Bài giảng Môn Tin học lớp 3 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Người bạn mới của em (tiết 2)

I/ Mục tiêu:

- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.

- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.

- Hào hứng trong việc học môn học.

II/ Chuân bị:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, tranh ảnh

 

docx4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 3 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Người bạn mới của em (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	 Ngày dạy: 19-22 tháng 8 năm 2014
Tiết: 1	 	 Lớp: 31, 32, 33, 34
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH 
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
- Hào hứng trong việc học môn học.
II/ Chuân bị:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, tranh ảnh
- Học sinh: SGK, tập, bút 
III/ Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở.
3. Nội dung bài mới
	Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu máy tính
- Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)
- Hỏi các em một số câu hỏi:
+ Em có thể học toán, học vẽ trên máy tính không?
+ Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không? 
+ Em có thể học bài trên máy tính không? …
- Giới thiệu đôi nét về máy tính:
+ Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
+ Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích ...
Hoạt động 2: Các bộ phận của máy tính
- Hỏi các em câu hỏi: 
+ Có bao nhiêu loại máy tính mà em biết?
+ Cho HS quan sát hình và kể tên các bộ phận của máy tính?
- Trình bày chức năng của từng bộ phận
+ Màn hình: hiển thị kết quả
+ Thân máy: xử lý thông tin
+ Bàn phím: đưa thông tin vào máy tính
+ Chuột: điều khiển 
- Thảo luận và trả lời
 + Có 
 + Có.
 + Có
- Lắng nghe
- Ghi bài
- HS trả lời:
+ Hai loại: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
+ Màn hình, phần thân máy, chuột, bàn phím.
- Lắng nghe và ghi bài vào vở.
IV/ Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại các bộ phận của máy tính.
V/ Nhận xét
RKN: 
Tuần: 1	 Ngày dạy: 19-22 tháng 8 năm 2014
Tiết: 2	 	 Lớp: 31, 32, 33, 34
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH 
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
- Hào hứng trong việc học môn học.
II/ Chuân bị:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, tranh ảnh
- Học sinh: SGK, tập, bút 
III/ Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên bốn bộ phận quan trọng của máy tính để bàn?
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bật máy tính
- Giáo viên nêu các bước cơ bản để bắt đầu sử dụng máy tính.
+ Nối máy tính với nguồn điện.
+ Bật công tắc màn hình.
+ Bật công tắc trên thân máy.
- Khi máy tính bắt đầu hoạt động, trên màn hình xuất hiện những hình ảnh nhỏ gọi là biểu tượng.
- Có thể sử dụng chuột máy tính để chọn biểu tượng của bài học hoặc trò chơi. 
Hoạt động 2:
 - Tư thế ngồi học.
 - Lượng ánh sáng dùng để học.
- Khi không làm việc, ta nên tắt máy tính:vào Start, chọn Turn Off Computer, sau đó chọn Turn off.
Hoạt động 3: Bài tập
 * Bài tập 1: Điền Đ/S
 - Máy tính giúp em làm toán, học vẽ
 - Máy tính giúp em liên lạc với bạn bè.
 - Có nhiều loại máy tính khác nhau.
 - Em không thể chơi trò chơi trên máy tính.
 * Bài tập 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (về nhà)
 - Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng trông giống như ...............
 - Người ta coi ............. là bộ não của máy tính.
 - Kết quả hoạt động của máy tính hiện ra trên ....................
 - Em điều khiển máy tính bằng ...........
- Chú ý lắng nghe, ghi bài
- Ngồi thẳng, tư thế thoải mái, tay đặt ngang tầm của bàn phím. 
- Đặt máy tính nơi có đủ ánh sáng (ánh sáng không chiếu thẳng vào mắt hay vào màn hình..)
- Học sinh lắng nghe và ghi vở.
- Đ
- Đ
- Đ
- S
- Màn hình ti vi
- Bộ xử lý
- Màn hình
- Chuột
IV/ Củng cố, dặn dò
- Chú ý tư thế và lượng ánh sáng cần thiết khi làm việc với máy tính. Làm bài tập về nhà. 
V/ Nhận xét
RKN: 

File đính kèm:

  • docxlop 3 Bai 1 Nhung gi em da biet.docx