Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tiết 1 : Chuyển động cơ (tiết 3)

1.Thí nghiệm

- Dụng cụ:

- Tiến hành: Bố trí hình vẽ

- Kết quả:

 Khi P1 khác P2 thì hệ CĐ

Khi P1 = P2, P << P1 , P2 thì hệ đứng yên, các lực có cùng giá

 

doc120 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 10 - Tiết 1 : Chuyển động cơ (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Không tìm được hợp lực vì không tìm được vị trí giá của hợp lực.
HS lấy một số ví dụ về ngẫu lực.
? Phát biểu qui tắc hợp lực song song và vận dụng qui tắc để tìm hợp hai lực song song ngược chiều có độ lớn bằng nhau. (là trường hợp đặc biệt duy nhất của hai lực song song không thể tìm được hợp lực).
Nêu một số ví dụ ngẫu lực thường gặp ?
I. Ngẫu lực :
 1. Định nghĩa: Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
2. Ví dụ
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.
Khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật chuyển động quay.
Vật sẽ quay quanh trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mp chứa ngẫu lực.
Vật sẽ quay quanh trục quay.
 Để trục quay không bị biến dạng thì phải đặt trục quay đi qua trọng tâm của vật.
Vậy ngẫu lực có ảnh hưởng như thế nào đối với vật rắn ? làm TN tác dụng ngẫu lực vào một vật rắn yêu cầu HS quan sát CĐ của vật ?
Chuyển động quay của các vật khác nhau dưới tác dụng của ngẫu lực có giống nhau không !
Yêu cầu HS đọc mục II.1 SGK để trả lời.
Cho biết tác dụng của ngẫu lực đối với vật không có trục quay cố định ?
Nếu vật có trục quay cố định vuông góc với mp chứa ngẫu lực nhưng không đi qua trọng tâm thì sao ? 
Khi vật quay trọng tâm của vật cũng sẽ quay quanh trục quay. Trục quay phải tạo ra lực liên kết để truyền cho trục quay một gia tốc hướng tâm, 
Ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn ?
II. Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn:
1.Trường hợp vật không có trục quay cố định:
Khi chịu tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
2)Trường hợp vật có trục quay cố định.
Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm sẽ quay quanh trục quay. Khi đó vật có xu hướng li tâm nên tác dụng lực vào trục quay. Nếu vật quay càng nhanh lực tác dụng càng lớn có thể làm gãy trục quay.
Ứng dụng: khi chế tạo các bộ phận quay thì phải làm trục quay đi qua trọng tâm.
Hoạt động 3: Tính momen của ngẫu lực.
Cá nhân HS tính. Một HS lên bảng trình bày.
M = F1d1 + F2d2 
 = F1(d1 + d2)
Hoàn thành yêu cầu C2.
Hãy tính momen của ngẫu lực đối với một trục quay vuông góc mặt phẳng chứa ngẫu lực bằng cách tính momen của từng lực đối với trục quay ?
Tác dụng làm quay của 2 momen của 2 lực có chiều ntn ?
Momen của ngẫu lực = ?
Thông báo: M = Fd
d = d1 + d2 gọi là cánh tay đòn.
Hoàn thành yêu cầu C2 ?
3) Mômen ngẫu lực:
 +. Định nghĩa:
 +. Công thức: M = F.d
Trong đó: F là lực (N)
 d: là cánh tay đòn ngẫu lực (m)
 +. Đơn vị N.m
 4. Củng cố, vận dụng 
Củng cố: Khái niệm ngẫu lực. Tác dụng của ngẫu lực. Công thức tính momen ngẫu lực. Đọc 	phần ghi nhớ SGK.
Vận dụng:Làm bài tập 4, 5 SGK.
Bài thêm: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 50cm. 	Mômen của ngẫu lực là:
A.500 N.m	B.50N.m	C.5 N.m	D.100 N.m
5. Dặn dò: Làm bài tập 6 SGK và các bài tập trong SBT
 ---------------*****----------------
 Ngày soạn 26 /12 / 2011 
 Tiết 36 : BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Các dạng cân bằng, cân bằng của một vật có mặt chân đế.
	- Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn. Ngẩu lực.
2. Kỹ năng
	- Trả lời được các câu hỏi trắc ngiệm về sự cân bằng, chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay của vật rắn.
	- Giải được các bài tập về chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay của vật rắn.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên : 	- Xem lại các câu hỏi và các bài tập trong sách gk và trong sách bài tập.
	- Chuẩn bị thêm một vài câu hỏi và bài tập khác.
Học sinh :	- Trả lời các câu hỏi và giải các bài tập mà thầy cô đã ra về nhà.
	- Chuẩn bị các câu hỏi cần hỏi thầy cô về những phần chưa rỏ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 : Giải các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của GV
Nội dung cơ bản
 Lựa chọn và giải thích .
Yêu cầu HS chọn phương án và giải thích các phương án
Câu 7 trang 100 : C
Câu 8 trang 100 : D
Câu 4 trang 106 : B
Câu 8 trang 115 : C
Câu 9 trang 115 : D
Câu 10 trang 115 : C
Hoạt động 2 : Giải các bài tập.
Hoạt động của học sinh 
Trợ giúp của GV
Nội dung cơ bản
 Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật.
 Viết điều kiện cân bằng.
 Chọn hệ toạ độ, chiếu lên các trục toạ độ từ đó tính các lực.
Xác định các lực tác dụng lên vật.
 Viết biểu thức định luật II.
 Viết các phương trình có được khi chiếu lên từng trục.
 Tính gia tốc của vật.
 Tính vận tốc của vật.
 Tính quãng đường vật đi được.
 Xác định các lực tác dụng lên vật.
 Viết biểu thức định luật II.
 Viết các phương trình có được khi chiếu lên từng trục.
 Tính lực F để vật chuyển động với gia tốc 1,25m/s2 
 Tính lực F để vật chuyển động thẳng đều (a = 0).
 Tính mômen của ngẫu lực khi thanh nằm ở vị trí thẳng đứng.
 Tính mômen của ngẫu lực khi thanh đã quay đi một góc a so với phương thẳng đứng.
Cho hs vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật, viết điều kiện cân bằng, dùng phép chiếu hoặc quy tắc mô men để tìm các lực.
 Yêu cầu học sinh xác định các lực tác dụng lên vật.
 Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng.
 Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật II Newton.
Chọn hệ trục toạ độ, yêu cầu học sinh chiếu lên các trục.
 Hướng dẫn để học sinh tính gia tốc của vật.
 Hướng dẫn để học sinh tính vân tốc của vật.
 Hướng dẫn để học sinh tính đường đi của vật.
Yêu cầu học sinh xác định các lực tác dụng lên vật.
 Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng.
 Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật II Newton.
Chọn hệ trục toạ độ, yêu cầu học sinh chiếu lên các trục.
 Hướng dẫn để học sinh tính lực F khi vật chuyển động có gia tốc.
 Hướng dẫn để học sinh tính lực F khi vật chuyển động.
 Yêu cầu học sinh viết công thức tính mômen của ngẫu lực và áp dụng để tính trong từng trường hợp.
Bài 17.1
 Vật chịu tác dụng của ba lực : Trọng lực , phản lực vuông góc của mặt phẳng nghiêng và lực căng của dây.
 ĐKCB : + + = 0
 Trên trục Ox ta có : Psina - T = 0
T = Psina = 5.10.0,5 = 25(N)
Trên trục Oy ta có : - Pcosa + N = 0
N = Pcosa = 5.10.0,87 = 43,5(N)
Bài 5 trang 114.
 Vật chịu tác dụng các lực : , , , 
 Theo định luật II Newton ta có : 
m = +++
Chiếu lên các trục Ox và Oy ta có :
 ma = F – Fms = F – mN (1)
0 = - P + N => N = P = mg (2)
 a) Gia tốc của vật :
 Từ (1) và (2) suy ra : 
a==2,5(m/s2)
 b) Vận tốc của vật cuối giây thứ 3 :
 Ta có : v = vo + at = 0 + 2,5.3 = 7,5 (m/s)
 c) Đoạn đường mà vật đi được trong 3 giây :
 Ta có s = vot + at2 = .2,5.33 = 11,25 (m)
Bài 6 trang 115.
Vật chịu tác dụng các lực : , , , 
 Theo định luật II Newton ta có : 
m = +++
 Chiếu lên các trục Ox và Oy ta có :
 ma = F.cosa – Fms = F.cosa – mN (1)
 0 = F.sina - P + N 
 => N = P – F.sina = mg - F.sina (2)
 a) Để vật chuyển động với gia tốc 1,25m/s2 :
 Từ (1) và (2) suy ra : 
 F = 
 = 17 (N)
 b) Để vật chuyển động thẳng đều (a = 0) :
 Từ (1) và (2) suy ra : 
 F= 
 = 12(N)
Bài 6 trang 118.
 a) Mômen của ngẫu lực khi thanh đang ở vị trí thẳng đứng : 
M = FA.d = 1.0,045 = 0,045 (Nm)
 b) Mômen của ngẫu lực khi thanh đã quay đi một góc a so với phương thẳng đứng :
 M = FA.d.cosa = 1.0,045.0,87 = 0,039 (Nm)
Hoạt động 3 (3 phút) : Giao nhiệm vụ về nhà.
 Ôn lại các phần lý thuyết đã học
 Làm các bài tập trong SBT đặc biệt là các bài tập ôn tập chương 
 ---------------*****----------------
 Ngày soạn 26 / 12 / 2011
 Tiết 36 : KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức ở chương I.
- Rèn luyện tính trung thực,cần cù, cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làmviệc độc lập của học sinh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ra đề bài kiểm tra.
2. Học sinh: ôn tập kiến thức của toàn chương I.
III. Nội dung kiểm tra:
 I. Đề bài 
 1. Trắc nghiệm (6 điểm)
 Chọn, khoanh tròn đáp án đúng
 1. Một vật chuyển động tròn đều sau 5 giây đi được 20 vòng. Chu kỳ, tần số của vật CĐ là:
 A: 1 giây, 1 Hz B: 0,25 giây, 4 Hz
 C: 5 giây, 2 Hz D: 0,5 giây, 10 Hz
 2. Trong chuyển động rơi tự do:
 A. Là một chuyển động đều.
 B. Gia tốc rơi thay đổi theo độ cao và theo vĩ độ trên mặt đất.
 C. Vật càng nặng gia tốc rơi càng lớn.
 D. Trong chân không viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi ve có cùng kích thước.
 3. Công thức tính vận tốc của vật rơi tự do từ độ cao h là:
 A. B. v = 2gh C. D. 
 4. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu v0. Bỏ qua sức cản không khí. Thời gian t để vật đạt độ cao cực đại và độ cao cực đại H của vật là:
 A. . B. .
 C. . D. .
 5. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 36km/h. Độ cao cực đại mà vật có thể đạt tới là (lấy g = 10m/s2): 
 A. .H = 0,5 m. B. H = 15 m. C. H = 10 m. D. H = 5 m
 6. Một vật bắt đầu rơi tự do từ độ cao h = 80 m. Quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng là (lấy g = 10m/s2):
 A. S = 5 m. B. S = 45 m. C. S = 35 m. D. S = 20 m. 
 7. Lực F truyền cho vật có khối lượng m1 một gia tốc là 3m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 một gia tốc 6m/s2. Hỏi lực F sẽ truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc là bao nhiêu?
 A. 9m/s2 B. 2 m/s2 C. 4,5 m/s2 D. 0,5 m/s2.
 8. Để lực hấp dẫn giữa hai vật tăng 9 lần thì cần phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai vật:
 A. Tăng 9 lần. B. Tăng 3 lần. C. Giảm 9 lần. D. Giảm 3 lần. 
 2. Tự luận (4 điểm)
 Một ôtô đang CĐ với vận tốc 72 km/h thì tắt máy. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,1, lấy g = 10m/s2 Xác định: 
a. Gia tốc chuyển động của ôtô
b. Thời gian chuyển động của xe đến khi dừng hẳn
c. Quãng đường đi được đến khi dừng hẳn 
 II. Đáp án
 Phần trác nghiệm (đúng mỗi câu được 0,75 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
A
D
C
B
D
 Phần tự luận
 V0 = 72km/h = 20m/s
 Vt = 0
 = 0,1; g = 10m/s2 
a = ?
t = ?
s = ?
 Biểu diễn đúng các lực tác dụng lên vật
 Viết đúng định luật II Niutơn
 Chiếu biểu thức lên các trục
 Xác định được gia tốc của vật a = -g = 1m/s2 
 Xác định được thời gian vật chuyển động t = = 20s
 Xác định được quãng đường vật chuyển động s = = 400m 
 ---------------*****----------------
 Ngày soạn 31 / 12 / 2011
 CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
 Tiết 37 : ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa động lượng, nêu được bản chất và đơn vị đo của động lượng. Nêu 	được hệ quả: lực với cường độ đủ mạnh tác dụng lên một vật trong một khoảng thời gian ngắn	có thể làm cho động lượng của vật biến thiên.
Suy ra được biểu thức của định lý biến thiên động lượng từ định luật II Niutơn 	
2. Về kỹ năng:
Vận dụng cách viết thứ hai của định luật II Niutơn để giải các bài tập liên quan.
II. Chuẩn bị:
Học sinh: 
Ôn lại các định luật Niu-tơn. 
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1) Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2) Kiểm tra: không
3) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Ôn lại các định luật Niu-tơn
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu.
Nhắc lại biểu thức định luật II Niu-tơn ?
Phát biểu và viết biểu thức định luật III Niu-tơn ?
Chúng ta đều biết trong tương tác, chuyển động hệ vật có sự biến đổi về gia tốc, vận tốc, vị trí của các vật. Tuy nhiên cũng có những đại lượng được bảo toàn.
Họat động 2: Tìm hiểu khái niệm xung lượng.
Thảo luận và tìm vài ví dụ
Suy luận trả lời
Là đại lượng vectơ 
có cùng phương, chiều với phương và chiều của lực.
Đơn vị là N.s
-Nêu một số ví dụ về quan hệ giữa tác dụng của lực với độ lớn của lực và thời gian tác dụng. 
Như vậy dưới tác dụng của lực của chân trong khoảng thời gian tác dụng Dt đã làm trạng thái chuyển động của vật.
-Khi một lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian Dt thì tích Dt được gọi là xung lượng của lực trong khoảng thời gian Dt ấy.
-Xung lượng của vật là đại lượng vô hướng hay đại lượng vectơ ?
 Nếu có thì cho biết phương, chiều của đại lượng này ?
-So sánh véc tơ xụng lượng của lực và véc tơ lực?
-Đơn vị của xung lượng là gì ?
I. Động lượng:
1. Xung lượng của lực:
Khi một lực không đổi tác dụng lên vật trong khoảng thời gian thì tích được gọi là xung lượng của lực F trong khoảng thời gian 
Xung lượng của lực là đại lượng véc tơ, cùng phương chiều với véc tơ lực
Lực không đổi trong khoảng thời gian tác dụng Dt.
Đơn vị là: N.s
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm Động lượng.
 («)
Hs nhận xét về hai vế của đẳng thức
Xác định đơn vị Động lượng
Đơn vị là: kg.m/s
CM động lượng là đại lượng véc tơ cùng hướng với vectơ vận tốc do khối lượng là đại lượng dương.
Hoàn thành yêu cầu C1 và C2.
Cá nhân HS phát biểu
Xét một vật khối lượng m chịu tác dụng của lực trong khoảng thời gian Dt làm vật thay đổi vận tốc từ đến .
? Viết biểu thức tính gia tốc mà vật thu được 
? Viết biểu thức định luật II Niu-tơn 
? Dựa vào hai biểu thức trên để biến đổi sao cho xuất hiện đại lượng xung của lực 
? Nêu nhận xét các giá trị ở hai vế của đẳng thức
Thông báo định nghĩa động lượng.
? Dựa vào biểu thức cho biết đơn vị của động lượng 
? Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động củavật.
? Động lượng là đại lượng vô hướng hay đại lượng vectơ
? Động lượng có hướng như thế nào 
? Hoàn thành yêu cầu C1 và C2 
?Dùng kí hiệu động lượng viết lại biểu thức («) và phát biểu thành lời
?Nhận xét, sửa lại cho chính xác.
Biểu thức này được xem như một dạng khác của định luật II Niu-tơn.
2) Động lượng:
Giả sử lực không đổi tác dụng lên vật khối lượng m làm vật thay đổi vận tốc từ đến trong khoảng thời gian 
Gia tốc của vật:
Mà 
 («)
Nhận xét: vế trái là xung của lực , vế phải là biến thiên của đại lượng gọi là động lượng.
 Định nghĩa: Động lượng của một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bằng Công thức: 
Đơn vị Kg.m/s
 Từ («):
«.Định lí biến thiên động lượng: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
	4. Củng cố, vận dụng 
	Củng cố: Khái niệm xung của lực. Khái niệm động lượng và cách diễn đạt thứ hai của định luật II Niu-tơn.
	vận dụng
 Câu 1: Đơn vị của động lượng là:
A.N/s	B.N.s	C.N.m	D.N.m/s
Câu 2: Một quả bóng bay với động lượng đập vuông góc vào một bức tường thẳng sau 
 đó bay ngược trở lại với cùng vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là:
A.	 B. 	C. 	 	D. 
Câu 3: Xe A có khối lượng 500 kg và vận tốc 60km/h; xe B có khối lượng 1000 kg và vận 
tốc 30 km/h. So sánh động lượng của chúng:
A. A>B	B. A<B	C.A = B	D.Không xác định được.
5. Dặn dò: 
- làm bài tập 5, 6, 8, 9 SBT
- Chuẩn bị: Mục II của bài
Hệ như thế nào là hệ cô lập ?
Điều kiện áp dụng định luật bảo toàn động lượng ?
Thế nào là va chạm mềm ?
Thế nào là chuyển động bằng phản lực ?
 ---------------*****----------------
 Ngày soạn 2 tháng 1năm 2011
 Tiết 38 : ĐỘNG LƯỢNG - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Về kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập.
Phát biểu và viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng.
 2. Về kỹ năng:
Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán va chạm mềm.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Học sinh: 
Ôn lại các định luật Niu-tơn. 
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1) Ổn định: Kiểm diện
2) Kiểm tra bài cũ: 
 Động lượng: Định nghĩa, công thức, đơn vị đo
 3) Hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 1: Làm quen với khái niệm hệ cô lập.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội dung
Ghi nhận
Lấy một số thí dụ về hệ kín
Thông báo khái niệm hệ cô lập, ngoại lực, nội lực.
Ví dụ về cô lập:
-Hệ vật rơi tự do - Trái đất
-Hệ 2 vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Trong các hiện tượng như nổ, va chạm, các nội lực xuất hiện thường rất lớn so với các ngoại lực thông thường, nên hệ vật có thể coi gần đúng là kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng.
II.Định luật bảo toàn động lượng.
1.Hệ cô lập:
Hệ nhiều vật được coi là cô lập nếu:
Không chịu tác dụng của ngoại lực. Nếu có thì các ngoại lực phải cân bằng nhau.
Chỉ có các nội lực tương tác giữa các vật trong hệ. Các nội lực này trực đối nhau từng đôi một.
Hoạt động 2: Xây dựng biểu thức của định luật bảo toàn động lượng.
; 
Nhận xét: tổng biến thiên động lượng bằng 0 hay tổng động lượng của hệ cô lập trước và sau tương tác là không đổi.
 Đặt vấn đề: Hệ 2 vật tương tác nhau thì tổng động lượng của hệ sẽ như thé nào?
Ta sẽ đi nghiên cứu sự thay đổi này.
Xét hệ cô lập gồm 2 vật tương tác lẫn nhau:
Viết biểu thức biến thiên động lượng cho từng vật ?
Theo định luật III Niu-tơn thì 2 lực tương tác có liên hệ với nhau ntn 
? Nhận xét mối liên hệ giữa và 
? Xác định tổng biến thiên động lượng của hệ. Nhận xét tổng động lượng của hệ trước và sau tương tác 
? Phát biểu nội dung của định luật bảo toàn động lượng.
Nhấn mạnh: Tổng động lượng của hệ cô lập là một vectơ không đổi cả về hướng và độ lớn.
Viết biểu thức của định luật bảo toàn động lượng nếu hệ cô lập gồm 2 vật Khối lượng m1 và m2, vận tốc trước và sau tương tác là: và .
2) Định luật bảo toàn động lượng:
Động lượng của hệ cô lập là đại lượng không đổi.
Nếu hệ có 2 vật:
Chú ý: hệ xét phải là hệ cô lập và các giá trị các đại lượng dựa vào hề qui chiếu.
Hoạt động 3: Vận dụng ĐLBT động lượng cho các trường hợp va chạm mềm và chuyển động bằng phản lực:
Hệ 2 vật là hệ cô lập.
Áp dụng đlbt động lượng:
 Tính động lượng trước
 Tính động lượng sau
Xác định vận tốc
HS biến đổi rút ra:
Vận tốc của tên lửa ngược chiều với vận tốc của khí phụt ra, nghĩa là tên lửa tiến theo chiều ngược lại.
? Yêu cầu HS tìm vận tốc của hai vật sau va chạm 
? Một tên lửa ban đầu đứng yên, sau khi phụt khí, tên lửa chuyển động như thế nào 
Chuyển động có nguyên tắc như chuyển động của tên lửa gọi là chuyển động bằng phản lực.
Giới thiệu khái niệm chuyển động bằng phản lực.
3) Va chạm mềm:
Sau va chạm 2 vật nhập lại thành 1 chuyển động với vận tốc . Xác định 
Áp dụng ĐLBT động lượng:
Va chạm như hai vật như trên gọi là va chạm mềm.
 4) Chuyển động bằng phản lực:
CĐ bằng phản lực là chuyển động của một vật tự tạo ra phản lực bằng cách phóng về hướng ngược lại một phần của chính nó.
Ví dụ: Tên lửa, pháo thăng thiên, …
	4. Củng cố, vận dụng 
Củng cố: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. Biểu thức của đlbt động lượng.
Vận dụng: 
Câu 1:Toa xe thứ nhất có khối lượng 3 tấn chạy với vận tốc 4m/s đến va chạm với toa xe 	thứa hai đứng yên có khối lượng 5 tấn làm toa này chuyển động với vận tốc 3m/s. Sau va 	chạm, toa thứ nhất chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ? Chọn chiều dương là chiều 	chuyển động ban đầu của xe thứ nhất.
A.9m/s	B.1m/s	C.-9m/s	D.-1m/s
Câu 2: Dưới tác dụng của lực bằng 4N, một vật thu gia tốc và chuyển động. Sau thời gian 
 2s độ biến động lượng của vật là:
A.8kgms-1	B.8kgms	C. 6kgms-1	D.8kgms
Bài tập 6 trang 126 SGK.
5. Dặn dò: Bài tập về nhà: làm các bài tập còn lại ở SGK và bài tập ở SBT
 ---------------*****----------------
 Ngày soạn 8 tháng 1 năm 2011
 Tiết 39 : CÔNG VÀ CÔNG SUẤT (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa công của một lực. Biết cách tính công của lực trong trường hợp đơn 	giản (lực không đổi, chuyển dời thẳng). Nêu được ý nghĩa của công âm.
2. Về kỹ năng:
Vận dụng các công thức tính công để giải các bài tập trong SGK và các bài tập tương tự.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Học sinh: 
Ôn lại khái niệm công ở lớp 8
Ôn lại cách phân tích lực 
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1)Ổn định: Kiểm diện
2)Kiểm tra: 
Câu 1: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của ô tô được bảo toàn ?
A.Ô tô tăng tốc	B. Ô tô giảm tốc	
C.Ô tô chuyển động tròn đều	 D. Ô tô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
Câu 2: Tên lửa có khối lượng M= 5 tấn CĐ với vận tốc v = 100m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí m1 = 1 tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt khí là v1 = 400m/s. 
 sau khi phụt khí, vận tốc của tên lửa có giá trị là:
A.200m/s	B.180m/s	C.225m/s	D.250m/s
3) Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ và định hướng nhiệm vụ học tập.
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Nội d

File đính kèm:

  • docGA LY 10.doc