Bài giảng Môn Tin học lớp 10 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 6: Giải bài toán trên máy tính

b) Diễn tả thuật toán:

Ví dụ:

• Xác định bài toán

- Input: Nhập M, N;

- Output: ƯCLN(M, N).

• Ý tưởng: Sử dụng những điều đã biết sau:

 - Nếu M = N thì giá trị chung đó là ƯCLN của M và N;

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Tin học lớp 10 - Tuần 9 - Tiết 18 - Bài 6: Giải bài toán trên máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 9	 Ngày soạn: 15/10/2014
Tiết PPCT: 18	 Ngày dạy: 17/10/2014
BÀI 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH
I. Mục tiêu: 
 1. Về kiến thức: Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính.
 2. Về kỹ năng: Biết xác định bài toán, lựa chọn thuật toán hoặc thiết kế thuật toán để giải một số bài toán đơn giản.
 3. Về tư duy, thái độ: Rèn luyện tính khoa học khi làm một việc nào đó: lập kế hoạch, làm theo kế hoạch.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 1. Giáo viên: Giáo án , SGK, phấn...
 2. Học sinh: Xem bài trước, SGK, viết…
III. Phương pháp dạy học:
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.
IV. Tiến trình của bài học:
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
 2. Bài cũ: Không
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng - Trình chiếu
Hoạt động 1: Các bước giải bài toán trên máy tính
GV: Đặt vấn đề: Học sử dụng máy tính thực chất là học cách giao cho máy tính việc mà ta muốn nó làm. Khả năng khai thác của máy tính phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người dùng. Việc giải bài toán trên máy tính phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người dùng. Vậy việc giải bài toán thường được tiến hành qua những bước nào?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Kết luận.
Bước 1: Xác định bài toán.
Bước 2: Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
Bước 3: Viết chương trình.
Bước 4: Hiệu chỉnh.
Bước 5: Viết tài liệu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bước xác định bài toán
GV: Các em đã biết cách xác định bài toán, vậy hãy nhắc lại khi xác định bài toán cần phải xác định những thành phần nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Kết luận và đưa ra ví dụ
Ví dụ: Trong một bài toán Tin học khi đề cập đến một số nguyên dương N, là tuổi của một người, có thể chỉ rõ phạm vi giá trị của N từ 0 đến 150, để lựa chọn cách thể hiện N bằng kiểu dữ liệu thích hợp.
HS: Tiếp thu, ghi nhận.
Xác định bài toán:
- Xác định bài toán là xác định rõ hai thành phần Input và Output và mối quan hệ giữa chúng. Các thông tin đó cần được nghiên cứu cẩn thận để có thể lựa chọn thuật toán, cách thể hiện các đại lượng đã cho, các đại lượng phát sinh trong quá trình giải bài toán và ngôn ngữ lập trình thích hợp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bước lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
GV: Chúng ta cùng xét ví dụ. 
Tôi nhờ 2 người cùng đi ra chợ mua 1 quyển vở và 1 chiếc bút. 
- Người thứ nhất đi mua bút mang về rồi lại đi mua quyển vở.
- Người thứ hai đi mua bút, vở về cùng một lần.
Nếu tôi nói đó là một bài toán thì tôi đã có 2 thuật toán để giải bài toán này. Vậy em hãy cho biết thuật toán nào tốt hơn?
HS: Thuật toán 2.
GV: Qua ví dụ trên ta thấy bước lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán là bước quan trọng nhất để giải một bài toán.
GV: Trong các loại tài nguyên, người ta quan tâm nhiều nhất đến thời gian vì đó là dạng tài nguyên không tái tạo được.
GV: Em hãy nhắc lại một thuật toán có thể xây dựng bằng những cách nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
 - Bằng cách liệt kê.
 - Bằng sơ đồ khối.
GV: Diễn tả thuật toán nói đơn giản chính là cách chúng ta xây dựng thuật toán.
GV: Đưa ra ví dụ để học sinh thực hiện
GV: Hướng dẫn, giải thích.
1. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán.
a) Lựa chọn thuật toán:
* Mỗi thuật toán chỉ giải một bài toán nào đó, nhưng có thể có nhiều thuật toán khác nhau cùng giải một bài toán. Cần thiết kế hoặc chọn một thuật toán phù hợp đã có để giải bài toán cho trước.
* Khi thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán người ta thường quan tâm đến các tài nguyên như thời gian thực hiện, số lượng ô nhớ,...
* Một tiêu chí khác được rất nhiều người quan tâm là cần thiết kế hoặc lựa chọn thuật toán sao cho việc viết chương trình cho thuật toán đó ít phức tạp.
b) Diễn tả thuật toán:
Ví dụ: 
· Xác định bài toán
- Input: Nhập M, N;
- Output: ƯCLN(M, N).
· Ý tưởng: Sử dụng những điều đã biết sau:
 - Nếu M = N thì giá trị chung đó là ƯCLN của M và N;
 - Nếu M < N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(N - M, M);
 - Nếu M > N thì ƯCLN(M, N) = ƯCLN(N, M-N).
· Thuật toán
Thuật toán diễn tả bằng cách liệt kê.
Bước 1: Nhập M, N;
Bước 2: Nếu M = N thì lấy giá trị chung này làm ƯCLN rồi chuyển đến bước 5;
Bước 3: Nếu M > N thì M = M - N rồi quay lại bước 2;
Bước 4:N = N - M rồi quay lại bước 2;
Bước 5: Đưa ra kết quả ƯCLN; Kết thúc.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bước hiệu chỉnh.
GV: Khi nào cần hiệu chỉnh chương trình?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Tổng hợp
4. Hiệu chỉnh: 
 - Sau khi chương trình viết song có thể có nhiều lỗi, vì vậy cần phải thử chương trình bằng cách thực hiện với một số input tiêu biểu phụ thuộc vào đặc thù của bài toán. Nếu có sai sót, ta phải sửa chữa chương trình rồi thử lại
Hoạt động 5: Tìm hiểu bước viết tài liệu.
GV: Khi nào thì viết tài liệu và trong tài liệu cần mô tả những gì?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Tài liệu rất có ích cho người sử dụng chương trình và cho việc đề xuất những khả năng hoàn thiện thêm
5. Viết tài liệu:
- Tài liệu phải mô tả bài toán, thuật toán, thiết kế chương trình, kết quả thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng
4. Củng cố: 
 - Nhắc lại các bước để giải bài toán trên máy tính.
 - Lưu ý: Các bước có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi ta cho rằng chương trình đã làm việc đúng đắn và hiệu quả.
5. Dặn dò: Bài về nhà:
 - Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
 - Đọc trước bài 7 và bài 8 tiết sau học.
6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc18.doc