Bài giảng Môn Tin học lớp 9 - Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 7: Tin học và xã hội
a. Yếu tố công nghệ – vật lí
- Máy tính (nhất là các thiết bị lưu trữ dữ liệu) cũng có "tuổi thọ" nhất định. Các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm.
Tuần 13 - Tiết 26 Ngày dạy: 10/11/2014 Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI 1. MỤC TIÊU: Kiến thức: * Hoạt động 1: - Học sinh biết và hiểu thư điện tử là gì? Những ưu điểm mà thư điẹn tử mang lại so với gửi thư truyền thống. * Hoạt động 2: - Học sinh biết và hiểu về cách thức hoạt động nhận và gửi thư điện tử . Kĩ năng: Hs thực hiện được: - Học sinh thực hiện được việc nêu khái niệm thư điện tử là gì?; cách thức hoạt động nhận và gửi thư điện tử. Hs thực hiện thành thạo: - Học sinh thực hiện thành thạo việc nêu khái niệm thư điện tử là gì?; cách thức hoạt động nhận và gửi thư điện tử. Thái độ: Thói quen: - Học sinh thói quen tự rèn luyện trong của môn học có ý thức học tập bộ môn, ham thích tìm hiểu về tư duy khoa học. Tính cách: - Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện. 2. NỘI DUNG BÀI HỌC: - Tìm hiểu thư điện tử là gì? - Tìm hiểu hệ thống thư điện tử. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Giáo án, mạng Internet. 3.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện. (2’) Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. Kiểm tra miệng: Không kiểm tra miệng Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính ?(15’) Gv : Yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa. Hs: Đọc thông tin sách giáo khoa Gv: Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng nào? Hs: Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng tệp và thư mục. Gv: Khi em lưu trữ thông tin của mình dưới dạng tệp và thư mục đó nhưng đến khi cần sử dụng thì lại không mở được. Khi đó chúng ta không thể sử dụng được mà phải làm lại. Nếu như vậy thì mất rất nhiều thời gian. Gv: Với qui mô lưu trữ lớn hơn, ví dụ như dữ liệu của một công ty, nhà trường, một tĩnh, một quốc gia… nếu không được lưu trữ tốt thì như thế nào? Hs: Thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Gv: Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết. 1. Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? - Thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy tính, có những thông tin rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên. - Thông tin trong máy tính có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng tệp và thư mục. - Vậy cần quan tâm tới việc bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết, bằng cách sao lưu dữ liệu thường xuyên và phòng tránh virus. Hoạt động 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.Gv: Giới thiệu: có rất nhiều lí do khác nhau làm cho thông tin máy tính biến mất một cách không mong muốn. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính thành ba nhóm chính sau: Gv: Tuổi thọ của máy tính có ảnh hưởng gì đến tốc độ và khả năng lưu trữ của máy tính không? Hs: có, các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm. Gv: Khi sử dụng nhiều phần mềm thì có khả năng gì xẫy ra? Hs: Các phần mềm có thể không tương thích nhau nên có thể gây treo máy … dẫn đến có thể không tương tác với phần mềm nên cũng làm mất mát thông tin. Gv: Cần phải bảo quản máy tính như thế nào để tránh làm mất thông tin của máy? Hs: Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào... sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới "tuổi thọ" của máy. Cần tránh những sơ suất như làm đổ nước hay để xảy ra những va đập mạnh có thể làm máy tính hư hỏng hoàn toàn. Gv: Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì dẫn tới điều gì? Hs: Có thể dẫn tới việc mất thông tin của máy. Gv: Virus máy tính xuất hiện khi nào? Hs: Xuất hiện vào những năm tám mươi của thế kỉ XX. Gv: Tác hại của Virus là gì? Hs: Nó là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng. Gv: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. Gv: Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đó chúng ta phải làm như thế nào? Hs: Chúng ta cần phải sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính. a. Yếu tố công nghệ – vật lí - Máy tính (nhất là các thiết bị lưu trữ dữ liệu) cũng có "tuổi thọ" nhất định. Các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm. - Các phần mềm máy tính, kể cả hệ điều hành, không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định hoặc đúng như mong muốn. Những sự cố như treo máy, không tương tác được với phần mềm,.. đôi khi vẫn xảy ra và điều này cũng có thể làm mất mát thông tin. b. Yếu tố bảo quản và sử dụng. - Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào... sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới "tuổi thọ" của máy. Cần tránh những sơ suất như làm đổ nước hay để xảy ra những va đập mạnh. - Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì có thể dẫn tới việc mất thông tin. c. Virus máy tính. Xuất hiện trong những năm 80 của thế kỉ XX, virus máy tính trở thành một trong những nguyên nhân gây mất thông tin với những hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính. Để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đó, ta cần thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết, đặc biệt, cần tập thói quen sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính. Tổng kết. (5 phút) - Thư điện tử là gì? - Hãy nêu qúa trình gửi thư điện tử? Hướng dẫn học tập. (8 phút) Đối với bài học ở tiết này: Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay. Làm bài tập liên quan trong sách giáo khoa. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước bài 3 để chuẩn bị cho tiết sau. + Tự lập cho mình một tài khoản Gmail hoặc Yahoo. 5. PHỤ LỤC. ----------&----------
File đính kèm:
- Tin 9Tiet 26.doc