật làm mốc.

 Nếu vị trí (k/c) của vật mà thay đổi so với vật làm mốc Vật đang chuyển động (c/đ cơ học)

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Chương I: Cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: CƠ HỌC.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG: 
1. Kiến thức: 
Mô tả được chuyển động cơ học và tính tương đối của chuyển động.
Vận tốc là đậi lượng biểu diễn sự nhanh chậm của chuyển động.
Mô tả sự xuất hiện lực ma sát. Nêu được một số cách làm tăng và giảm ma sát trong đời sống kĩ thuật.
Mô tả sự cân bàng lực. Nhận biết tác dụng của lực cân bằng lên một vật đang chuyển động. Nhận biết được hiện tượng quán tính và giải thích được một số hiện tượng trong đời sống và kĩ thuật bằng khái niệm quán tính.
Biết áp suất là gì và mối quan hệ giữa áp suất, lực tác dụng và diện tích tác dụng.
Mô tả thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển.
Nhận biết lực đẩy Ác- si- mét và biết cách tính độ lớn của lực này theo trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần ngập trong chất lỏng.
Phân biệt khái niệm công cơ học và khái niệm công dùng trong đời sống. Tính công theo lực và quãng đường dịch chuyển.
* Thấy được một số tác hại đối với môi trường do các quá trình và hiện tượng vật lí gây ra
2. Kĩ năng:
Nêu ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong.
Cách tính vận tốc của chuyển động đều và vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng của lực làm biến đổi vận tốc. Biết cách biểu diện lực bằng vectơ
Giải thích được một số hiện tượng tăng, giảm áp suất trong đời sống hàng ngày.
Tính áp suất chất lỏng theo độ sâu và trọng lượng riêng của chất lỏng.
Giải thích nguyên tắc bình thông nhau.
Giải thích sự nổi, điều kiện nổi.
Nhận biết sự bảo toàn công trong một loại máy cơ đơn giản, từ đó suy ra định luật về công áp dụng cho các máy cơ đơn giản.
Biết ý nghĩa của công suất.
Biết sử dụng công thức tính công suất để tính công suất, công và thời gian.
Nêu ví dụ chứng tỏ một vật chuyển động có động năng, một vật ở trên cao có thế năng, một vật đàn hồi ( lò xo, dây chun, ...... ) bị giãn hay nén cũng có thế năng.
Mô tả sự chuyển hoá giữa động năng, thế năng và sự bảo toàn cơ năng.
*Nắm được một số phương pháp bảo vệ môi trường
3. Thái độ:
	Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, ý thức ngiêm túc học tập.
	Nâng cao tinh thần hợp tác nhóm, ý thức làm việc tự lực
	*Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Ngày soạn: ………………………......…………….
Ngày giảng: …………………......……………….. Tiết 01
 ……………....………………………
 …………....…………………………
 ......................................................
:(
Bài 1
ChuyÓn ®éng c¬ häc.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc.
Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Biết được các dạng của chuyển động.
2. Kỹ năng:
Nêu được những thí dụ về chuyển động cơ học, về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, những thí dụ về các dạng chuyển động.
3. Thái độ: 
Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, ý thức nghiêm túc học tập.
Rèn luyện tính độc lập, tinh thần hợp tác trong học tập.
II. Câu hỏi quan trọng:
+Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
+Chuyển động và đứng yên là tương đối hay tuyệt đối?
	+Có những dạng chuyển động cơ bản nào thường gặp?
III. Đánh giá:
+Nắm và hiểu kiến thức trọng tâm của bài
+Vận dụng kiến thức giải được các bài tập mang tính thực tế
	+Có thái độ học tập nghiêm túc. Hăng say.
IV. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
Hình vẽ 1.1; 1.2; 1.3 phóng to. 
2. Học sinh:
SGK, đồ dùng học tập. 
V. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp 
Thời gian: 1 phút
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Kiểm tra sĩ số lớp
+Lớp trưởng báo cáo
 Sĩ số:
Lớp 8A:.......................................
Lớp 8B:.......................................
Lớp 8C:.......................................
Lớp 8D:.......................................
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
	+Mục đích: Kiểm tra việc chuẩn bị SGK và đồ dùng học tập của HS
	+Thời gian: 4 phút
	+Phương pháp: GV và cán sự lớp kiểm tra đồ dùng của từng cá nhân
	+Phương tiện, tư liệu: SGK, đồ dùng học tập
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu cán sự lớp báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng của l ớp
+Kiểm tra ngẫu nhiên một số học sinh.
+Các tổ trưởng báo cáo
+Trình SGK và đồ dùng cho GV kiểm tra
3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới
 +Mục đích: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài 
 +Thời gian: 2 phút
 +Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
 +Phương tiện, tư liệu: SGK
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Giới thiệu sơ lược về chương I
?)Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng tây. Như vậy có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không?
+Lớp: Lắng nghe
->Lớp: Suy nghĩ câu hỏi của GV
4. Hoạt động 4: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
+Mục đích: Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc.
 +Thời gian: 13 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, thảo luận nhóm.
 +Phương tiện, tư liệu: SGK, hình vẽ 1.1
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Yêu cầu HS trả lời C1
+Chốt nội dung cách nhận biết: Vật chuyển động hay đứng yên theo quan điểm Vật Lí như trong SGK.
+Giới thiệu một số vật mốc như SGK.
?)Nếu vị trí (k/c) của vật so với vật làm mốc mà thay đổi theo thời gian thì vật đó được coi là chuyển động hay đứng yên?
+Yêu cầu HS trả lời C2, C3:
 Tổ chức cho mỗi dãy lấy một lloại ví dụ
 Cho HS đánh giá, nhận xét 
+Nêu cách nhận biết theo ý hiểu của mình
+Lớp: Ghi nội dung vào vở
+Theo dõi, lắng nghe
+Cá nhân: Trả lời.
+Nhóm: Thảo luận tìm các phương án để giải quyết C2, C3
I- Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
C1: Ta chọn một vật nào đó làm mốc, rồi so sánh khoảng cách của vật đang xét với vật làm mốc.
 Nếu vị trí (k/c) của vật mà thay đổi so với vật làm mốc Vật đang chuyển động (c/đ cơ học)
C2; C3:
VD:
- Ô tto đang chạy trên đường được coi là chuyển động so với cột điện bên đường
-HS đang ngồi dưới lớp được coi là đứng yên so với cái bảng. 
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. Vật mốc.
+Mục đích: Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
+Thời gian: 10 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, làm việc cá nhân.
 +Phương tiện, tư liệu: SGK, hình vẽ 1.2
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Tổ chức cho HS quan sát H.1.2, trả lời câu C4, C5, C6.
+Chốt nội dung, hoàn thành C6)-> Cho HS ghi nhận xét 1
+Thông báo nhận xét 2
+Yêu cầu HS trả lời C8:
+Cá nhân: Trả lời C4, C5 theo hướng dẫn của GV
+Ghi các nhận xét
->Mặt Trời và Trái Đất chuyển động tương đối so với nhau. Nếu lấy Trái Đất làm mốc thì Mặt Trời chuyển động
II- Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
*)Nhận xét:
- Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác.
- Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
6. Hoạt động 6: Giới thiệu một số chuyển động thường gặp.
+Mục đích: Biết được các dạng của chuyển động thường gặp.
+Thời gian: 5 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, làm việc cá nhân.
 +Phương tiện, tư liệu: SGK, hình vẽ 1.3
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Giới thiệu quỹ đạo của chuyển động.
+Chiếu các hình 1.3 chi HS quan sát.
+Giới thiệu: Một số dạng chuyển động.
+Yêu cầu HS trả lời C9
+Lớp: Quan sát dạng chuyển động trong H1.3.
+Cá nhân: Chỉ ra trong mỗi hình 1.3a,b,c: Chuyển động của máy bay, quả bóng bàn, kim đồng hồ thuộc loại chuyển động nào.
+Cá nhân: Lấy thêm vd chuyển động thẳng, cong, tròn.
III- Một số chuyển động thường gặp:
+Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo chuyển động.
- Chuyển động thẳng.
- Chuyển động cong.
+Chú ý: Chuyển động tròn là trường hợp đặc biệt của chuyển động cong.
+ VD: 
7. Hoạt động 7: Giải các bài tập vận dụng.
+Mục đích: Vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập củng cố.
+Thời gian: 7 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, thảo luận nhóm.
 +Phương tiện, tư liệu: SGK.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành C10, C11.
+Chốt lại câu trả lời C10, C11
+Nhóm: Thảo luận, trả lời C10, C11
IV- Vận dụng:
C10:
-Ôtô: Đứng yên so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
-Người lái xe: Đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
-Người đứng bên đường: Đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô và người lái xe
-Cột điện: Đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô và người lái xe
C11: 
 Nói “Khi k/c từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc”. Câu nói đó không phải lúc nào cũng đúng.
VD: Một vật chuyển động tròn sung quanh vật chọn làm mốc.
8. Hoạt động 8: Củng cố
 +Mục đích: Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức
 +Thời gian: 2 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
?)Qua bài học, cần khắc sâu kiến thức nào?
+Chốt nội dung phần ghi nhớ.
+Cá nhân: Trả lời các câu hỏi của GV 
* Ghi nhớ:
 (SGK- T7) 
9. Hoạt động 9: Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
 +Mục đích: Giúp học sinh nắm nội dung cần ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau.
 +Thời gian: 1 phút
 +Phương pháp: Thuyết trình
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*)Hướng dẫn HS học ở nhà:
+Học thuộc nội dung ghi nhớ . Đọc "Có thể em chưa biết".
+Làm các bài tập 1.2 -> 1.6 (SBT/Tr.3;4). 
*)Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau:
+Đọc trước bài 23 “Vận tốc”
+Lớp: Lắng nghe, ghi nhớ.
VI. Tài liệu tham khảo:
	SGK, SBT, SGV Vật Lí 8
VII. Rút kinh nghiệm:
+Nội dung: ………………………………....…………………….………………………………………………………
 +Phương pháp:………………........………………………….…………………………………………………………
+Phương tiện: …………………..………...………………….…………………………………………………………
+Tổ chức: ……………………...……………………………….…………………………………………………………
+Kết quả: ……………………………...……………………….………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docVat li 8 tiet 1.doc