Bài giảng Môn Tin học lớp 9 - Tiết 1 : Tầm quan trọng ứng dụng của tin học trong đời sống sản xuất

Cách 2: Định dạng một cách chi tiết.

- Chọn khối cần định dạng.

- Thực hiện lệnh Format/Border and Sharing, xuất hiện hộp thoại, ta định dạng tương tự như tạo khung cho văn bản mà phần trước đã giới thiệu, nhưng trong phần Apply to ta chọn Cell.

 

doc69 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 9 - Tiết 1 : Tầm quan trọng ứng dụng của tin học trong đời sống sản xuất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ không cho phép hiển thị văn bản của trang hiện tại.
Để chọn các kiểu đặt tiêu đề nháy chuột vào biểu tượng (Page setup), xuất hiện hộp thoại:
Different fisrt page: Tiêu đề của trang đầu khác với trang hiện tại.
Different odd and even: Một tiêu đề cho trang chẵn, một tiêu đề cho trang lẽ
Cuối cùng, Click nút Close để trở về chế độ soạn thảo thông thường.
Để kích hoạt chế độ sửa đổi tiêu đề, có thể nháy đúp chuột vào phần ghi tiêu đề (phần chữ nhạt trong chế độ Page Layout).
d). Đánh số trang.
Vào thực đơn Insert, chọn Page Nembers…. Hộp thoại Page Numbers xuất hiện:
Mục Position và Aligment: Chọn vị trí đánh số trang. Click vào nút có mẫu 
tam giác đen để chọn:
Top of page (Header): Đầu trang.
Bottom of page (Footer): Cuối trang.
Right ( bên phải), Center (ở giữa), Left (bên trái), hoặc bên trong / ngoài mép giấy đối với trường hợp in theo hai mựt đối xứng của trang giấy.
Chọn / không chọn mục Show number on fisrt page để hiển thị / không hiển thị số trang ở trang đầu tài liệu.
Nháy chuột vào nút Format để thiết lập các thông số:
Định kiểu cho số trang ở mục Number format (số thứ tự, kiểu Alphabe, kiểu số La Mã,…).
Xác định số bắt đầu ở mục Start At.
Nếu chọn cách đánh tiếp theo số trang của phần trước thì chọn mục Continue from previous section.
Chọn OK để xác nhận các thiết lập hoặc chon Cancel để bỏ qua.
=====================================
tiết 24 - 26: TH định dạng văn bản
i. mục đích yêu cầu : 
- Tạo được văn bản mới
- Biếtđịnh dạng văn bản theo mẫu
- Thực hiện các thao tác định dạng , định dạng nhanh
II. Thông tin bổ sung :
- K/n văn bản quản lý nhà nước
- Các loại vabư bản quản lý nhà nước
iii. Nội dung thực hành :
áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Thực hiện lệnh Format/Paragraph. Trong khung Line Spacing At: chọn 1,5 line, chọn OK rồi quan sát khoảng cách các dòng của bài thơ. Sau đó quay lại khung Line Spacing At: gõ vào 1,2 chọn OK.
Bằng các thao tác chép khối và định dạng văn bản, thạo thêm một đoạn thơ mới như sau từ bàn thơ trên:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Ruộng nương anh gữi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Dùng thao tác chuyển khối, chuyển ba dòng cuối cùng của đoạn thơ vừa tạo trên lên đầu đoạn.
Ghi toàn bộ văn bản đang soạn lên đĩa với tên DONG_CHI.
=====================================
tiết 27-28: tạo bảng và làm việc với bảng
1. Tạo một bảng mới.
Các bước tiến hành để tạo một bảng mới:
Đưa con trỏ đến vị trí cần tạo bảng.
Vạo thực đơn dọc Table chọn Insert Table…, hộp thoại Insert Table xuất hiện:
Nhập số cột vào mục Number of Columns, số dòng vào mục Number of Rows. Nhập chiều rộng mỗi cột vào mục Column Width. Nếu để Auto, chiều rộng mỗi cột tuỳ thuộc vào số lượng cột và chiều rộng trang in.
Nháy chuột vào nút AutoFormat… để định dạng kiểu bảng.
Cuối cùng chọn nút OK để kết thúc.
Ta cùng có thể nháy chuột vào biểu tượng rồi rê chuột để chọn số cột và số dòng. 
2. Các thao tác trong bảng.
Khi văn bản nằm trong một ô, nó sẽ tự động xuống dòng nếu độ rộng của ô không đủ lớn.
Các thao tác để di chuyển con trỏ trong bảng:
Đến ô kế tiếp: 	Tab.
Đến ô trước đó: 	Shift + Tab.
Đến ô đầu tiên của dòng hiện tại: 	Alt + Home.
Đến ô cuối cùng của dòng hiện tại: 	Alt + End.
Đến ô đầu tiên trong cột: 	Alt + PageUp.
Đến ô cuối của cột: 	Alt + PageDown.
Muốn đánh dấu đoạn nào trong cột, có thể rê chuột hoặc nhấn Shift kết hợp với các phím mũi tên để chọn.
3. Sửa đổi trong bảng.
3.1. Chọn các ô, hàng hay cột.
Chọn ô: Di chuyển con trỏ chuột đến đầu mép ô cần chọn cho đến khi xuất hiện con trỏ chuột màu trắng xuất hiện ( ) thì nháy chuột.
Chọn một hàng: Di chuyển con trỏ chuột đến mép đầu của ô đầu tiên của hàng cần chọn khi thấy xuất hiện dấu mũi tên màu trắng (như chọn ô) thì nháy chuột, hoặc rê chuột từ ô dầu tiên của hàng đến ô cuối cùng của hàng, hoặc đưa con trỏ vào một trong các ô của hàng rồi thực hiện lệnh Table/Select Row.
Chọn một cột: Di chuyển con trỏ chuột đến mép trên của ô đầu tiên của cột khi thấy xuất hiện mũi tên màu đen hướng xuống ( ) thì nháy chuột, hoặc rê chuột từ ô đầu tiên đến ô cuối cùng của cột cần chọn, hoặc đưa con trỏ vào một trong các ô trong cột rồi thực hiện lệnh Table/Select Column.
Muốn chọn nhiều ô trong bảng thì có thể rê chuột từ ô đầu tiên của vùng chọn đến ô cuối của vùng chọn, hoặc chọn ô đầu tiên (hoặc cuối cùng) rồi nhấn và giữ phím Shift sau đó di chuyển con trỏ chuột đến ô cuối cùng (hoặc ô đầu tiên) rối nháy chuột.
Muốn chọn toàn bộ bảng, có thể thực hiện một trong các cách sau:
Chọn ô đầu tiên (hoặc cuối) rồi rê chuột đến ô cuối cùng (hoặc đầu tiên).
Đưa con trỏ chuột về trước hàng đầu tiên (hoặc trên cột đầu tiên) khi thấy xuất hiện dấu mũi tên màu trắng nghiêng lên (hoặc dấu mũi tên màu đen hướng xuống) thì rê chuột đến đầu hàng cuối cùng (hoặc cột cuối cùng).
Đặt con trỏ trong bảng rồi thực hiện lệnh Table/Select Table.
Hoặc nhấn phím Ctrl và phím số 5 bên bàn phím số.
3.2. Chèn thêm các hàng, cột vào bảng.
Để chèn thêm một hàng ta thực hiện theo cách sau:
Nếu chèn thêm một hàng ở vị trí cuối bảng, ta đưa con nháy về ô cuối cùng của bảng hiện tại rồi nhấn phím Tab.
Nếu chèn thêm một hàng ở vị trí đầu bảng hay giữa bảng, ta chọn hàng ở sau vị trí cần chèn rồi thực hiện lệnh Table/Insert Rows (hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn rồi chọn Insert Rows).
Để chèn thêm một cột ta thực hiện theo cách sau:
Chọn cột ở sau vị trí cần chèn rồi thực hiện lệnh Table/Insert Columns (hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn rồi chọn Insert Columns).
3.3. Xoá các hàng, cột trong bảng.
Muốn xoá một hàng hay một cột ra khỏi bảng ta tiến hành các bước sau:
Chọn hàng hay cột cần xoá.
Thực hiện lệnh Table/Delete Rows (nếu xoá hàng), Delete Columns (nếu xoá cột), hoặc nháy chuột phải vào vùng đã chọn sau đó chọn lệnh Delete Rows hay Delete Columns tương ứng, hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím.
3.4. Di chuyển, sao chép các ô, hàng, cột trong bảng.
Ta tiến hành các bước như sau:
Chọn các ô, hàng hay cột cần di chuyển hay sao chép.
Đưa trỏ chuột đến phần được chọn, nhấn giữ chuột trái, rồi thực hiện một trong hai động tác sau:
Rê chuột đến vị trí mới rồi nhả chuột: di chuyển phần được chọn.
Giữ phím Ctrl đồng thời rê chuột đến vị trí mới rồi nhả chuột: Copy phần được chọn.
Hoặc ta có thể di chuyển hay sao chép dữ liệu như thao tác với văn bản bình thường.
3.5. Thay đổi chiều rộng cột, chiều cao hàng.
Để thay đổi chiều rộng của cột và chiều cao của hàng ta thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1:
Di chuyển con trỏ chuột đến biên của cột hay hàng, khi con trỏ chuột có dạng mũi tên hai chiều thì rê chuột để thay đổi kích thước theo ý muốn.
Cách 2:
Chọn cột hay hàng cần thay đổi kích thước.
Thực hiện lệnh Table/Cell Heigh And Width, một hộp thoại xuất hiện.
Gõ con số chỉ chiều rộng của cột vào mục Width of Column (trong mục Column.
Trong mục Column ta có thể chọn khoảng cách giữa các cột bằng cách gõ con số chỉ khoảng cách vào mục Space Between Column.
Trong mục Row của hộp thoại ta chọn một trong các cách điều chỉnh chiều cao của hàng như sau:
Chọn Auto trong mục Heigh of Rows: điều chỉnh độ cao theo độ cao văn bản của hàng.
Chọn At Least trong mục Heigh of Rows, rồi đưa vào giá trị số chỉ độ cao ít nhất của hàng. Nếu nội dung trong ô vượt quá con số đưa ra thì Word sẽ điều chỉnh lại.
Chọn Exactly trong mục Heigh of Rows, rồi đưa vào giá trị số chỉ độ cao chính xác của hàng. Nếu nội dung trong ô lớn hơn thì sẽ bị mất một phần.
Sau khi định dạng xong nhấn nút OK để xác nhận các thiết lập, nhấn nút Cancel để huỷ bỏ.
3.6. Gộp, tách các ô trong bảng.
Gộp nhiều ô thành một ô:
Chọn các ô cần gộp (các ô phải nằm liên tục trong một vùng).
Thực hiện một trong các cách sau:
Thực hiện lệnh Table/Merge Cells.
Nháy chuột phải vào vùng đã chọn, chọn lệnh Merge Cells.
Nháy chuột vào biểu tượng Merge Cells ( ) trên thanh công cụ.
Khi đó các đường gạch giữa các ô sẽ mất đi tạo thành một ô duy nhất.
Tách một ô thành nhiều ô nhỏ:
Chọn ô cần tách (có thể gồm nhiều ô).
Thực hiện một trong các cách sau:
Thực hiện lệnh Table/Split Cells.
Hoặc nháy chuột phải vào ô cần tách, rồi chọn lệnh Split Cells.
Nháy chuột lên biểu tượng Split Cells ( ) trên thanh công cụ.
Sau khi thực hiện một trang các cách trên, hộp thoại Split Cells xuất hiện:
Nhập số cột cần tách vào mục Number of Columns, số hàng cần tách vào mục Number of Rows.
Chọn OK để xác nhận, Cancel để huỷ bỏ.
Sau khi chia chiều rộng mỗi cột (hay chiều cao của hàng) bằng chiều rộng cột cũ chia cho số cột (chiều cao hàng cũ chia cho số hàng).
4. Tạo các đường kẽ cho bảng.
Ta có thể định dạng cho các đường kẽ trong bảng theo yêu cầu của người dùng, chẳng hạn che dấu các đường kẽ giữa các ô hay kẽ các đường đậm hơn bao quanh bảng,...
Để làm điều đó ta thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1:
Chọn khối cần kẽ.
Nháy chuột vào mẫu hình tam giác màu đen bên cạnh biểu tượng Outside Border ( ) trên thanh công cụ.
Nháy chuột vào dạng tương ứng trên bảng mới xuất hiện để tạo dạng đường kẽ cho khối đã chọn.
Cách 2: Định dạng một cách chi tiết.
Chọn khối cần định dạng.
Thực hiện lệnh Format/Border and Sharing, xuất hiện hộp thoại, ta định dạng tương tự như tạo khung cho văn bản mà phần trước đã giới thiệu, nhưng trong phần Apply to ta chọn Cell.
5. Sắp xếp dữ liệu trên bảng tính.
Có thể sắp xếp các hàng trong bảng theo một cột nào đó. Dữ liệu trong cột phải có cùng kiểu, gồm một trong ba kiểu sau: Text (văn bản), Number (kiểu số), Date (kiểu ngày tháng). Nếu dữ liệu ở các hàng trong một cột khác kiểu thì chỉ được phép sắp xếp theo kểu Text.
Các bước tiến hành sắp xếp trên bảng:
Chọn các hàng cần sắp xếp. Nếu sắp xếp toàn bộ bảng thì chỉ cần đưa con trỏ vào một ô bất kỳ trong bảng.
Thực hiện lệnh Table/Sort. Hộp thoại Sort xuất hiện:
Chọn các khoá sắp xếp trong hộp Sort by và Then by.
Chọn sắp xếp theo kiểu dữ liệu nào (Type): kiểu ký tự (Text), kiểu số (Number) hay kiểu ngày (Date).
Chọn thứ tự sắp xếp: tăng dần (Ascending) hoặc giảm dần (Descending).
Chọn OK hay gõ Enter để xác nhận, Cancel để huỷ bỏ.
6. Tính tổng các ô trong một cột.
Tổng này sẽ ghi vào ô cuối cùng của vùng chọn.
Chọn các ô cần tính tổng (Di chuyển con trỏ đến ô dưới cùng của cột nếu tính tổng toàn bộ các ô trong cột).
Thực hiện lệnh Table/Formula..., hộp thoại sau xuất hiện:
Chọn OK, kết quả sẽ được trình bày tại ô cuối cùng của vùng chọn hoặc ô cuối cùng của bảng.
Ngoài thao tác tình tổng của một cột lệnh Format/Formula còn cho một số công thức khác nhằm giúp người sử dụng xử lý trên bảng tính như tình trung bình, tìm giá trị lớn nhất. Để sử dụng hàm nào thì nháy chuột vào mục Paste Function để chọn.
Tóm tắt: Thông thường quy trình tạo bảng gồm các bước sau:
Thực hiện lệnh Table/Insert hay nháy chuột lên biểu tượng.
Định số cột và định độ rộng cột.
Nhập dữ liệu cho bảng.
Làm khung, kẽ đường và định dạng nền cho bảng.
Xử lý số liệu trên bảng (nếu cần).
tiết 29-31 : Thực hành tạo bảng và làm việc với bảng
tiết 32-34 : Các công cụ trợ giúp - in văn bản.
1. Chèn thêm các ký tư đặc biệt.
Word cho phép người sử dụng chèn thêm nhiều ký hiệu, font chữ đặc biệt mà trên bàn phím không có, như ký hiệu con bài tây (Đăâê), các mẫu tự Hy Lạp (a b c d e f,...), các ký hiệu toán học (± ³ á ạ º ằ ầ ẩ ấ ồ ẻ,...), các ký tự tượng hình (F, &, (, *,...),...
Để chèn thêm một ký tự đặc biệt, thực hiện theo trình tự sau:
Đưa con trỏ văn bản đến vị trí cần chèn.
Thực hiện lệnh Insert/Symbol..., hộp thoại sau xuất hiện:
Nháy chuột vào hộp font để chọn bộ font chứa các ký hiệu.
Nháy chuột vào ký hiệu cần chèn.
Nháy nút Insert để chèn, nháy nút Close để đóng hộp thoại Symbol.
Trường hợp thường xuyên sử dụng một số ký hiệu đặc biệt nào đó, nên định nghĩa cho nó một tổ hợp phím nóng theo trình tự như sau:
Thực hiện lệnh Insert/Symbol, chọn ký hiệu cần định nghĩa.
Nháy nút ShortCut Key, hộp thoại Customize xuất hiện.
Con trỏ lúc này nằm ở hộp Press New ShortCut Key, bấm tổ hợp phím cần định nghĩa.
Nháy nút Assign, nháy nút Close để trở về hộp Symbol.
Chọn một ký hiệu khác để định nghĩa hoặc nháy chuột vào nút Close để đóng hộp thoại Symbol.
Kể từ đó, chỉ cần bấm tổ hợp phím đã định nghĩa thì ký hiệu tương ứng sẽ xuất hiện tại vị trí con trỏ.
2. Tạo các hiệu ứng đặc biệt nhờ WordArt.
WordArt là phần chuyên dùng để tạo các hiệu ứng đặc biệt đối với văn bản trơn, ví dụ muốn tạo chữ “Giáo trình tin học” theo dạng đường tròn sau:
2.1. Cách thực hiện:
Định vị con trỏ vào nơi muốn chèn.
Thực hiện lệnh Insert/Picture/WordArt (hoặc nháy chuột vào biểu tượng WordArt trên thanh công cụ Drawing).
Hộp thoại WordArt Gallery xuất hiện. Chọn mẫu thích hợp rồi nhấn OK hoặc nhấn Enter.
Hộp thoại Edit WordArt Text xuất hiện, đánh văn bản vào vùng có dòng chữ “your text here”. Chọn font và cỡ chữ ở mục font và size, sau đó nhấn OK.
2.2. Chỉnh sửa, định dạng một đối tượng WordArt đã được chèn.
Để thay đổi nội dung văn bản, nháy đúp chuột vào vùng văn bản đó, hộp thoại Edit WordArt Text xuất hiện, ta tiến hành thay đổi.
Để định dạng một đối tượng, ta nháy chuột vào đối tượng đó thanh công cụ WordArt xuất hiện (nếu thanh công cụ không xuất hiện thì thực hiện lệnh View/Toolbars/WordArt). 
 Ta tiến hành định dạng ngay trên thanh công cụ.
3. Tạo chữ cái lớn đầu dòng.
C
ó thể sử dụng khả năng Drop Cap để tạo chữ cái lớn đầu dòng như trong đoạn văn bản này. Để thực hiện công việc tạo chữ cái lớn, ta tiến hành các bước sau:
Chọn chữ cái hoặc đoạn văn bản cần tạo.
hực hiện lệnh Format/Drop Cap. Hộp thoại Drop Cap xuất hiện:
Trong mục Position, chọn Droppe hoặc In Margin.
Chọn font chữ ở mục font, độ lớn của chữ bao nhiêu dòng ở mục Lines to drop.
Chọn OK.
Để huỷ bỏ hiệu ứng này, các bước tiến hành tương tự như trên nhưng trong mục Position chọn None.
4. Chèn hình ảnh vào văn bản.
4.1. Chèn hình ảnh có trong thư viện hình ảnh của Word vảo văn bản (Clip Art).
Các bước tiến hành:
Đưa con trỏ đến vị trí cần chèn.
Thực hiện lệnh Insert/Picture/Clip Art... Hộp thoại Insert Picture xuất hiện:
Chọn nhóm hình ảnh ở khung bên trái, chọn hình ảnh ở khung bên phải rồi nháy chuột vào nút Insert.
4.2. Chèn hình ảnh có trong ổ đĩa cứng mà không thuộc thư viện hình ảnh của Word.
Các bước tiến hành:
Đưa con trỏ đến vị trí cần chèn.
Thực hiện lệnh Insert/Picture/From File... Hộp thoại Insert Picture xuất hiện:
Chọn đường dẫn (địa chỉ), chọn hình ảnh trong mục Look in, xem hình ảnh trước khi chèn ở khung bên phải. Nếu vừa ý thì nháy chuột vào nút Insert để tiến hành chèn.
4.3. Hiệu chỉnh hình ảnh đã chèn.
Để phóng to hay thu nhỏ hình ảnh đã chèn ta nháy chuột vào hình ảnh, đưa chuột đến một trong tám hình vuông nhỏ bao quanh hình ảnh khi thấy xuất hiện mũi tên hai chiều thì rê chuột đến kích thước vừa ý.
Để di chuyển hình ảnh, đưa chuột vào vùng hình ảnh khi thấy xuất hiện mũi tên bốn chiều thì rê chuột đến vị trí mới.
Để địn dạng một cách chi tiết ta tiến hành theo các bước sau:
Chọn hình ảnh cần định dạng.
Thực hiện lệnh Format/Picture (hoặc nháy chuột phải vào vùng hình ảnh rồi chọn Format Picture), hộp thoại Format Picture xuất hiện:
Mục Size: Chọn kích thước chính xác theo ý muốn người sử dụng.
Mục Wrapping: Chọn chế độ xuất hiện của hình ảnh đối với văn bản, nháy chuột vào một trong các kiểu định dạng rồi chọn OK.
Để định dạng chế độ xuất hiện của các hình ảnh với văn bản ta có thể tiến hành bằng cách nháy chuột phải vào hình ảnh, chọn Order, chọn một trong các cách hiển thị vừa xuất hiện.
5. Microsoft Equation (Cách đánh công thức toán học).
Chức năng này chuyên dùng để tạo các công thức toán và khoa học phức tạp.
Ví dụ: tạo công thức:
Cách thực hiện:
Đặt con trỏ nơi muốn tạo công thức.
Thực hiện lệnh Insert/Object, chọn Creat New rồi nháy đúp chuôt vào mục Microsoft Equation 3.0.
(Hoặc nháy chuột vào biểu tượng nếu có). Trên màn hình xuất hiện:
Tại vị nhấp nháy của điểm chèn (nếu không thấy điểm chèn nhấp nháy, thì thực hiện lệnh View/Redraw).
Gõ chữ x.
Nháy vào biểu tượng thấp xuống (tring nhóm Template thứ 3), chọn mẫu chỉ số dưới.
Gõ số 1.
Nhích mũi tên phải (để ra khỏi hộc thấp xuống).
Nháy vào biểu tượng (trong nhóm Symbol thứ 2), để tạo khoảng trắng.
Gõ dấu =, nháy vào biểu tượng để tạo khoảng trắg.
gõ chữ x, nháy vào biểu tượng thấp xuống, gõ số 2, nhích mũi tên qua phải.
Nháy vào biểu tượng , gõ dấu =, nháy vào biểu tượng .
Nháy chọn biểu tượng phân số (trong nhóm Template thứ 2), chọn mẫu phân số.
Đưa diểm chèn vào khung của tử số (hộp phía trên đường gạch ngang).
Gõ –b, nháy vào biểu tượng .
Nháy vào biểu tượng (trong nhóm Symbol thứ 4).
Nháy vào biểu tượng nháy chọn biểu tượng căn số bậc 2 (trong nhóm Template thứ 2, điểm chèn nháy trong hộp phía dưới căn).
Nháy chọn biểu tượng dấu Delta trong nhóm ký tự Hy Lạp (nhóm Symbol thứ 10).
Đưa điểm chèn xuống khung của mẫu số, gõ 2a.
Nháy chuột lên hộp Control Box (nút x) của cửa sổ Microsoft Equation để trở lại soạn thảo.
Bằng cách trên ta có thể tạo ra các công thức toán hay khoa học phức tạp khác.
6. Công cụ đồ họa Drawing.
Đồ họa là một chức năng mạnh và dễ dùng của Word. Trước khi sử dụng các chức năng về đồ họa cần chuyển sang chế độ Page Layout (trình bày trang). Các đối tượng đồ họa có thể tồn tại độc lập với các phần văn bản, do đó việc tạo các hình vẽ, ký hiệu, sơ đồ,... trong văn bản được dễ dàng và đa dạng hơn.
6.1. Tạo một đối tượng đồ họa.
Nếu trên màn hình chưa có thanh công cụ vẽ đồ họa, thì thực hiện lệnh View/Toolbars/Drawing. Thanh công cụ Drawing xuất hiện phía dưới cửa sổ Word.
Để tạo một đối tượng ta nháy chuột vào đối tượng đó rồi đưa chuột lên vị trí cần tạo (khi này trỏ chuột có dạng dấu +), rê chuột từ góc trên trái đến góc dưới phải của vùng cần vẽ rồi nhả chuột.
Trên thanh công cụ Drawing ta chỉ nhìn thấy 4 đối tượng (dường thẳng, đường mũi tên, hình chữ nhất, hình Ellipse), để tạo các đối tượng khác ta nháy chuột vào nút AutoShapes, một thực đơn dọc xuất hiện bao gồm các nhóm đối tượng sau:
Lines: Nhóm các đường (thẳng, mũi tên một chiều, hai chiều, đường gấp khúc hay khép kín).
Basic Shapes: Nhóm các hình học cơ bản.
Block Arrows: Nhóm các khối chỉ dẫn, kết nối.
Flowchart: Nhóm các hình đặc biệt.
Stars and Banners: Nhóm các hình sao và băng rôn.
Callouts: Nhóm các hộp Text có nhánh.
Chức năng của một số biểu tượng trên thanh Drawing:
Select Ojects ( ):Dùng để chọn các đối tượng.
Free Rotate ( ): Dùng để quay đối tượng theo một góc nào đó.
Text box ( ): Dùng để tạo hộp văn bản. nháy chuột biểu tượng, đưa chuột (hình dấu +) đến vị trí cần tạo, rê chuột từ đỉnh trên trái đến đỉnh dưới phải sẽ tạo ra một hộp văn bản giới hạn bởi hình chữ nhất vừa xác định.
Insert WordArt ( ): Chèn thêm một đối tượng WordArt như đã trình bày ở phần trước.
Fill Color ( ): Chọn màu nền cho đối tượng đã vẽ.
Line Color ( ): Chọn màu cho đường viền của đối tượng đã vẽ.
Font Color ( ): Chọn màu cho font chữ.
Line Style ( ): Chọn kiểu nét vẽ.
Dash Style ( ): Chọn loại nét vẽ (liền, đứt, chấm,...).
Arrow Style ( ): Chọn kiểu đường mũi tên.
Shadow ( ): Chọn kiểu bóng cho đối tượng.
3-D ( ): Chọn kiểu hình không gian (3 chiều).
6.2. Định dạng, chỉnh sửa các đối tượng đã vẽ.
Để chình sửa hay định dạng cho các đối tượng đã vẽ, ta tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Chọn các đối tượng đã vẽ.
Nếu chọn một đối tượng thì chỉ cần đưa chuột vào đối tượng đó khi thấy xuất hiện dấu mũi tên 4 chiều thì nháy chuột. Trong trường hợp đối tượng bị che khuất phía sau vùng văn bản, dấu mũi tên không xuất hiện được thì ta nháy chuột vào biểu tượng Select Ojects sau đó mới nháy chuột vào đối tượng cần chọn.
Nếu chọn nhiều đối tượng cùng một lúc thì ta tiến hành một trong hai cách sau:
Nhấn và giữ phím Shift, sau đó nháy chuột vào các đối tượng cần chọn (thao tác như chọn một đối tượng).
Hoặc rê chuột tạo thành một hình chữ nhất bao quanh các đối tượng 
Bước 2: Thực hiện một trong c

File đính kèm:

  • docGiao an nghe THPT.doc