Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Bài 5 - Sự cân bằng lực. Quán tính

C3:

 Đặt vật nặng A’ lên A PA+ lớn hơn T nên vật nặng A chuyển động nhanh đi xuống, B chuyển động đi lên.

C4:

 Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì A’ bị giữ lại. Khi đó tác dụng lên A chỉ còn hai lực, PA và T lại cân bằng với nhau nhưng A vẫn tiếp tục chuyển động. Kết quả chuyển động của A là thẳng đều

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 6602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Bài 5 - Sự cân bằng lực. Quán tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ………………………......…………….
Ngày giảng: …………………......……………….. Tiết 05
 ……………....………………………
 …………....…………………………
:(
Bài 5
Sù c©n b»ng lùc. Qu¸n tÝnh.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Nêu được hai lực cân bằng là gì?
Nêu được một số ví dụ về 2 lực cân bằng, nhận biết đặc điểm của 2 lực cân bằng và biểu thị bằng vectơ lực.
Biết được: Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không thay đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động đều mãi mãi.
Nêu được quán tính của một vật là gì?
2. Kỹ năng:
Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến quán tính.
Nâng cao kĩ năng tiến hành thí nghiệm, biểu diễn véc tơ lực
3. Thái độ: 
Nghiêm túc, hợp tác khi làm vệc. Có tác phong nhanh nhẹn, chuẩn xác.
II. Câu hỏi quan trọng:
	+Thế nào là hai lực cân bằng?
+Vật sẽ ra sao khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
	+Quán tính của một vật là gì
III. Đánh giá:
+Nắm và hiểu kiến thức trọng tâm của bài
+Vận dụng kiến thức giải được các bài tập mang tính thực tế
	+Có thái độ học tập nghiêm túc. Hăng say.
IV. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
Dụng cụ của thí nghiệm Atut. Búp bê, xe lăn.
Bảng phụ (Vẽ mô tả 3 vật H.5.2.SGK -T 17)
Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
SGK, đồ dùng học tập.
Kẻ bảng 5.1 ra giấy .
V. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp. 
Thời gian: 1 phút
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Kiểm tra sĩ số lớp
+Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài của HS
+Lớp trưởng báo cáo
+Lớp phó học tập báo cáo 
 Sĩ số:
Lớp 8A:.......................................
Lớp 8B:.......................................
Lớp 8D:.......................................
2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ.
	+Mục đích: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức của HS, lấy điểm KT thường xuyên
	+Thời gian: 7 phút
	+Phương pháp: Vấn đáp, làm việc cá nhân.
	+Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Đặt câu hỏi kiểm tra.
+Nhận xét, hợp thức hoá các câu trả lời, các bài tập.
+H1: Vì sao gọi lực là đại lượng vectơ? Biểu diễn véc tơ lực như thế nào?
 Làm bài tập 4.4. SBT
+H2: Biểu diễn trọng lực của một vật A có độ lớn 150N, tỉ xích tuỳ chọn?
+H3:	Làm bài tập 4.2. SBT: Lấy hai ví dụ chứng tỏ lực làm thay đổi vận tốc
+Phần “Ghi nhớ”. SGK
+Bài tập 4.4:
a) Lực cản FC = 150N, lực kéo FK = 250N
b) Trọng lực P = 200N, lực kéo FK = 300N
+ Trọng lực của một vật có độ lớn 150N (HS tự giải)
+Bài 4.2 (HS tự lấy ví dụ)
3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới.
 +Mục đích: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài 
 +Thời gian: 2 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp
 +Phương tiện, tư liệu: SGK, máy tính, máy chiếu
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Đặt vấn đề như SGK (bằng máy chiếu)
+Lớp: Theo dõi, lắng nghe
+Cá nhân: Suy nghĩ về câu hỏi cử GV
4. Hoạt động 4: Hai lực cân bằng.
 +Mục đích: Nắm được khái niệm, biết biểu diễn hai lực cân bằng cùng tác dụng lên một vật.
 Biết được: Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không thay đổi, vật sẽ đứng yên hoặc chuyển động đều mãi mãi.
 +Thời gian: 15 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
+Phương tiện, tư liệu: SGK, máy tính, máy chiếu, dụng cụ của thí nghiệm Atut, bảng phụ (Vẽ mô tả 3 vật H.5.2.SGK -T 17), bảng 5.1
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Vẽ mô tả 3 vật của H.5.2.
+Giới thiệu: Quyển sách, quả cầu, quả bóng đứng yên vì chúng chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
+Yêu cầu HS trả lời C1
(Bằng máy chiếu)
+Theo dõi, giúp đỡ HS biểu diễn lực
+ Nhận xét uốn nắn cho HS
?)Qua các ví dụ trên, hãy cho biết thế nào là hai lực cân bằng ?
?)Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đứng yên thì vận tốc vật như thế nào?
+Giới thiệu : Khi 2 lực ko cân bằng tác dụng lên vật thì vật sẽ CĐ về phía lực tác dụng mạnh hơn.
?)Vậy khi vật đang CĐ mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc của vật có thay đổi ko? 
+Cho HS đọc SGK phần thí nghiệm, quan sát hình 5.3
+Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
+Mô tả quá trình thí nghiệm
+Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra:
+Yêu cầu HS trả lời các câu C2, C3, C4, C5. (bằng máy chiếu)
+Nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS trả lời các câu hỏi
+Yêu cầu HS dựa vào kết quả thí nghiệm nêu nhận xét, đối chiếu dự đoán.
+Lớp: Quan sát hình và nge GV giới thiệu
+Lớp: Giải C1, 3HS lên bảng trình bày, biểu diễn 2 lực cân bằng cùng tác dụng lên 1 vật
(tỉ xích tự chọn).
+Cá nhân: Nêu khái niệm hai lực cân bằng (đã học ở lớp 6)
->Vật sẽ đứng yên mãi
+Lắng nghe, ghi nhớ
+Lớp: Nêu dự đoán, trả lời.
+Cá nhân: Đọc SGK, hình 5.3
+Lớp: Theo dõi GV giới thiệu và mô tả
+Nhóm : Tiến hành TN, quan sát, trả lời C3, C4, C5 ; lấy số liệu điền Bảng 5.1 ( tr.19).
+Lớp: Đối chiếu kết quả với dự đoán -> Rút ra nhận xét
I. Hai lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
C1:
-Tác dụng nên quyển sách có
hai lực: Trọng lực P, lực đẩy Q của mặt bàn
-Tác dụng lên quả cầu có hai
 lực: Trọng lực P, lực căng T 
-Tác dụng lên quả bóng có hai
lực: Trọng lực P, lực đẩy Q của mặ sân
*Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương cùng nằm trên một đường thẳng nhưng ngược chiều
*Hai lực cân bằng tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật sẽ đứng yên mãi.
2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động:
a) Dự đoán:
 Vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì tiếp tục chuyển động thẳng đều.?
b) Thí nghiệm kiểm tra:
+Dụng cụ: Máy đo A- Tút
+Tiến hành:
+Kết quả: 
C2: 
 Quả cân A chịu tác dụng của hai lực: trọng lực PA, sức căng T của dây, hai lực này cân bằng
C3:
 Đặt vật nặng A’ lên A PA+lớn hơn T nên vật nặng A chuyển động nhanh đi xuống, B chuyển động đi lên.
C4:
 Quả cân A chuyển động qua lỗ K thì A’ bị giữ lại. Khi đó tác dụng lên A chỉ còn hai lực, PA và T lại cân bằng với nhau nhưng A vẫn tiếp tục chuyển động. Kết quả chuyển động của A là thẳng đều.
C5:
* Nhận xét:
 Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều mãi mãi.
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu về quán tính.
+Mục đích: Nêu được quán tính của một vật là gì?
 +Thời gian: 8 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân.
+Phương tiện, tư liệu: SGK 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
?) Khi đang đi xe máy, xe đạp mà ta bóp phanh thì 
xe có dừng lại tức thì ko? 
?)Tại sao xe phải CĐ thêm một chút rồi mới dừng lại?
+Yêu cầu HS nêu thêm vài ví dụ chứng minh nhận xét trên.
+Cá nhân: Suy nghĩ, trả lời
+Cá nhân: Đọc thông tin SGK -Trả lời. 
=> Ghi nhận xét.
+Cá nhân: Lấy thêm VD minh hoạ cho quán tính của vật.
II. Quán tính:
1. Nhận xét:
 Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì mọi vật đều có quán tính.
6. Hoạt động 6: Vận dụng.
 +Mục đích: Củng cố cách biểu diễn vectơ lực.
 +Thời gian: 7 phút
 +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
+Phương tiện, tư liệu: SGK, búp bê, xe lăn.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Cho mỗi nhóm làm thí nghiệm ở câu C6, câu C7 và giải thích kết quả.
+Giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi
+Tổ chức cho HS thảo luận
+Kết luận chung, chốt lời giải
+Yêu cầu HS về nhà trả lời câu 8.
+Nhóm: Làm thí nghiệm, thảo luận trả lời C6, C7.
+Lớp: Thảo luận, nhận xét
+Cá nhân: Về nhà làm C8
2. Vận dụng:
 C6:
 Khi đẩy xe đột ngột Búp bê ngã về phía sau. 
 Vì: Khi đó chân búp bê chuyển động cùng với xe, còn phần trên của búp bê vẫn đứng yên theo quán tính (chưa kịp chuyển động theo) Búp bê ngã về phía sau.
C7:
 Bất chợt dừng xe lại Búp bê ngã về phía trước.
 Vì: Xe dừng lại đột ngột, chân búp bê dừng lại cùng xe, nhưng do quán tính nên thân búp bê vẫn chuyển độngvà nó nhào về phía trước.
7. Hoạt động 7: Củng cố.
 +Mục đích: Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức
 +Thời gian: 3 phút
 +Phương pháp: Vấn đáp	
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
+Chốt nội dung kiến thức trọng tâm.
Tổng kết nội dng trọng tâm cần ghi nhớ
+Hai lực cân bằng có đặc điểm như thế nào?
+Vật đứng yên, vật chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
* Ghi nhớ:
 (SGK- T20) 
8. Hoạt động 8: Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
 +Mục đích: Giúp học sinh nắm nội dung cần ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau.
 +Thời gian: 2 phút
 +Phương pháp: Thuyết trình
 +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
*)Hướng dẫn HS học ở nhà:
+Học bài theo vở ghi và SGK
+Bài tập: C8.SGK, bài tập 5.1 -> 5.6. SBT.
*)Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau:
+Đọc bài: “Lực ma sát"
+Lớp: Lắng nghe, ghi nhớ.
VI. Tài liệu tham khảo:
	SGK, SBT, SGV Vật Lí 8
VII. Rút kinh nghiệm:
+Nội dung: ………………………………....…………………….………………………………………………………
 +Phương pháp:………………........………………………….…………………………………………………………
+Phương tiện: …………………..………...………………….…………………………………………………………
+Tổ chức: ……………………...……………………………….…………………………………………………………
+Kết quả: ……………………………...……………………….………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docVL8 tiet 5 Su can bang luc Quan tinh.doc