Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tiết 47 - Bài 28: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử

1. Kiến thức :

- Nắm được phương trình trạng thái của khí lí tưởng

2. Kỹ năng:

 - Từ các phương trình của định luật Bôi lơ-Mariốt và định luật Saclơ xây dựng được phương trình Clapêrôn.

 - Vận dụng được phương trình Clapêrôn để giải được các bài tập ra trong bài và bài tập tương tự.

 

doc22 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3718 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tiết 47 - Bài 28: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác bằng các quá trình biến đổi trạng thái.
- Những quá trình trong đó chỉ có hai thông số biến đổi còn một thông số không đổi gọi là đẳng quá trình.
Hoạt động 3 (3 phút) : Tìm hiểu quá trình đẳng nhiệt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Giới thiệu quá trình đẳng nhiệt.
- Cho HS tìm ví dụ thực tế.
- Ghi nhận khái niệm.
- Tìm ví dụ thực tế.
II. Quá trình đẳng nhiệt.
 Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.
Hoạt động 4 (15 phút) : Tìm hiểu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Nêu ví dụ thực tế để đặt vấn đề.
- Trình bày thí nghiệm.
- Cho học sinh thảo luận nhóm để thực hiện C1.
- Cho học sinh thảo luận nhóm để thực hiện C2.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của một lượng khí khi nhiệt độ không đổi.
- Giới thiệu định luật.
- Nhận xét mối liên hệ giữa thể tích và áp suất trong ví dụ mà thầy cô đưa ra.
- Quan sát thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm để thực hiện C1.
- Thảo luận nhóm để thực hiện C2.
- Nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một khối lượng khí khi nhiệt độ không đổi.
- Ghi nhận định luật.
- Viết biểu thức của định luật.
III. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.
1. Đặt vấn đề.
 2. Thí nghiệm. 
Thay đổi thể tích của một lượng khí, đo áp suất ứng với mỗi thể tích ta có kết quả:
Thể tích V
(10-6 m3)
Áp suất p
(105 Pa)
pV
(Nm)
20
1,00
2
10
2,00
2
40
0,50
2
30
0,67
2
3. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.
 Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
p ~ hay pV = hằng số
Hoặc: p1V1 = p2V2 = …
Hoạt động 5 (5 phút) : Tìm hiểu về đường đẳng nhiệt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Giới thệu đường đẳng nhiệt.
 - Vẽ hình 29.3.
 - Yêu cầu học sinh nhận xét về dạng đường đẳng nhiệt.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về các đường đẳng nhiệt ứng với các nhiệt độ khác nhau.
- Ghi nhận khái niệm.
- Nêu dạng đường đẳng nhiệt.
- Nhận xét về các đường đẳng nhiệt ứng với các nhiệt độ khác nhau.
IV. Đường đẳng nhiệt.
- Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.
 Dạng đường đẳng nhiệt :
 Trong hệ toạ độ p, V đường đẳng nhiệt là đường hypebol.
 Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng nhiệt khác nhau.
 Đường đẳng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn.
Hoạt động 6 (2 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.
- Yêu cầu học sinh về nhà trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trang 159.
- Ghi nhận những kiến thức cơ bản.
- Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
 Ngày soạn: 1/3/2014
Tiết TC 27 ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ – MA-RI-ỐT
I. MỤC TIÊU
	- Vận dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt để giải được một số bài tập về quá trình đẳng nhiệt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: chuẩn bị phiếu học tập:
Câu 1 (29.6 SBT): Một lượng khí ở nhiệt độ 18oC có thể tích 1 m3 và áp suất 1 atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5 atm. Tính thể tích khí nén.
Câu 2 (29.8 SBT): Tính khối lượng khí ôxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0oC. Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m3.
Câu 3: Bơm không khí có áp suất p1 = 1atm vào một quả bóng da. Mỗi lần bơm ta đưa được 125 cm3 không khí vào bóng. Hỏi sau khi bơm 12 lần áp suất bên trong quả bóng là bao nhiêu? Cho biết: Dung tích của bóng không đổi là V= 2,5 lít. Trước khi bơm, bóng chứa không khí ở áp suất 1atm. Xem nhiệt độ không đổi.
Hướng dẫn
Câu 1: 
Câu 2: Gọi p0, V0, D0 lần lượt là áp suất, thể tích, khối lượng riêng ở điều kiện chuẩn.
p0, V0, D0 lần lượt là áp suất, thể tích, khối lượng riêng ở nhiệt độ 0oC.
 Ta có khối lượng khí: (1)
Vì quá trình đẳng nhiệt: (2)
Từ (1) và (2): 
Và .
Câu 3: Xét khối khí trong bóng sau 12 lần bơm: trước khi bơm, thể tích khí là:
V1 = 12.0,125 + 2,5 = 4,0 (lít)
Sau khi được bơm vào bóng, khí có thể tích: V2 = 2,5 lít.
Do nhiệt độ của khí không đổi, áp dụng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt:
p1V1 = p2.V2 .
{Mở rộng: giải bài toán nếu trước khi bơm, bóng chứa không khí ở áp suất 1,2 atm:
Ban đầu lượng khí trong bóng có V0 = 2,5 lít; p0 = 1,2 atm tương đương với lượng khí ở áp suất p1 = 1atm có thể tích V01 = lít ở cùng nhiệt độ.
Khi đó: V1 = 12.0,125 + 3 = 4,5 (lít) .
2. Học sinh: làm bài tập ở nhà (GV đã yêu cầu).
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (7 phút) : Kiểm tra bài cũ : thế nào là quá trình đẳng nhiệt, phát biểu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.
Hoạt động 2 (33 phút) : Giải các bài tập trong phiếu học tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Ghi các bài tập, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, giải các bài tập ở trên.
- Tổ chức cho các HS trình bày lời giải các bài tập lên bảng.
- Yêu cầu các HS khác nhận xét và đặt câu hỏi với bài làm của bạn.
- Bổ sung, nhận xét, giải đáp các câu hỏi của các nhóm.
- Đại diễn mỗi HS trình bày lời giải và đáp án cho mỗi bài.
- HS nhận xét và đặt câu hỏi với bài làm của bạn.
- Đáp án và lời giải của các bài tập
- Lời giải hoàn chỉnh của từng bài tập trong SGK.
- Nhận xét của HS về lời giải đã trình bày.
Hoạt động 3 (2 phút ) : Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhận xét tiết học.
- Ghi bài tập về nhà.
- Ghi nhận nhiệm vụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tiết 49 Ngày soạn: 4/3/2014
BÀI 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :	
	- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích.
	- Phát biểu và nêu được biểu thức về mối quan hệ giữa P và T trong quá trình đẳng tích.
	- Nhận biết được dạng đường đẳng tích trong hệ tọa độ (p, T).
	- Phát biểu được định luật Sác-lơ.
2. Kỹ năng :	
	- Xử lí được các số liệu ghi trong bảng kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận về mối quan hệ giữa P và T trong quá trình đẳng tích.
	- Vận dụng được định luật Sac-lơ để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên :	
Chuẩn bị thí nghiệm; Bảng “kết quả thí nghiệm”, SGK. 
(hoặc chuẩn bị bài dạy bằng PowerPoint)
Học sinh :	
	- Ôn lại về quá trình, đẳng quá trình, nhiệt độ tuyệt đối. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (7 phút): Kiểm tra bài cũ: Phát biểu, viết biểu thức của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.
Hoạt động 2 (5 phút) : Tìm hiểu quá trình đẳng tích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu học sinh nêu quá trình đẳng tích. 
- Tương tự quá trình đẳng nhiệt cho biết thế nào là quá trình đẳng tích.
I. Quá trình đẳng tích.
 là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.
Hoạt động 3 (15 phút) : Tìm hiểu định luật Sác-lơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Tiến hành thí nghiệm biểu diễn.
- Cho học sinh thảo luận nhóm để thực hiện C1.
- Cho học sinh nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một khối lượng khí khi thể tích không đổi.
- Giới thiệu định luật.
- Quan sát thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm để thực hiện C1.
- Qua kết quả tìm được khi thực hiện C1, nêu mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một khối lượng khí khi thể tích không đổi.
- Ghi nhận định luật.
II. Định luật Sác –lơ.
1. Thí nghiệm.
 Đo nhiệt độ của một lượng khí nhất định ở các áp suất khác nhau khi thể tích không đổi ta được kết quả :
p
 (105Pa)
T 
(oK)
()
1,2
298
402,7
1,3
323
402,5
1,4
348
402,3
1,5
373
402,1
2. Định luật Sác-lơ.
 Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
 = hằng số hay = = …
Hoạt động 4 (13 phút) : Tìm hiểu đường đẳng tích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Giới thiệu đường đẳng tích.
- Yêu cầu hs sinh thực hiện C2
- Yêu cầu học sinh nêu dạng đường đẳng tích.
- Giới thiệu các đường đẳng tích ứng với các thể tích khác nhau.
- Đường đẳng tích có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh nhận xét về các đường đẳng tích với thể tích khác nhau của một lượng khí.
- Ghi nhận khái niệm.
- Thực hiện C2.
- Nêu dạng đường đẳng tích.
- Vẽ hình 30.3.
- HS quan sát trả lời.
 - Nhận xét về các đường đẳng tích ứng với các thể tích khác nhau của một lượng khí.
III. Đường đẵng tích.
 Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất của một lượng khí theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích.
 Dạng đường đẳng tích :
 Trong hệ toạ độ OpT đường đẳng tích là đường thẳng kéo dài đi qua góc toạ độ.
 Ứng với các thể tích khác nhau của cùng một khối lượng khí ta có những đường đẳng tích khác nhau. Đường ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn.
Hoạt động 5 (2 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu HS tóm tắt những kiến thức cơ bản.
- Yêu cầu HS về nhà trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trang 162
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
- Ghi các câu hỏi và bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Ngày soạn: 7/3/2014
 Tiết TC 28 ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ
I. MỤC TIÊU
	- Vận dụng định luật Sác-lơ để giải được một số bài tập về quá trình đẳng nhiệt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: chuẩn bị phiếu học tập:
Câu 1: Một chiếc lốp ô tô chứa không khí có áp suất 5 bar và nhiệt độ 25oC. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50oC. Tính áp suất của không khí trong lốp xe lúc này.
Câu 2 (30.7): Một bình thủy tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Nung nóng bình lên tới 200oC. Áp suất không khí trong bình là bao nhiêu? Coi sự nở vì nhiệt của bình là không đáng kể.
Câu 3 (30.8): Một bình hình trụ đặt thẳng đứng có dung tích 8 lít và đường kính trong 20 cm, được đậy kín bằng một nắp có khối lượng 2 kg. Trong bình chứa khí ở nhiệt độ 100oC dưới áp suất bằng áp suất khí quyển (105 N/m2). Khi nhiệt độ trong bình giảm xuống còn 20oC thì:
Áp suất khí trong bình bằng bao nhiêu?
Muốn mở nắp bình cần một lực bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn
Câu 1: Trạng thái 1: ; ; Trạng thái 2: 
Xem thể tích không đổi: .
Câu 2: Điều kiện tiêu chuẩn: ; ; 
Xem thể tích không đổi: .
Câu 3: a) Xét lượng khí trong bình:
Trạng thái đầu: ; ; 
Trạng thái sau: ; .
Thể tích không đổi: .
b) Cần tác dụng vào nắp một lực thắng được trọng lượng của nắp và lực gây ra bởi sự chênh lệch áp suất giữa không khí bên trong và bên ngoài bình:
.
2. Học sinh: làm bài tập ở nhà (GV đã yêu cầu).
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (7 phút) : Kiểm tra bài cũ : thế nào là quá trình đẳng tích, vận dụng định luật Sác lơ làm câu 7 trang 162 SGK.
Hoạt động 2 (33 phút) : Giải các bài tập trong phiếu học tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Ghi các bài tập, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, giải các bài tập ở trên.
- Tổ chức cho các HS trình bày lời giải các bài tập lên bảng.
- Yêu cầu các HS khác nhận xét và đặt câu hỏi với bài làm của bạn.
- Bổ sung, nhận xét, giải đáp các câu hỏi của các nhóm.
- Đại diễn mỗi HS trình bày lời giải và đáp án cho mỗi bài.
- HS nhận xét và đặt câu hỏi với bài làm của bạn.
- Đáp án và lời giải của các bài tập
- Lời giải hoàn chỉnh của từng bài tập trong SGK.
- Nhận xét của HS về lời giải đã trình bày.
Hoạt động 3 (2 phút ) : Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm các bài 30.9; 30.10 SBT.
- Ghi nhận nhiệm vụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Tiết 50 Ngày soạn: 9/3/2014
BÀI 31: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG (t1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 	
- Nắm được phương trình trạng thái của khí lí tưởng
2. Kỹ năng: 	
	- Từ các phương trình của định luật Bôi lơ-Mariốt và định luật Saclơ xây dựng được phương trình Clapêrôn.
	- Vận dụng được phương trình Clapêrôn để giải được các bài tập ra trong bài và bài tập tương tự.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Tranh, sơ đồ mô tả sự biến đổi trạng thái.
Học sinh : Ôn lại các bài 29 và 30.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (7 phút) : Kiểm tra bài cũ : Viết biểu thức của các định luật Bôilơ – Mariôt và định luật Sáclơ. Vẽ đường đẳng nhiệt và đẳng tích trên hệ trục toạ độ OVp.
Hoạt động 2 (10 phút) : Tìm hiểu khí thực và khí lí tưởng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Nêu câu hỏi: Khí tồn tại trong thực tế có tuân theo các định luật Bôilơ – Mariôt và định luật Sáclơ hay không.
- Tại sao vẫn có thể áp dụng các định luật chất khí cho khí thực.
- Nhận xét học sinh trả lời.
- Nêu và phân tích giới hạn áp dụng các định luật chất khí.
- Đọc SGK và trả lời các câu hỏi của GV: 
I. Khí thực và khí lí tưởng.
- Các chất khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật Bôilơ – Mariôt và định luật Sáclơ. Giá trị của tích pV và thương thay đổi theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí.
- Chỉ có khí lí tưởng là tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học.
- Sự khác biệt giữa khí thực và khí lí tưởng không lớn ở nhiệt độ và áp suất thông thường
Hoạt động 3 (20 phút) : Xây dựng phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Xét một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p1, V1, T1) sang trạng thái 2 (p2, V2, T2) qua trạng thái trung gian 1’ (p’, V2, T1) :
+ Yêu cầu HS viết biểu thức liên hệ giữa p1, V1; p’, V2 khi lượng khí chuyển từ trạng thái (1) sang (1’).
+ Yêu cầu HS viết biểu thức liên hệ giữa p’, T1 và p2, T2 khi lượng khí chuyển từ trạng thái (1’) sang (2).
Từ đó yêu cầu HS đưa ra phương trình tổng quát của khí lí tưởng.
- GV khái quát đó là phương trính trạng thái của khí lí tưởng hay phương trình Cla-pê-rôn.
- Yêu cầu HS vẽ các quá trình biết đổi ở trên lên hệ tọa độ Ovp.
( Vẽ hình 31.3).
- Viết các phương trình liên hệ giữa các đại lượng ứng với quá trình (1) tới (1’) và (1’) tới (2).
- Thiết lập được phương trình tổng quát.
- Vẽ được đồ thị trong từng quá trình biến đổi.
II. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
(1) sang (1’): 
(1’) sang (2): 
 hay = hằng số
 Độ lớn của hằng số này phụ thuộc vào khối lượng khí.
 Phương trình trên gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng hay phương trình Clapâyrôn.
Hoạt động 4 (5 phút ) : Làm bài tập vận dụng.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đề ra: Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 27oC và áp suất 105 Pa. Tính áp suất của khí trong bơm khi không khí bị nén xuống còn 20 cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 39oC.
(ĐS: )
- GV cho HS thảo luận và làm bài tập.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về làm bài tập SGK
- Làm bài tập vận dụng.
- Ghi nhận nhiệm vụ về nhà
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Tiết 51 Ngày soạn: 11/3/2014
BÀI 31: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG (t2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : 	
- Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp, viết được biểu thức liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp.
- Hiểu ý nghĩa vật lí của “độ không tuyệt đối”.
2. Kỹ năng: 	
	- Vận dụng được phương trình Clapêrôn để đưa ra các phương trình của đẳng quá trình.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : Chuẩn bị nội dung bài dạy và tiến trình dạy-học.
Học sinh : nắm vững nội dung bài học trước, làm bài tập về nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (7 phút) : Kiểm tra bài cũ : 
	- GV nêu câu hỏi: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40 cm3 khí hidro ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27oC. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn (p = 760 mmHg, t = 0oC).
HS lên bảng trả lời.
GV nhận xét, đánh giá (ĐS: 36cm3).
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu quá trình đẳng áp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Yêu cầu HS nêu khái niệm quá trình đẳng áp.
- Hướng dẫn để HS xây dựng phương trình đẳng áp.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận. Giới thiệu nội dung đó gọi là định luật Gay-luyt-xắc.
- Yêu cầu HS nêu khái niệm đường đẳng áp.
- Yêu cầu học sinh vẽ đường đẳng áp trong hệ trục OVT.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về dạng đường đẳng áp.
- Chứng minh p2 > p1.
- HS phát biểu quá trình đẳng áp.
- Xây dựng phương trình đẳng áp.
- Rút ra kết luận.
- Nêu khái niệm đường đẳng áp.
- Vẽ đường đẳng áp.
- Nêu dạng đường đẳng áp.
- Chứng minh p2 > p1.
III. Quá trình đẵng áp.
1. Quá trình đẵng áp.
 Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi.
2. Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp.
 Từ phương trình 
p1 = p2 thì => = hằng số.
 Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
3. Đường đẳng áp.
 Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp.
 Dạng đường đẳng áp :
Hoạt động 3 (5 phút) : Tìm hiểu độ không tuyệt đối.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Đặt vấn đề, cho HS nhận xét về áp suất và thể tích khi T = 0 và T < 0.
- Giới thiệu về độ không tuyệt đối và nhiệt độ tuyệt đối.
- Nhận xét về áp suất và thể tích khi T = 0 và T < 0.
- Ghi nhận độ không tuyệt đối và nhiệt độ tuyệt đối.
IV. Độ không tuyệt đối.
 Ken-vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0oK và 0oK gọi là độ không tuyệt đối.
 Nhiệt độ thấp nhất mà cong người thực hiện được trong phòng thí nghiệm hiện nay là 10-9 K.
Hoạt động 4 (15 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
- Yêu cầu HS dựa vào phương trình trạng thái của khí lí tưởng dẫn ra các đẳng quá trình theo sơ đồ cây.
- Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tấp cuối chương 5 sách bài tập.
- Tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
- Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
 Ngày soạn: 14/3/2014
 Tiết TC 29 PHƯƠNG TRÌNH CLA-PÊ-RÔN – MEN-ĐÊ-LÊ-ÉP
I. MỤC TIÊU
	- Nắm được phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép.
	- Vận dụng phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép giải một số bài tập về chất khí lí tưởng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: chuẩn bị phiếu học tập:
Câu 1: Tính khối lượng khí trong bóng thám không có thể tích 200 l, nhiệt độ t = 27oC. Biết rằng khí đó là hidro có M = 2 g/mol và ở áp suất 100 kPa.
Câu 2: Một bình dung tích 5 l chứa 7 g Nitơ (N2) ở nhiệt độ 2oC. Tính áp suất khí trong bình.
Câu 3: Vẽ đường biểu diễn quá trình làm nóng đẳng áp 10 g khí Heli (M = 4 g/mol) có áp suất po = 105Pa và nhiệt độ ban đầu To = 300K trên các đồ thị p – V; p – T; V – T.
Hướng dẫn
Câu 1: .
Theo phương trình .
Câu 2: 
Theo phương trình .
Câu 3: .
2. Học sinh: làm bài tập ở nhà (GV đã yêu cầu). 
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp, điểm diện học sinh (3 phút).
2. Nội dung các hoạt động:
Hoạt động 1 (7 phút): Giới thiệu phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép: 
GV gới thiệu phương trình: gọi là phương trình Cla-pê-rôn – Men-đê-lê-ép:
R là hằng số chất khí: .
 là khối lượng chất khí có khối lượng mol là M.
Hoạt động 2 (33 phút) : Giải các bài tập trong phiếu học tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 - Ghi các bài tập, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, giải các bài tập ở trên.
- Tổ chức cho các HS trình bày lời giải các bài tập lên bảng.
- Yêu cầu các HS khác nhận xét và đặt câu hỏi với bài làm của bạn.
- Bổ sung, nhận xét, giải đáp các câu hỏi của các nhóm.
- Đại diễn mỗi HS trình bày lời giải và đáp án cho mỗi bài.
- HS nhận xét và đặt câu hỏi với bài làm của bạn.
- Đáp án và lời giải của các bài tập
- Lời giải hoàn chỉnh của từng bài tập trong SGK.
- Nhận xét của HS về lời giải đã trình bày.
Hoạt động 3 (2 phút ) : Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà.	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm các “bài 

File đính kèm:

  • docC5.QUANG GA 10_CB 3 COT.doc