Bài giảng Môn Vật lý lớp 6- Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 9: Lực đàn hồi

-HS làm việc cá nhân và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.

 C5: a Tăng gấp đôi.

 b Tăng gấp ba.

-HS làm việc cả lớp và phát biểu theo chỉ định của giáo viên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2665 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 6- Tuần 8 - Tiết 8 - Bài 9: Lực đàn hồi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 08 Ngày soạn : 03/10/2014
Tiết : 08 	 Ngày dạy : 06/10/2014
Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI
I . Mục tiêu : 
1.Kiến thức : 
 - Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó bị biến dạng.
 - So sánh được độ mạnh yếu của lực dựa vào tác dụng làm biến dạng nhiều hay ít. 
- Nêu được ví dụ về một số lực.
2. Kĩ năng : 
 - Có kỹ năng làm thí nghiệm , óc quan sát, suy luận hợp lý.
3. Thái độ : 
 - Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên: 
 - Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan.
 - 1 giá đỡ, 1 lò xo mềm, 1 thước thẳng , 1 bảng ghi kết quả.
2. Học sinh : 
 - Đọc kĩ nội dung bài học trước ở nhà.
 - Học bài và làm bài tập trong sách bài tập ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
6A3:
6A4:
6A5:
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1: Trọng lực là gì? Nêu phương và chiều của trọng lực?
 Câu 2: Nêu đơn vị đo lực?
3.Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
- 1 sợi dây cao su và một sợi dây thun giống nhau ở điểm nào? 
- Lắng nghe
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi.
1. Biến dạng của một lò xo
Yêu cầu học sinh quan sát, làm thí nghiệm theo hình 9.1 và 9.2 trang 30 SGK VL6.
- Hướng dẫn học sinh lắp giá treo lò xo, cách
 đặt thước thẳng.
- Đo chiều dài của lò xo khi chưa treo quả nặng.
- Lần lượt móc 1,(2, 3) quả nặng vào lò xo và ghi các kết quả tương ứng vào bảng 9.1, sau đó tháo quả nặng ra và đo lại chiều dài lò xo, so sánh với chiều dài tự nhiên của lò xo(chỉ ghi đến cột 3)
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra kết quả, từ đó kiểm tra học sinh về việc thức hiện các phép đo.
* Yêu cầu học sinh làm C1
- Biến dạg của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng gì? Lò xo là vật có tính chất gì?
2. độ biến dạng của lò 
- Độ biến dang của lò xo (nghĩa là độ dài thêm khi treo quả nặng vào) được tính bằng cách nào?
* Yêu cầu học sinh làm C2 .
-HS làm việc theo nhóm. Phân công mỗi thành viên trong nhóm phụ trách 1 công việc :
 Làm thí nghiệm, đọc kết quả đo, ghi kết quả. Thảo luận các nhận xét, rút ra kết luận chung cho cả nhóm và báo cáo kết quả đo theo yêu cầu của giáo viên.	 	
Học sinh làm C1
HS làm việc cả lớp. Phát biểu theo chỉ định của giáo viên. (1) dãn ra , (2) tăng lên, (3) bằng.
- Học sinh trả lời C2
-HS trả lời cá nhân : lấy chiều dài khi biến dạng trừ chiều dài tự nhiên., l - lo .
I/ Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng 
 1) Biến dạng của 1 lò xo : 
*Thí nghiệm Hình 9.1, 9.2
* Rút ra kết luận :
C1 : (1) dãn ra, (2) tăng lên, (3) bằng.
- Biến dạg của lò xo có đặc điểm như trên gọi là biến dạng đàn hồi.
- Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
2) Độ biến dạng của lò xo :(SGK) 
C2 .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu lực đàn hồi và đặc điểm của lực đàn hồi.
1. Lực đàn hồi.
- Thông báo cho học sinh lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào quả nặng gọi là lực đàn hồi.
Yêu cầu học sinh làm C3 
2. Đặc điểm của lực đàn hồi .
 Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi C4 từ đó nắm vững đặc điểm của lực đàn hồi
Học sinh trả lời C3,C4
C3: Cường độ lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ trọng lượng của quả nặng
C4: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng
II/ Lực đàn hồi và đặc điểm của nó :
1) Lực đàn hồi : 
 C3: Cường độ lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ trọng lượng của quả nặng.
 2) Đặc điểm của lực đàn hồi 
 C4: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
Hoạt động 4 : Vận dụng.
Yêu cầu học sinh làm C5 và C6 .
Hướng dẫn học sinh trả lời C5,C6
-HS làm việc cá nhân và trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
 C5: a ……Tăng gấp đôi.
 b…… Tăng gấp ba.
-HS làm việc cả lớp và phát biểu theo chỉ định của giáo viên.
III/ Vận dụng : 
C5: a …………Tăng gấp đôi.
 b………….. Tăng gấp ba.
C6 :Giống nhau : đều có tính chất đàn hồi.
IV. Củng cố:
- Đặt các câu hỏi sau : Lò xo là 1 vật như thế nào? Tính đàn hồi là như thế nào? 
- Đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 32 SGK VL6.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 9.4 trang 14 SBT VL6.
- Học bài và làm bài để kiểm tra 1 tiết.- Hãy tìm một số vật mà khi tác dụng lực thì nó biến dạng, khi thôi tác dụng lực thì nó lại trở về hình dạng ban đầu.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	

File đính kèm:

  • doctuan8ly6t8.doc