Bài giảng Môn Tin Học lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 17 - Ôn tập

a. Kiến thức

- Giúp học sinh được nhớ lại một số thiết bị máy tính; lý thuyết về cách sử dụng phần mềm với bàn phím.

b. Kỹ năng

- HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến thiết bị của máy tính cá nhân.

c. Thái độ

- HS nghiêm túc làm bài, độc lập suy nghĩ.

2 - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

a. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin Học lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 17 - Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÔ CHÂU
Tiết 17
Ngày soạn: 6/10/2014 
ÔN TẬP
1 - MỤC TIÊU
a. Kiến thức
	- Học sinh được nhớ lại một số thiết bị máy tính; Nhớ lại các bước sử dụng một số phần mềm để luyện gõ phím nhanh; nhớ lại cách thức quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời bằng phần mềm Solar System 3D Simulator.
b. Kỹ năng
	- Học sinh phân biệt được một số các thiết bị của một máy tính.
	- Sử dụng thành thạo các phần mềm gõ phím nhanh đã học.
	- Sử dụng thành thạo phần mềm Solar System 3D Simulator để quan sát Hệ mặt trời.
c. Thái độ
	- HS nghiêm túc ôn tập các kiến thức đã học.
2 - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: GAĐT, thiết bị máy tính.
Học sinh: Xem trước bài
3 - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a- KIỂM TRA BÀI CŨ
	Lồng vào nội dung bài học
	* Đạt vấn đề:
b - BÀI MỚI
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ1: Ôn lại các kiến thức đã học trong chương 1
Yêu câu HS trả lời các câu hỏi :
Thông tin là gì ? Nêu các dạng thông tin cơ bản.
Tại sao biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng ?
Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit ?
Một số khả năng của máy tính ?
Có thể dùng máy tính vào những việc gì ? và những hạn chế của máy tính ?
Cấu trúc chung của máy tính điện tử ?
Bộ nhớ máy tính là gì ? có mấy loại bộ nhớ ?
Đơn vị do dung lượng bộ nhớ là gì ?
Khái niệm phân mềm, Phần mềm máy tính được chia làm mấy loại, cho ví dụ ?
Hoạt động 2 : Ôn lại các phần mềm đã học trong chương 2
- Em đã được học phần mềm nào để luyện tập với chuột?
- Nêu các thao tác: Di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phảI chuột, kéo thả chuột.
- Trong phần mềm Mario dùng để luyện gõ bàn phím, em cần chú ý tư thế đặt tay như thế nào cho đúng?
- Khởi động phần mềm Mario và thực hiện bài tập ở cấp độ 3.
- Yêu cầu học sinh đóng chương trình Mario khởi động chương trình Solar System 3D Simulator để quan sát Hệ mặt trời.
- Yêu cầu một vài nhóm: Điều chỉnh để có hiện tượng Nhật thực; Hiện tượng Nguyệt thực.
Học sinh tham khảo sách giáo khoa và tập để trả lời câu hỏi.
- Trà lời.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Thực hiện
- Thực hiện
- Thực hiện theo nhóm.
Chương 1
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người. Có ba dạng thông tin cơ bản: Dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Biểu diển thông tin có vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của con người vì nếu thông tin được biểu diễn dưới dạng phù hợp cho phép lưu giữ và chuyển giao thông tinkho6ng chỉ cho người đượng thời mà còn cho các thế hệ tương lai.
Thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bít với hai kí hiệu 1 và 0co1 thể cho tương ứng với hai trạng thái có hay không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện.
Một số khả năng của máy tính: Tính toán nhanh, tính toán với độ chính xác cao, khả năng lưu trữ lớn, khả năng làm việc không mệt mỏi.
Có thể dùng máy tính vào việc:thực hiện các tính toán, tự động hóa công việc văn phòng, hỗ trợ công tác quản lí, công cụ học tập và giải trí, đều khiển tự động Rô bốt, liên lạc và mua bán trực tuyến.
2. Một số phần mềm học tập
a) Phần mềm Mouse Skills để luyện tập với chuột
- Luyện thao tác di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, nháy nút phải chuột, kéo thả chuột.
b) Phầm mềm Mario để luyện gõ phím
- Luyện tập các thao tác gõ phím với các phím ở các hàng trên toàn bàn phím và gõ kết hợp với phím Shift.
c) Phần mềm quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
- Các bước quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời.
c - CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP
d - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ.
	Ôn lại nội dung đã học, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH tiết sau kiểm tra 1 tiết.
e- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
TRƯỜNG THCS TÔ CHÂU
Tiết 18
Ngày soạn: 06 /10/2014 
KIỂM TRA MỘT TIẾT
1 - MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Giúp học sinh được nhớ lại một số thiết bị máy tính; lý thuyết về cách sử dụng phần mềm với bàn phím.
b. Kỹ năng
- HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến thiết bị của máy tính cá nhân.
c. Thái độ
- HS nghiêm túc làm bài, độc lập suy nghĩ.
2 - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.
b.Học sinh: học thuộc bài.
3- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a - KIỂM TRA BÀI CŨ
b- NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA
PHẦN 1: LÝ THUYẾT (5 ĐIỂM)
Câu 1: Mô hình của quá trình ba bước là:
A. Nhập – Xuất – Xử lý	B. Xuất – Nhập - Xử lý 
C. Xuất – Xử lý – Nhập	D. Nhập – Xử lý – Xuất.
Câu 2: Chương trình soạn thảo văn bản (Microsoft Word) là:
A. Phần mềm ứng dụng	B. Phần mềm hệ thống
C. Phần mềm lập trình	D. Tất cả đều sai
Câu 3: Chọn phát biểu đúng:
A. 1GB = 1024MB	B. 1MB = 2000B	
C. 1byte = 1024bit	D. 1KB = 210 x 8bit
Câu 4: Để tắt máy, ta chọn:
A. Rút điện	B. Start à Turn Off.. à Turn Off
C. Nhấn vào nút Power	D. Gõ phím Esc, Turn Off, OK
Câu 5: Nhóm thiết bị nào sau đây là thiết bị nhập của máy tính:
A. Bàn phím, chuột, loa	B. Màn hình, bàn phím, chuột
C. Micro, chuột, bàn phím	D. Máy in, bàn phím, chuột
Câu 6: Hê điều hành windows là:
A. Phần cứng	B. Phần mềm ứng dụng 	
C. Phần mềm hệ thống	D. Phần mềm ứng dụng và hệ thống
Câu 7: Khi tắt máy, dữ liệu được lưu trong đâu bị mất đi:
A. Bộ nhớ ngoài	B. Ổ cứng	
C. Đĩa CD/DVD	D. Bộ nhớ trong
Câu 10: Dữ liệu trong máy tính được lưu trữ dưới dạng?
A. Dạng văn bảng	B. Dạng âm thanh
C. Dãy bít	 	D. dạng hình ảnh.
PHẦN 2: TỰ LUẬN(6 ĐIỂM).
Câu 1: Nhờ những khả năng to lớn nào mà máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu? Máy tính có những hạn chế gì? Tại sao ?(2điểm)
Câu 2: Cấu trúc chung của máy tính gồm những khối chức năng nào? Tại sao nói bộ xử lí trung tâm được xem là bộ não của máy tính? (2điểm)
Câu 3 : Phân biệt sự khác nhau giữa phần cứng và phần mềm máy tính. Cho ví dụ minh họa của từng loại (2điểm)
ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
1. D
2. A
3. A
4. B
5. C
6. C
7. D
8. C
Tự luận
Câu 1: (2 điểm) 
(1điểm)Những khả năng to lớn của máy tính là:
- Khả năng tính toán nhanh
- Tính toán với độ chính xác cao.
- Khả năng lưu trữ lớn
- Khả năng làm việc không mệt mõi.
(1 điểm) Những hạn chế của máy tính: Máy tính không phân biệt được mùi vị, cảm giác,... do vậy máy tính chưa thể thay thế hoàn toàn con người đặc biệt là chưa có năng lực tư duy.
Câu 2: (2 điểm) 
- Cấu trúc chung của máy tính bao gồm 3 khối chức năng: Bộ xử lí trung tâm, Thiết bị vào/ra, bộ nhớ. (1 điểm)
- Bộ xử lí trung tâm (CPU) được xem là bộ não của máy tính vì nó thực hiện các tính toán, điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của máy tính. (1 điểm)
Câu 3 (2 điểm)
Phần cứng: chính là máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí đi kèm: như màn hình, bàn phím, ổ cứng, CPU, bộ nhớ,...
Phần mềm: Là các chương trình được cài đặt trên máy tính như: Windows, word,...
c - CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP
d - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
	- Xem trước bài 9.
e- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG

File đính kèm:

  • doct9.doc