Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Bài 3: Giới thiệu microsoft access

4) Một số thao tác cơ bản:

a) Khởi động:

-C1: start All Program MS Access.

-C2: nhấp biểu tượng trên màn hình desktop.

b) Tạo cơ sở dữ liệu mới:

-B1: chọn file New

-B2: chọn blank database, xuất hiện hộp thoại File New

doc4 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 12 - Bài 3: Giới thiệu microsoft access, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 	Ngày soạn:
Tuần:	Ngày dạy:
CHƯƠNG II: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS
BÀI 3: GIỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS
1. Mục đích yêu cầu:
a) Về kiến thức:
	-Biết được những khả năng chung nhất của Access như một hệ quản trị CSDL.
	-Biết 4 đối tượng cơ bản trong Access.
	-Biết 2 chế độ làm việc với các đối tượng.
	-Biết các cách tạo các đối tượng.
b) Về kĩ năng:
-Biết được một số thao tác cơ bản: khởi động, kết thúc, tạo mới, mở CSDL đã có.
c) Về thái độ:
	-Nghiêm túc, khám phá điều mới mẻ.
2. Phương pháp giảng dạy:
	-Thuyết trình, qua máy chiếu, hoạt động nhóm, đặt vấn đề. 
	-Trọng tâm: các đối tượng chính của Access và các thao tác tạo cơ sở dữ liệu mới.
3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	-Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu, bảng con giới thiệu bài toán quán lý sách thư viện.
	-Chuẩn bị của học sinh: xem trước bài ở nhà, SGK, giấy nháp.
4.Tiến trình lên lớp:
	u Oån định lớp và kiểm tra sĩ số:
	v Kiểm tra bài cũ: không
	w Bài mới:
	Hoạt động 1: tìm hiểu sơ lược phần mềm MS Access.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
GHI BẢNG
- Đặt vấn đề: Chúng ta đã học về cơ sở dữ liệu, các em hãy lấy một số ví dụ.
-Yêu cầu: liệt kê các đối tượng cần quản lý khi xây dựng cơ sở dữ liệu.
-Trình bày: Để thực hiện công việc quản lý này phải cài đặt cho máy thông qua phần mềm tạo tương tác giữa người dùng và dữ liệu cần quản lý.Hiện nay, có rất nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu, mỗi loại có thế mạnh riêng. Trong đó phổ biến nhất là phần mềm Access. 
-Đưa bảng con ví dụ về quản lý sách trong thư viện.
-Chú ý lắng nghe.
Ví dụ: cơ sở dữ liệu quản lí sách và mượn trả sách.
-Thông tin về người đọc, thông tin về sách.
1.Phần mềm MS Access:
-Là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
-Hiện nay, người dùng có thể sử dụng phiên bản Access 2002 dành cho máy tính cá nhân và máy trong mạng LAN.
2.Khả năng của Access:
a) Access có những khả năng nào:
b) Ví dụ:
Bài toán quản lý sách trong thư viện. 
Tạo bảng cần thông tin về tên sách, mã số sách, tác giả, năm xb…được lưu vào hồ sơ Thông tin về sách. 
	Hoạt động 2: tìm hiểu đối tựơng chính của phần mềm MS Access.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Đặt vấn đề: dựa vào kiến thức đã học về cơ sở dữ liệu, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: người dùng cần làm gì để có thể đáp ứng được các thao tác xử lý khi làm việc với cơ sơ dữ liệu. 
-Vậy tương ứng với yêu cầu trên hệ quản trị Access phải đưa ra các đối tượng làm việc thực hiện những công việc này. Trình bày các đối tượng chính trong Access: bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo.
-Yêu cầu học sinh cho ví dụ cơ sơ dữ liệu cụ thể và tương ứng với từng đối tượng đưa ra một số yêu cầu trong cơ sở dữ liệu này.
-Lắng nghe và trả lời:
Lưu dữ liệu, sắp xếp tìm kiếm, tổng hợp dữ liệu, tạo giao diện.
-Tìm hiểu sách giáo khoa và lắng nghe giáo viên để đưa ra công dụng các đối tựơng này.
-lấy ví dụ về cơ sở dữ liệu quản lý thư viện.
3) Các loại đối tượng chính của Access:
a) Các loại đối tượng:
-Table (bảng): lưu dữ liệu
-Query (mẫu hỏi): sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất dữ liệu.
-Form (biểu mẫu): tạo giao diện thuận tiện cho ngừơi dùng.
-Report (báo cáo): tổng kết, tính toán, định dạng.
b) Ví dụ:
Xây dựng cơ sở dữ liệu “quản lý thư viện” bằng Access:
 Table: TT_SACH (tên sách, mã sách, tác giả, năm xb) 
 Form: nhập sách: cập nhật sách mới.
 Tìm kiếm: biết thông tin của một cuốn sách.
 Query: xem thông tin một cuốn sách.
 Report: in thông tin sách.
Hoạt động 3: tìm hiểu một số thao tác cơ bản trong phần mềm MS Access.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Dùng máy chiếu trình bày cách khởi động Access.
-giới thiệu màn hình làm việc của Access: thanh bảng chọn, thanh công cụ, khung tác vụ.
- Trình bày cách tạo cơ sơ dữ liệu mới: Filề New
+Chọn Blank Database.
+ Cửa sổ cơ sở dữ liệu mới tạo.
-Học sinh theo dõi các thao tác của giáo viên và lên bảng trình bày các bước để khởi động Access.
-Lên bảng trình bày cách tạo cơ sở dữ liệu mới.
4) Một số thao tác cơ bản:
a) Khởi động:
-C1: startà All Programà MS Access.
-C2: nhấp biểu tượng trên màn hình desktop.
b) Tạo cơ sở dữ liệu mới:
-B1: chọn filề New
-B2: chọn blank database, xuất hiện hộp thoại File New Database.
-B3: chon vị trí lưu tệp, gõ tên, nhấp create
c) Mở cơ sơ dữ liệu đã có:
-C1: nhấp vào tên trong New File.
-C2: lệnh Filề Open
d) Kết thúc phiên làm việc:
-C1: filề Exit.
-C2: nhấp vào nút thoát bên góc trên, phải cửa sổ làm việc.
Hoạt động 4: tìm hiểu cách làm việc với các đối tượng trong phần mềm MS Access.
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
-Nêu vấn đề: để làm việc với đối tượng trong Access phải chọn loại đối tượng đó trong bảng chọn.
-Dùng máy chiếu giới thiệu cho học sinh hai chế độ làm việc với các đối tượng.
-Chia lớp làm hai nhóm yêu cầu tìm hiểu hai chế độ này.
-Chế độ thiết kế:
-Chế độ trang dữ liệu: 
-Theo dõi và sử dụng giấy nháp.
-Hai nhóm tìm hiểu và lên bảng trình bày.
5) Làm việc với các đối tượng:
a) Chế độ làm việc với các đối tựơng:
-Chế độ thiết kế:
+ViewàDesign View
+Để tạo mới hoặc thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi, thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo.
-Chế độ trang dữ liệu:
+Viewà Datasheet View.
+Hiển thị dữ liệu dạng bảng, xem , xoá hoặc thay đổi dữ liệu đó.
b)Tạo đối tượng mới:
Có thể dùng nhiều cách để tạo các đối tựơng:
-Dùng thuật sĩ.
-Tự thiết kế.
-kết hợp hai cách.
c) Mở đối tượng:
trong cửa sổ đối tượng nào thì nháp đúp vào đối tượng.
	x Củng cố:
	-các đối tượng chính của Access.
	yDặn dò và bài tập về nhà:
	-Chuẩn bị bài mới và trả lời các câu hỏi SGK.
	zRút kinh nghiệm:	

File đính kèm:

  • docbai3- NGUYENDU- BAOLOC.doc