Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết: 11 - Bài 10 : Nguồn âm

GDMT:-Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4179 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết: 11 - Bài 10 : Nguồn âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày day :23/ 10 / 2014	
Tiết:11	 BÀI 10 : NGUỒN ÂM 
I/MỤC TIÊU :
Kiến thức:
+ Hiểu được đặc điểm chung của các nguồn âm là dao động
+ Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
Kỹ năng: 
+ Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
+Giải thích được các hiện tượng vật lý đơn giản trong cuộc sống, trong tự nhiện
Thái độ: Yêu thích môn học, có tinh thần hợp tác, tham gia làm các TN tích cực để xây dựng bài
*GDMT:- Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá .
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên : Dụng cụ cho mỗi nhóm:
1 sợi dây cao su mảnh, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa và búa cao su, 1 tờ giấy, 1 mẩu lá chuối (hoặc bao ni lông) 1 cốc thủy tinh không, 1 cốc thủy tinh có nước, 1 quả cầu, giá thí nghiệm.
2.Chuẩn bị của học sinh: Xem trước nội dung bài học, liên hệ thực tế về những vật phát ra được âm.
III. PHƯƠNG PHÁP. 
-Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
IV/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định tình hình lớp (1ph)
 - Điểm danh học sinh trong lớp :
2.Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 
3.Giảng bài mới :
 - Giới thiệu bài (1 ph):GV: Đặt vấn đề: Chúng ta vẫn thường nói chuyện với nhau, lắng nghe những âm thanh phát ra như tiếng đàn du dương, tiếng chim hót líu lo, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ồn ào ngoài đường phố. Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào? Những vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? Khi nào thì vật phát ra âm trầm, âm bổng? Âm truyền qua được những môi trường nào? Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào? Chương II: Âm học sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những vấn đề này. 
 -Trước tiên các em hãy theo dõi câu chuyện sau : (GV đưa câu chuyện lên màn chiếu).(5 phút)
 Nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Trong dịp Trung thu nhà trường đã tổ chức cuộc thi múa lân để tạo không khí vui tươi trong học tập. Lớp 7/2 của Bạn Nam cũng tham gia dự thi. Bạn Nam phụ trách đánh trống cho các bạn múa. Trong khi biểu diễn trống đang kêu bỗng có một chiếc lá rơi trên mặt trống và nhảy tung tăng. Bạn Nam ngạc nhiên không hiểu vì sao chiếc lá lại nhảy được trên mặt trống khi trống đang kêu. Các em hãy giúp bạn Nam giải quyết hiện tượng trên”. 
 Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó. 
+GV ghi bảng và chiếu trên màn chiếu : Bài 10 – Nguồn âm 
 - Tiến trình bài dạy :
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Nhận biết nguồn âm
6 phút
 GV: Yêu cầu HS đọc câu C1, sau đó giữ im lặng để trả lời câu hỏi C1.
GV: Thông báo cho HS: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ về nguồn âm trong đời sống hàng ngày.
HS: Đọc câu C1 trong SGK, và giữ im lặng lắng nghe âm thanh để trả lời câu hỏi C1.
+ Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C2: cái trống, cây đàn,….
I.Nhận biết nguồn âm:
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm
22
phút
B1: Tình huống xuất phát 
Giáo viên làm thí nghiệm gõ vào một số vật để phát ra âm, rồi cũng gõ vào một số vật đó nhưng không phát ra âm, rồi hỏi: Tại sao có những vật gõ vào thì phát ra âm, có những vật gõ không phát ra âm. Em hãy suy nghĩ xem để phát ra âm thì phải có đặc điểm chung gì?
B3: Đề xuất giả thuyết, thiết kế phương án thí nghiệm
-Em hãy nghĩ cách tiến hành thí nghiệm xem có phải muốn vật phát ra âm thì vật đó phải rung động không? 
-Chốt lại các phương án thí nghiệm
B4: Tiến hành TN kiểm tra
-Cho HS làm các thí nghiệm như SGK
B5: Rút ra kết luận
-Qua các thí nghiệm trên em rút ra được kết luận gì?
-Tổng kết lại: Sự rung động của dây cao su, thành cốc, âm thoa…đó gọi là dao động. Khi phát ra âm thì các vật đều dao động.
+Giải quyết câu chuyện nêu ra đầu bài 
+Em hãy giải thích vì sao khi trống đang kêu thì chiếc lá nhảy tung tăng trên mặt trống?
B2: Bộc lộ quan niệm ban đầu
Cá nhân đưa ra các trường hợp
-Gõ mạnh vào vật
-Gõ nhẹ vào vật
- Gõ sao cho vật rung động mạnh
- Gõ nhanh liên tục
Nhóm thống nhất
Gõ mạnh cho vật rung động
-HS đưa ra các phương án thí nghiệm khác nhau
-Tiến hành thí nghiệm 
+Bật mạnh dây cao su
+Gõ vào thành cốc
+Gõ vào âm thoa
……………..
Thảo luận nhóm thống nhất
Khi các vật phát ra âm thì thấy các vật đó đều rung động mạnh.
-Do sự rụng động của mặt trống khi phát ra âm làm cho chiếc lá nhảy tung tăng trên mặt trống.
II.Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
1)TN 1
Dây cao su rung động và âm phát ra.
2)TN2:
Thành cốc thủy tinh rung động phát ra âm .
-Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng gọi là dao động.
3) TN3:
Âm thoa dao động phát ra âm. 
 KL:-Khi phát ra âm các vật đều dao động.
GDMT:-Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá .
Hoạt động 3: Củng cố - vận dụng
8
phút
 -Nguồn âm là gì? Cho ví dụ
-Khi phát ra âm, các vật có chung đặc điểm gì?
GV: Yêu cầu HS trả lòi câu C6: yêu cầu làm cho tờ giấy và lá chuối phát ra âm.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C7. Gọi 1 HS trả lời các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
+ Nếu các bộ phận đó phát ra âm mà muốn dừng lại thì phải làm thế nào?
Bài tập 1: 
Khẳng định nào đúng (Đ), khẳng định nào sai (S)?
Khẳng định
Lựa chọn 
Đáp án
1) Có âm phát ra thì phải có vật dao động 
ĐĐđ
Đ
2) Trong đời sống hàng ngày phải lặng yên tuyệt đối 
S
S
3) Nguồn âm là một vật dao động
Đ
Đ
 Bài tập 2: Khi ta nghe thấy tiếng nhạc từ đài phát ra thì:
A. màng loa của đài bị căng ra.
B. màng loa của đài bị nén lại
C. màng loa của đài bị bị dao động
D. màng loa của đài bị bị dịch chuyển
Bài tập 3: Âm thanh được tạo ra nhờ
A.Nhiệt B điện
C. Ánh sáng D. dao động
-Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
-Khi phát ra âm các vật đều dao động.
C6: Hoạt động theo nhóm cuộn lá chuối thành kèn và thổi cho phát ra âm và nêu được.
+ Tờ giấy đầu nhỏ của kèn lá chuối dao động.
C7: Nêu được một số ví dụ về nhạc cụ như: dây đàn ghi ta, dây đàn bầu, cột không khí trong ống sáo, mặt của cồng chiêng…….
+ Giữ cho các vật đó không dao động.
BT 2: Đáp án C
BT 3: Đáp án D
III.VẬN DỤNG.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2 ph):
-Về nhà có thể tiến hành thí nghiệm câu c8, c9
-Làm tất cả các bài tập SBT
-Xem trước bài 11
-Có thể tiến hành trước một số thí nghiệm để nghe được các âm khác nhau
V/RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG 
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTiet 11 BAI 10 NGUON AM.doc