Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 20 - Chương 3: Điện học sự nhiễm điện do cọ xát

a) Dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt.

b) Phải hết sức cẩn thận khi dùng điện nhất là đối với mạng điện trong nhà vì có điện áp cao (220V). Các nguyên tắc cần thiết khi sử dụng điện là phải ngắt dòng điện trước khi sửa chữa, lắp đặt các thiết bị mới.

 

doc40 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 20 - Chương 3: Điện học sự nhiễm điện do cọ xát, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểu diễn chiều dòng điện như trong sơ đồ H.21.1a và dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện H.21.1 b, c, d.
- Qui ước: chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
- Biểu diễn chiều dòng điện vào sơ đồ mạch điện H21.1 b, c, d.
- C4: Chiều qui ước của dòng điện ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do.
Hoạt động 3: Củng cố
- Dùng các kí hiệu các bộ phận của mạch điện để làm gì?
- Dùng sơ đồ mạch điện để làm gì?
- Chiều dòng điện trong mạch điện được qui ước như thế nào?
- Bài học.
- Bài học.
- Bài học.
Hoạt động 4
- Về học thuộc bài.
- Làm BT: 21.1, 21.2, 21.3.
- Vẽ sơ đồ mạch điện để thí nghiệm H.22.1 vào vở BT.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
Ngày soạn: /02/2014 Ngày giảng: /02/2014 L7 
 /02/2014 L7
TIẾT 24 TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG 
CỦA DÒNG ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU: 
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên năm dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Thu thập thông tin, xử lí thông tin, lắp ráp và làm thí nghiệm.
- Cẩn thận, hứng thú và hợp tác trong học tập. Biết sử dụng đèn điện tiết kiệm điện.	
II/ CHUẨN BỊ: 
1- GV: Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nguồn điện hai pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 3 đoạn dây dẫn, 1 đèn đi ốt phát quang.
2- HS: Vẽ sơ đồ mạch điện để thí nghiệm H.22.1 vào vở BT.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1- Ổn định.
2- Kiểm tra bài cũ: 	
3- Giảng bài mới: Khi có dòng điện chạy qua một số vật ta thấy vật như thế nào?
Đó là những tác dụng của dòng điện. Để biết gồm có những tác dụng gì? Các em được học ở bài hôm nay và bài tiếp theo.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện.
* Để biết tác dụng nhiệt của dòng điện là gì?
- Các em trả lời C1: Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
- Các em đọc C2. Cho biết C2 yêu cầu ta làm gì?
- Các em lắp mạch điện, đóng công tắc cho đèn sáng và trả lời: 
a) Khi đèn sáng bóng đèn có nóng lên không? Bằng cách nào để xác định điều đó?
b) Bộ phận nào của đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua?
c) Khi đèn sáng bình thường, bộ phận đó của đèn có nhiệt độ khoảng 2500oC.
Bảng bên cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất, hãy giải thích vì sao dây tóc của bóng đèn thường được làm bằng vonfram?
- Trả lời C4: Nếu trong mạch điện với dây dẫn bằng đồng có nối xen một đoạn dây chì (gọi là cầu chì) thì do một số trường hợp tác dụng nhiệt của dòng điện, dây dẫn có thể nóng lên trên 327oC. Hỏi khi đó có hiện tượng gì xảy ra với đoạn dây chì và với mạch điện?
- C1: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, mỏ hàn điện.
- C2: Làm thí nghiệm: 
Lắp mạch điện như sơ đồ hình 22.1.
Đóng công tắc cho đèn sáng.
Trả lời các câu Hỏi a, b, c.
- Làm thí nghiệm.
a) Bóng đèn có nóng lên, bắng cách sờ tay vào bóng đèn.
b) Dây tóc đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng.
c) Dây tóc của bóng đèn làm bằng vonfram có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 2500oC nên không chảy đứt.
- Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên.
Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng.
- Dây chì nóng chảy đứt, mạch điện bị hở.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện.
* Nhiều loại đèn điện hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện. Ta xét loại bóng đèn bút thử điện.
- Trả lời C5: Trong bóng đèn bút thử điện (hình 22.3) có chứa một chất khí (khí nêôn). Hãy quan sát bóng đèn này và nêu nhận xét hai đầu dây bên trong của nó.
- Trả lời C6: Hãy quan sát bóng đèn bút thử điện khi nó phát sáng và trả lời câu Hỏi sau đây: 
Đèn sáng do hai đầu dây đèn nóng lên hay do vùng chất khí ở giữa hai đầu dây này phát sáng?
- Hỏi Các em hoàn thành kết luận được kết luận gì?
- Đó là tác dụng phát sáng của dòng điện.
* Ta xét loại đèn tiếp theo là đèn đi ốt phát quang.
- Các em đọc phần 2, tìm hiểu đèn đi ốt phát quang và cho biết cách thắp đèn sáng khi mắc vào mạch điện.
- Các em làm thí nghiệm và quan sát đèn sáng.
- C5: Hai đầu dây tách rời nhau.
- C6: Đèn sáng do vùng chất khí ở giữa hai đầu dây phát sáng.
- Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
- Nối hai đầu của đèn vào hai cực của nguồn điện.
- Chú ý nghe.
- Nhóm làm thí nghiệm và quan sát đèn.
Hoạt động 3: Vận dụng.
- Các em đọc và làm C8. Cho biết chọn phương án nào?
 C8: E. Không có trường hợp nào.
Hoạt động 4: Củng cố.
- Khi nào dòng điện gây ra tác dụng nhiệt?
- Khi nào dòng điện gây ra tác dụng phát sáng?
- Khi dòng điện chạy qua vật làm cho vật nóng lên. Đó là tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Khi dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng. Đó là tác dụng phát sáng của dòng điện.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Về học thuộc bài.
- Làm bài tập: 22.1.2.3 SBT.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Chép thí nghiệm ở phần I nam châm điện bài 23 SGK.
Ngày soạn: /02/2014 Ngày giảng: /02/2014 L7 
 /02/2014 L7
TIẾT 25 TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN	
I/ MỤC TIÊU: 
- Nêu được dòng điện có tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí.
- Thu thập thông tin, xử lí thông tin, lắp ráp và làm thí nghiệm.
- Cẩn thận, hứng thú học tập. Biết tránh tác dụng từ của dòng điện đến con người.	
II/ CHUẨN BỊ: 
1 GV: Đồ dùng mỗi nhóm: 1 nguồn điện hai pin, 1 cuộn dây, 1 kim nam châm có đế, 3 dây dẫn, 1 miếng sắt, 1 miếng đồng, 1 miếng nhôm, 1 thanh nam châm.
 Đồ dùng cả lớp: 1 nguồn điện 6V, 1 bình đựng dung dịch đồng sun phát có nắp nhựa gắn hai cực bằng than chì, 1 bóng đèn, 1 chuông điện.	
2 HS: Chép thí nghiệm ở phần nam châm điện và C1 bài 23 SGK.	
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1- Ổn định: 
2- Kiểm tra: Khi nào dòng điện có tác dụng nhiệt, có tác dụng phát sáng?
3- Bài mới: 
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện
- Các em đã biết nam châm, vậy nam châm như thế nào?
- Giáo viên giới thiệu nam châm, sắt, đồng, nhôm và kim nam châm.
- Các em làm thí nghiệm đặt thanh nam châm lại gần sắt, đồng, nhôm, hai đầu của kim nam châm quan sát và nêu nhận xét.
- Giáo viên giới thiệu và ghi: Nam châm hút sắt, hút một đầu cực của kim nam châm và đẩy cực còn lại. Ta nói nam châm có tính chất từ.
- Hỏi: Các em đọc phần nam châm điện và C1. Cho biết cách mắc mạch điện để được một nam châm điện.
- C1 yêu cầu ta làm thí nghiệm như thế nào?
- Các em làm thí nghiệm quan sát và trả lời câu Hỏi.
- Làm thí nghiệm em thấy có xảy ra hiện tượng gì không? Cho biết cực nào bị hút, cực nào bị đẩy?
- Qua thí nghiệm em hoàn thành kết luận được kết luận gì?
- Đó gọi là tác dụng từ của dòng điện.
I/ Tác dụng từ: 
- Quan sát.
- Thanh nam châm hút sắt, hút một đầu của kim nam châm và đẩy một đầu còn lại của kim nam châm.
- Theo chuẩn bị.
- Mắc mạch điện như hình 23.1 ta được một nam châm điện.
- C1: Ngắt công tắc đưa đầu cuộn dây lại gần sắt, đồng, nhôm.
Đóng công tắc đưa đầu cuộn dây lại gần sắt, đồng, nhôm.
Đóng công tắc đưa lần lượt hai đầu của kim nam châm gần một đầu cuộn dây. 
- Chưa đóng công tắc không hút sắt, đồng, nhôm.
Đóng công tắc hút sắt.
Hút một cực của kim nam châm và đẩy cực còn lại.
- Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
Nam châm điện có tác dụng từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt hoặc thép.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện
- Làm thí nghiệm đóng công tắc cho học sinh quan sát đèn, sau đó cho học sinh quan sát hai thỏi than.
- Vậy dung dịch đồng sun phát là chất dẫn điện hay chất cách điện?
- Thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu gì?
- Tác dụng này của dòng điện gọi là tác dụng hoá học của dòng điện.
II. Tác dụng hoá học của dòng điện
- Quan sát thí nghiệm.
- Vậy dung dịch đồng sun phát là chất dẫn điện.
- THỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt.
- Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện
* Còn tác dụng sinh lí của dòng điện như thế nào?
- Các em đọc phần III. Cho biết khi nào dòng điện có tác dụng sinh lí?
- Tác dụng sinh lí của dòng điện có lợi và có hại như thế nào?
- Khi dòng điện đi qua cơ thể người có thể làm các cơ co giật, làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.
- Có lợi dùng điện chữa bệnh, có hại làm ngạt thở.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Các em đọc và làm C7. Cho biết vật nào có tác dụng từ.
- Các em đọc và làm C8. Cho biết không có tác dụng nào theo các phương án đã cho?
- C7: C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
- C8: D. Hút các vụn giấy.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Về học thuộc bài.
- Làm bài tập: 23.1.2.3.4 SBT.
- Về đọc phần tìm hiểu chuông điện ở bài học.
- Học thuộc các bài đã học ở phần điện học.
- Làm bài 30: phần I làm câu 1 đến câu 6, phần II làm câu 1 đến câu 5.
Ngày soạn: 01/03/2014 Ngày giảng: /03/2014 L7 
 /03/2014 L7
TIẾT 26 ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
- Ôn tập kiến thức liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích, dòng điện – nguồn điện, chất dẫn điện và chất cách điện – dòng điện trong kim loại, sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện, tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện. 
- Vận dụng các kiến thức để trả lời câu Hỏi và giải bài tập.
- Hứng thú và tích cực trong học tập.	
II/ CHUẨN BỊ: 
1- GV: Nội dung cơ bản bài 17 đến bài 23 SGK. 
2- HS: Ôn bài 17 đến bài 23 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1- Ổn định: 
2- Kiểm tra: Khi nào dòng điện có tác dụng sinh lí?
3- Bài mới: 
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Ôn tập
* Để biết ta cần nhớ những kiến thức gì?
- Làm thế nào để vật nhiễm điện?
- Vật nhiễm điện có khả năng gì?
- Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau?
- Theo qui ước điện tích của thanh thuỷ tinh là điện tích gì? Điện tích của thanh nhựa là điện tích gì?
- Vật như thế nào là nhiễm điện dương, nhiễm điện âm?
- Dòng điện là gì?
- Dòng điện trong kim loại là gì?
- Mỗi nguồn điện có mấy cực là cực gì?
- Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện?
- Làm thế nào để nhận biết là vật dẫn điện hay vật cách điện?
- Vẽ kí hiệu nguồn điện, hai nguồn điên mắc nối tiếp, bóng đèn dây dẫn, công tắc đóng, công tắc mở.
- Hãy kể tên năm tác dụng chính của dòng điện?
- Chiều dòng điện được qui ước như thế nào?
- Cọ xát vật thì vật nhiễm điện.
- Hút các vật khác, làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích khác loại thì hút nhau. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
- Theo qui ước điện tích của thanh thuỷ tinh là điện tích dương. Điện tích của thanh nhựa là điện tích âm.
- Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn. Vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
- Mỗi nguồn điện có hai cực là cực dương và cực âm.
- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua.
Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
- Mắc vật vào mạch điện có nguồn điện, đèn, dây dẫn. Đèn sáng là vật dẫn điện, đèn không sáng là vật cách điện.
- Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện: 
Nguồn điện 
Hai nguồn điện mắc nối tiếp
Bóng đèn 
Dây dẫn
Công tắc đóng
Công tắc ngắt 
- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Các em làm câu 1: Cho biết cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện?
- Các em làm câu 2: Cho biết các hình a, b, c, d các vật được ghi dấu điện tích âm hay dương? Vì sao?
- Câu 3: Cọ xát mảnh ni lông bằng một miếng len, cho rằng mảnh ni lông nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn?
- Trả lời C4: Trong các sơ đồ mạch điện hình 30.2, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
- D. Cọ xác mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô.
- Vật hình a ghi dấu –
Vật hình b ghi dấu –
Vật hình c ghi dấu +
Vật hình d ghi dấu +
- Mảnh ni lông nhận thêm êlectrôn, mảnh len mất bớt êlectrôn.
- Sơ đồ mạch điện hình 30.2c có mũi tên chỉ đúng chiều qui ước dòng điện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Về học thuộc các bài đã học.
- Làm các bài tập đã cho.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: /03/2014 Ngày giảng: /03/2014 L7 
 /03/2014 L7
	/03/2014 L7
TIẾT 27 KIỂM TRA
I/ MỤC TIÊU: 
- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của Hs
- Kiểm tra việc vận dụng các kiến thức để trả lời câu Hỏi và giải bài tập.
- Đánh giá HS theo định kì.	
- Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực trong trả lời và vận dụng.
II/ CHUẨN BỊ: 
1- GV: Đề kiểm tra + Hướng dẫn chấm.
2- HS: Ôn bài.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1- Ổn định: 
2- Kiểm tra: 
* Đề kiểm tra:
Câu 1: (2 điểm)
a) Em hãy cho biết có bao nhiêu loại điện tích? 
b) Hãy cho biết sự quan hệ của các loại điện tích đó.
Câu 2: (2 điểm) 
	a) Dòng điện là gì?
b) Em hãy kể tên một số nguồn điện thường dùng trong gia đình.
Câu 3: (2 điểm)
 	a) Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì?
	b) Em hãy kể tên một số chất dẫn điện, một số chất cách điện. 
Câu 4: (2 điểm)
	Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng?
Câu 5: (2 điểm)
	a) Dòng điện đi qua cơ thể người thì gây ra hiện tượng gì? 
	b) Em hãy nêu các nguyên tắc cần thiết khi sử dụng điện.
* Hướng dẫn chấm: 
Câu
Nội dung
Điểm
1
a) Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
b) Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
1
1
2
a) Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
b) Nguồn điện lưới 220V, ắc quy, pin… 
1
1
3
a) Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
b) Chất dẫn điện: các kim loại như: đồng, chì, bạc, …
 Chất cách điện: nhựa, thủy tinh, sứ, …
1
1
4
 Sơ đồ mạch điện đèn pin
2
5
a) Dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt...
b) Phải hết sức cẩn thận khi dùng điện nhất là đối với mạng điện trong nhà vì có điện áp cao (220V). Các nguyên tắc cần thiết khi sử dụng điện là phải ngắt dòng điện trước khi sửa chữa, lắp đặt các thiết bị mới...
1
1
3. Hướng dẫn về nhà
Đọc và nghiên cứu bài Cường độ dòng điện.
Ngày soạn: /03/2014 Ngày giảng: /03/2014 L7 
 /03/2014 L7
	/03/2014 L7
TIẾT 28 CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết được khái niệm, kí hiệu, đơn vị đo của cường độ dòng điện.
- Biết được cách mắc Ampe kế để đo cường độ dòng điện.
- Có hứng thú, tích cực, cẩn thận và hợp tác trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ: 
1. GV: 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn, 1 ampe kế, 3 dây nối, 1 biến trở.
2. HS: Nghiên cứu bài Cường độ dòng điện
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1- Ổn định: 
2- Trả bài kiểm tra 1 tiết: 
3- Bài mới: Các em thấy bóng đèn có khi sáng mạnh có khi sáng yếu. Để biết vì sao đèn lại như vậy, các em được học ở bài hôm nay.
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu cường độ dòng điện
- Các em quan sát thí nghiệm sau.
- Thí nghiệm gồm có nguồn điện, bóng đèn dây dẫn, ampe kế cho biết dòng điện mạnh hay yếu, biến trở để thay đổi dòng điện.
- Hỏi: Giáo viên lắp mạch điện cho đèn sáng mạnh và yếu.
Em thấy chỉ số của ampe kế như thế nào?
Gv: Qua thí nghiệm em hoàn thành nhận xét được nhận xét gì?
- Qua thí nghiệm để biết cường độ dòng điện là gì? Các em đọc phần 2 cường độ dòng điện.
- Dựa vào đâu để biết cường độ dòng điện?
- Hỏi: Cường độ dòng điện được kí hiệu là gì?
Gv: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Nêu kí hiệu của đơn vị?
- 1A = ? mA.
1: Tìm hiểu cường độ dòng điện
- Chú ý nghe.
- Đèn sáng mạnh số chỉ lớn, đèn sáng yếu số chỉ nhỏ
- Khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
- Dựa vào số chỉ của ampe kế.
- Kí hiệu là I.
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là: A.
Để đo dòng điện có cường độ nhỏ dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA.
- 1A = 1000mA.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ampe kế
- Hỏi: Dùng ampe kế để làm gì?
- Để biết ampe kế các em làm C1.
- Gọi vài học sinh trả lời.
2: Tìm hiểu ampe kế
- Đo cường độ dòng điện.
- C1: a) Ampe kế hình 24.2a có GHĐ: 100mA và ĐCNN: 10mA.
Ampe kế hình 24.2b có GHĐ: 6A và ĐCNN: 0,5A.
b) Ampe kế hình 24.2a, b dùng kim chỉ thị, hình 24.2c hiện số.
c) Ở các chốt nối dây có ghi dấu + và dấu -.
d) Chốt điều chỉnh kim là vít ở trục kim.
Hoạt động 3: Dùng ampe kế để xác định cường độ dòng điện trong mạch
- Các em đọc phần III. Cho biết yêu cầu ta làm gì?
A
- Ampe kế được kí hiệu: 
- Các em làm phần 1, 2.
- Tiếp theo nhóm các em điều chỉnh kim của ampe kế về số 0.
Làm thí nghiệm dùng một pin mắc mạch điện như hình 24.3. Đóng công tắc ghi cường độ dòng điện I1=.....A và quan sát độ sáng của đèn.
Làm thí nghiệm mắc thay một pin bằng hai pin. Đóng công tắc ghi cường độ dòng điện I2=.....A và quan sát độ sáng của đèn.
- Gọi vài nhóm đọc kết quả I1, I2 và nêu độ sáng của đèn.
- Các em làm C2 hoàn thành nhận xét được nhận xét gì?
A
- Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3, ampe kế được kí hiệu là: 
Mắc mạch điện như hình 24.3.
Điều chỉnh ampe kế đúng số 0.
Đóng công tắc ghi cường độ dòng điện I1=.....A và quan sát độ sáng của đèn.
Làm thí nghiệm mắc thay một pin bằng hai pin. Đóng công tắc ghi cường độ dòng điện I2=.....A và quan sát độ sáng của đèn.
- Sơ đồ mạch điện: 
A
Qua dụng cụ bóng đèn dây tóc.
I1=.....A 
I2=.....A 
- Đọc kết quả, nêu độ sáng của đèn.
- Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Làm C3: Đổi đơn vị cho các giá trị sau: 
a) 0,175A =.........mA.
b) 0,38A =..........mA
c) 1250mA =.........A
d) 280mA =.........A
- Trả lời C5: Ampe kế trong sơ đồ nào ở hình 24.4 được mắc đúng, vì sao? 
- C3: 
a) 0,175A =175mA.
b) 0,38A = 380mA
c) 1250mA =1,250A
d) 280mA =0,280A
- C5: Ampe kế trong sơ đồ hình 24.4a mắc đúng . Vì chốt dương của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
- Về học thuộc bài.
- Làm bài tập: 24.1.2.3.4 SBT.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Chép phần III bài 25 SGK và vẽ hình 25.3 vào vở bài tập.
Ngày soạn: /03/2014 Ngày giảng: /03/2014 L7 
 /03/2014 L7
	/03/2014 L7
TIẾT 29 HIỆU ĐIỆN THẾ
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết được nguồn điện có hai cực khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế, nhờ thế mà tạo ra được dòng điện. Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn.
- Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của pin hay acquy. 
- Tính tích cực và hợp tác trong học tập.	
II/ CHUẨN BỊ: 
1- GV: 2 pin + hộp lắp pin, 1 vôn kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 5 dây nối.	
2- HS: Chuẩn bị bài mới.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1- Ổn định: 
2- Kiểm tra: Cường độ dòng điện được kí hiệu là gì? Nêu đơn vị đo dòng điện. 
3- Bài mới: 
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiệu điện thế và đơn vị đo hiệu điện thế
- Các em đọc phần I. Cho biết ở đâu có hiệu điện thế. Hiệu điện thế được kí hiệu là gì?
- Nêu đơn vị đo hiệu điện thế và kí hiệu?
- Cho biết 1V = ......mV
 1KV = .....V.
- Các em làm C1: Trên mỗi nguồn điện có ghi giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch. Hãy ghi các giá trị này cho các nguồn điện dưới đây: 
Pin tròn: .......V
Acquy của xe máy: ........V
Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà: ......V.
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. Hiệu điện thế được kí hiệu là: U.
- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là: V.
Đo hiệu điện thế nhỏ dùng đơn vị milivôn (mV), đo đơn vị hiệu điện thế lớn dùng đơn vị kilôvôn (KV).
 1V = 1000mV
 1KV = 1000V.
- C1: Pin tròn: 1,5 V
 Acquy của xe máy: .12 V
 Giữa hai lỗ của ổ lấy điện trong nhà: 220 V.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vôn kế
- Cho biết dùng vôn kế để làm gì?
- Hình 25.2a,b,c là các vôn kế. Cho biết trên mặt vôn kế hình 25.2a,b có ghi chữ gì? Trong các vôn kế, vôn kế nào dùng kim, vôn kế nào hiện số? Nêu GHĐ và ĐCNN của vôn kế hình 25.2a,b?
- Các em xem vôn kế ở hình 25.3, ở các 

File đính kèm:

  • docGAVL 7 co ca kenh hinh dep.doc
Giáo án liên quan