Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Bài 2 - Vận tốc
C3:
+Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
+ Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đượng đi được trong một đơn vị thời gian.
Ngày soạn: ………………………......……………. Ngày giảng: …………………......……………….. Tiết 02 ……………....……………………… …………....………………………… :( Bài 2 VËn tèc. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của vận tốc là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động. Viết được công thức tính vận tốc Nêu được đơn vị đo của vận tốc 2. Kỹ năng: Biết vận dụng công thức để tính v, s, t. Biết dùng các số liệu trong bảng, biểu để rút ra những nhận xét đúng. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, ý thức nghiêm túc học tập. Nâng cao tinh tần làm việc tự lực, tinh thần hợp tác nhóm. II. Câu hỏi quan trọng: + Vận tốc là gì? + Độ lớn của vận tốc được xác định như thế nào? công thức tính? + Đơn vị của vận tốc là gì? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào? III. Đánh giá: +Nắm và hiểu kiến thức trọng tâm của bài +Vận dụng kiến thức giải được các bài tập mang tính thực tế +Có thái độ học tập nghiêm túc. Hăng say. IV. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Phóng to bảng 2.1 và 2.2, hình vẽ tốc kế. Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập. Học bài được giao, đọc trước bài mới, máy tính bỏ túi. V. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp Thời gian: 1 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG +Kiểm tra sĩ số lớp +Lớp trưởng báo cáo Sĩ số: Lớp 8A:....................................... Lớp 8B:....................................... Lớp 8C:....................................... Lớp 8D:....................................... 2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ +Mục đích: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức của HS, lấy điểm KT thường xuyên +Thời gian: 5 phút +Phương pháp: Vấn đáp, làm việc cá nhân. +Phương tiện, tư liệu: SGK. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG +Đặt câu hỏi kiểm tra. +Nhận xét, hợp thức ho á các câu trả lời. +H1: Làm thế nào để nhậnh biết 1 vật đang CĐ hay đứng yên? Phát biểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Cho ví dụ minh họa cho phát biểu trên? +H2: Giải bài tập 1.2, 1.3 (SBT) +Cách nhận biết (sgk) +Tính chất tương đối của chuyển động và đứng yên (sgk) +Bài 1.2: A +Bài 1.3: Vật mốc là: a. hàng cây,....bên đường b. Người hành khách, ... đangngồi trên xe. c. ( t.tự câu a) d. Cái nghế, ... trên xe. 3. Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới. +Mục đích: Tạo hứng thú học tập, đặt vấn đề vào bài +Thời gian: 2 phút +Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp +Phương tiện, tư liệu: SGK HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG +Giới thiệu bài như trong SGK (bằng máy chiếu) +Lớp: Lắng nghe ->Lớp: Suy nghĩ câu hỏi của GV 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về vận tốc. +Mục đích: Hiểu được độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động. +Thời gian: 8 phút +Phương pháp: Làm việc với SGK, thảo luận nhóm. +Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng 2.1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG +Treo bảng 2.1 lên bảng +Yêu cầu HS làm C1. ?)Tại sao có kết quả đó? ?)Để biết quãng đường chạy được trong 1 giây ta làm như thế nào? +Yêu cầu HS giải C2 +Giới thiệu: Cột (5): Quãng đường chạy được trong 1 giây là vận tốc của mỗi bạn. ?)Hãy so sánh độ lớn các giá trị tìm được (cột 5)trong bàng 2.1, đối chiếu với cột xếp hạng (cột 4), có mối quan hệ gì? ?)Độ lớn của vận tốc cho biết đặc điểm gì của chuyển động? +Yêu cầu HS trả lời C3 ?)Ví dụ : Nối vận tốc của 1 ôtô là 50 Km/h nghĩa là gì? ?)Vận tốc là gì? +Lớp: Quan sát bảng 2.1 +Nhóm: Thảo luận, điền vào cột 4 của bảng 2.1 ->Vì chuyển động trên cùng 1 quãng đường, ai chạy với thời gian ít thì chuyển động nhanh hơn. +Cá nhân: Nêu cách thực hiện, 1 HS lên bảng tính, điền vào cột (5) của bảng 2.1. +Lớp: Theo dõi, nhận xét + Theo dõi, lắng nghe. ->Vận tốc lớn thì xếp hạng càng cao và ngược lại ->Vận tốc càng lớn thì chuyển động càng nhanh. +Cá nhân: Trả lời C3 +Cá nhân: Giải thích +Cá nhân: Trả lời miệng, ghi bài. I- Vận tốc là gì: ( SGK – T 8) C1: C2: C3: +Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.. + Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đượng đi được trong một đơn vị thời gian. 5. Hoạt động 5: Công thức tính vận tốc. +Mục đích: Nắm được công thức tính vận tốc. +Thời gian: 7 phút +Phương pháp: Làm việc với SGK. +Phương tiện, tư liệu: SGK. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG +Giới thiệu các kí hiệu v, s, t và dựa vào bảng 2.1 gợi ý cho HS lập công thức. ?)Cột 5 được tính bằng cách nào ? ?)Viết công thức tính vận tốc? Giải thích các kí hiệu trong công thức? ?)Từ công thức trên, hãy viết công thức tính s và t? ->Lấy quãng đường 60m chia cho thời gian chạy. +Cá nhân: Viết công thức, giải thích các đại lượng ->s = v.t , . II- Công thức tính vận tốc: Trong đó: s: Quãng đường t: Thời gian (đi hết quãng đường đó) v: Vận tốc + Từ công thức s = v.t , 6. Hoạt động 6: Tìm hiểu về đơn vị đo vận tốc. +Mục đích: Nắm được đơn vị và đơn vị hợp pháp của vận tốc. +Thời gian: 8 phút +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động cá nhân. +Phương tiện, tư liệu: SGK, bảng 2.2. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG +Treo bảng 2,2, yêu cầu HS thực hiện C4 +Giới thiệu hai đơn vị thông dụng của vận tốc. +Giải thích cách đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác. ?)Muốn tính vận tốc, ta phải biết gì ? ?)Quãng đường đo bằng dụng cụ gì ? ?)Thời gian đo bằng dụng cụ gì ? +Giới thiệu: Dụng cụ đo vận tốc – Tốc kế (hình 2.2). ?)Tốc kế thường thấy ở đau? +Yêu cầu HS thực hiện C5 +Cá nhân: Điền giá trị vận tốc tương ứng vào bảng 2.2, hoàn thành C4 +Theo dõi, lắng nghe, ghi vở ->Phải biết quãng đường, thời gian. ->Đo bằng thước. ->Đo bằng đồng hồ. ->Tốc kế gắn trên xe gắn máy, ôtô, máy bay… +Nhóm: Thảo luận, làm C5 III- Đơn vị đo vận tốc: C4: Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s , km/h *) Chú ý: 1 km/h = 1000 m/ 3600s = 0,28 m/s. +Dụng cụ đo vận tốc là tốc kế C5: a) Mỗi giờ Ô tô đi được 36 km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8 km. Mỗi giây tầu hỏa đi được 10m b) Ôtô có: v=36km/h== 10m/s Người đi xe đạp có v= =3m/s Tàu hỏa có v=10m/s Ô tô, tàu hỏa chuyển động nhanh như nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất. 7. Hoạt động 7: Vận dụng. +Mục đích: Vận dụng kiến thức giải thành thạo các bài tập. +Thời gian: 10 phút +Phương pháp: Làm việc với SGK, hoạt động cá nhân. +Phương tiện, tư liệu: SGK. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG +Tổ chức cho HS làm C6, C7, C8. + Trở lại trường hợp đầu tiên- phần nêu vấ đề Người (I) đi xe đạp trong 3 phút được 450m. Người (II) chạy bộ 6km trong 0,5 giờ. Hỏi người nào chuyển động nhanh hơn? ?)Vậy khi nào thì hai người nhanh hơn, chậm hơn, bằng nhau? +Làm việc cá nhân, đối chiếu kết quả trong nhóm. +Nhóm: Thống nhất đơn vị tính (dễ so sánh). -Dãy ngoài: Tính vận tốc người đi xe đạp? -Dãy trong: Tính vận tốc người đi bộ? ->Dựa vào vân tốc C6: Vận tốc tàu: v= = C7: t =40 ph = Quãng đường đi được: s= v.t = C8: Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là: s=v.t= 8. Hoạt động 8: Củng cố +Mục đích: Ghi nhớ, khắc sâu kiến thức +Thời gian: 2 phút +Phương pháp: Vấn đáp +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG ?)Qua bài học, cần khắc sâu kiến thức nào? +Tổng quát hoá nội dung bài học. Lưu ý HS cách trình bầy lời giải một bài tập Vật lí +Chốt lại kiến thức chính của bài * Ghi nhớ: (SGK- T19) 9. Hoạt động 9: Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau +Mục đích: Giúp học sinh nắm nội dung cần ghi nhớ và chuẩn bị cho bài sau. +Thời gian: 2 phút +Phương pháp: Thuyết trình +Phương tiện, tư liệu: SGK Vật Lí 8 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG *)Hướng dẫn HS học ở nhà: +Học thuộc phần nghi nhớ, nắm chắc công thức tính vận tốc. Biết vận dụng. +Làm bài tập 2.3, 2.4, 2.5 SBT. *)Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài sau: +Đọc trước bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều +Lớp: Lắng nghe, ghi nhớ. VI. Tài liệu tham khảo: SGK, SBT, SGV Vật Lí 8 VII. Rút kinh nghiệm: +Nội dung: ………………………………....…………………….……………………………………………………… +Phương pháp:………………........………………………….………………………………………………………… +Phương tiện: …………………..………...………………….………………………………………………………… +Tổ chức: ……………………...……………………………….………………………………………………………… +Kết quả: ……………………………...……………………….………………………………………………………….
File đính kèm:
- Vat li 8 tiet 2.doc