Bài giảng Môn Tin Học lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Thông tin và tin học (tiếp)

3. Hoạt động thông tin và tin học

- Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não.

- Tuy nhiên khả năng của các giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn.

 - Con người đã sáng tạo ra các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin Học lớp 6 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Thông tin và tin học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Trường THCS Tô Châu
Ngày soạn: 17 /08/2014
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
1 - MỤC TIÊU
a. Kiến thức
	- Giúp học sinh biết được khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu và các loại thông tin trong cuộc sống.
	- Học sinh có khái niệm ban đầu về tin học.
b. Kĩ năng:
 Học sinh hiểu khái quát về các loại thông tin cơ bản.
c. Thái độ
	- Ý thức học tập tốt, tập trung cao độ.
2 - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a. Giáo viên: Giáo án, SGK.
b. Học sinh: Đọc trước bài.
3 - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a - KIỂM TRA BÀI CŨ
	 Hàng ngày em được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kể tên một số loại thông tin mà em biết.
b – NỘI DUNG BÀI MỚI
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Thông tin là gì?
- Nêu một số ví dụ về dạng thông tin.
- Cho HS đọc các ví dụ trong mục 1 trang 3 (sgk)
- Yêu cầu HS cho biết thêm 1 số ví dụ khác?.
- Nhận xét.
- Cho HS tự rút ra khái niệm về thông tin từ các ví dụ trên.
- Nhận xét đưa ra khái niệm về thông tin.
2. Hoạt động thông tin của con người.
- Thông tin có vai trò như thế nào đối với cuộc sống.
- Khi nhận được 1 thông tin, em sẽ làm gì? 
- Cho HS liên hệ thông tin và hành động của con người.
- Đưa ra mô hình quá trình xử lí thông tin và thuyết trình.
Tìm hiều Hoạt động thông tin và tin học
- Yêu cầu HS cho biết hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các bộ phận nào?.
- Chọ HS đọc mục 3/tr4 – SGK.
- Cho HS nêu 1 số ví dụ về công cụ và phương tiện giúp con người hạn chế của các giác quan và bộ não.
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Theo dõi SGK.
Nghe giảng và ghi chép.
- Trả lời.
- Các bạn nhận xét.
- Nêu khái niệm (tự HS rút ra được từ ví dụ).
- Nhận xét và bổ sung của các bạn.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Ghi nội dụng.
- Trả lời.
- Nhận xét và bổ sung.
- Theo dõi sách.
- Trả lời.
- Nhận xét và bổ sung.
1. Thông tin là gì? 
 Sgk trang 3 – mục 1.
 Ghi nhớ: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người.
Ghi nhớ: Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi là hoạt động thông tin.
* Mô hình quá trình xử lí thông tin
Xử lý
Thông tin vào 	 Thông tin ra
3. Hoạt động thông tin và tin học
- Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. 
- Tuy nhiên khả năng của các giác quan và bộ não của con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn.
 - Con người đã sáng tạo ra các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
c - CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
	- Nhắc lại khái niệm về hoạt động thông tin.
	- Các công cụ và phương tiện mà con người sáng tạo ra để giúp vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
d - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
	- Ôn lại bài.
	- Trả lời câu hỏi và bài tập 4,5 (Trang 5 - SGK).
 e- BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 2
Trường THCS Tô Châu
Ngày soạn: 17 /08/2012 
BÀI 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
(Lý thuyết)
1 - MỤC TIÊU
a. Kiến thức
	- Giúp học sinh biết được các dạng thông tin cơ bản trong máy tính.
b. Kĩ năng:
 Học sinh hiểu khái quát về các loại thông tin cơ bản.
c. Thái độ
	- Ý thức học tập tốt, tập trung cao độ.
2 - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a. Giáo viên: Giáo án, SGK.
b. Học sinh: Đọc trước bài.
3 - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY	 
a - KIỂM TRA BÀI CŨ:
	 Em hãy nêu mô hình quá trình xử lí thông tin, giải thích.
b - NỘI DUNG BÀI MỚI
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thông tin cơ bản.
- Giới thiệu về sự phong phú của các loại thông tin trong cuộc sống và thông tin mà máy tính xử lí được.
- Cho HS nêu thêm một số loại thông tin mà các em biết.
- Nhận xét.
Giới thiệu các dạng thông tin cơ bàn
SGK6 trang 6+7
- Cho HS kể tên một số ví dụ về thông tin mà các em biết?
- Nêu các dạng thông tin cơ bản.
 Nghe giảng.
- Trả lời.
HS: Nghe, quan sát.
Trả lời.
- Ghi nội dụng bài học vào vở
1. Các dạng thông tin cơ bản
Thông tin quanh ta rất phong phú và đa dạng. Chúng ta chỉ nghiên cứu ba dạng thông tin cơ bản trong máy tin học, đó là : văn bản, âm thanh và hình ảnh.
a) Dạng văn bản
Những gì được ghi lại bằng các con số, chữ viết hay kí hiệu trong sách vở, báo chí, …
b) Dạng hình ảnh
Những hình vẽ minh hoạ trong sách báo (hình người, các con vật, ảnh chụp, bức vẽ…).
c) Dạng âm thanh
Tiếng chim hót, tiếng đàn, tiếng còi xe, tiếng trống trường, tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy…
c - CỦNG CỐ LUYỆN TẬP
- Nhắc lại ba dạng thông tin cơ bản mà máy tính xử lí được.
- Ví dụ về các dạng thông tin khác
d - HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ
- Ôn lại bài. Trả lời câu hỏi và bài tập 1 (Trang 9 - SGK).
 e- BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM 

File đính kèm:

  • doct1.doc