Bài giảng Môn Tin học lớp 10 - Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 5: Ngôn ngữ lập trình (tiết 1)
GV: Mỗi loại máy tính đều có một ngôn ngữ riêng, đây là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.
GV: Mặc dù đây là ngôn ngữ máy có thể trực tiếp hiểu nhưng không phải ai cũng có thể viết chương trình bằng ngôn ngữ máy bởi nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để làm thuận tiện hơn cho người viết chương trình. Song muốn máy tính thực hiện được thì phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy.
Tuần: 9 Ngày soạn: 12/10/2014 Tiết PPCT:17 Ngày dạy: 15/10/2014 Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH I. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: + Biết ngôn ngữ lập trình dùng để diễn đạt thuật toán. + Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. 2. Kỹ năng: + Biết được máy tính hoạt động theo chương trình, chương trình mà máy tính hiểu được là ngơn ngữ máy. 3. Tư duy - thái độ: + Nghiêm túc, tích cực xây dựng bài. + Phát triển năng lực tư duy suy luận, tính chính xác, cẩn thận cho HS. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: sgk, giáo án, phấn. 2. Học sinh: đọc trước bài 5 III. Phương pháp: Vấn đáp gởi mở là chủ yếu, kết hợp với tạo tình huống có vấn đề nhằm giúp học sinh tham gia tích cực vào giờ học. IV. Tiến trình bài dạy: Bước 1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số Bước 2. kiểm tra bài cũ: không Bước 3. Bài mới: Ta biết rằng để giải 1 bài toán máy tính không thể chạy trực tiếp thuật toán mà phải thực hiện theo chương trình. Ta cần chuyển đổi thuật toán sang chương trình. Một chương trình có thể viết từ nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi là ngôn ngữ lập trình. Để xét xem có các loại ngôn ngữ lập trình nào ta sang bài 5. Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1:Ngơn Ngữ Máy GV: Mỗi loại máy tính đều có một ngôn ngữ riêng, đây là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện. GV: Mặc dù đây là ngôn ngữ máy có thể trực tiếp hiểu nhưng không phải ai cũng có thể viết chương trình bằng ngôn ngữ máy bởi nó khá phức tạp và khó nhớ. Chính vì thế đã có rất nhiều loại ngôn ngữ xuất hiện để làm thuận tiện hơn cho người viết chương trình. Song muốn máy tính thực hiện được thì phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy. HS: Hiểu được thế nào là ngôn ngữ máy. 1. Ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu trực tiếp được. Hoạt động 2: Hợp Ngữ GV: Một trong các ngôn ngữ cô muốn đề cập tiếp theo là Hợp ngữ GV: +Ngôn ngữ này được sử dụng như thế nào? + Lấy ví dụ HS: Được sử dụng 1 số từ viết tắt trong tiếng Anh để thực hiện lệnh trên các thanh ghi. Ví dụ: ADD, AX, BX (trong đó ADD: phép cộng AX, BX: các thanh ghi) GV: Và ngôn ngữ này phải được chuyển đổi sang ngôn ngữ gì thì máy mới có thể hiểu và thực hiện được? HS: Muốn máy hiểu được ngôn ngữ này cần phải chuyển sang ngôn ngữ máy. 2. Hợp ngữ. Các chương trình được viết bằng hợp ngữ phải được dịch sang ngôn ngữ máy nhờ chương trình hợp dịch, khi đó máy tính mới thực hiện được. Hoạt động 3:Ngôn Ngữ Bậc Cao GV: Hợp ngữ là ngôn ngữ mạnh nhưng nó không thích hợp với nhiều người sử dụng bởi nó sử dụng địa chỉ của các thanh ghi trong máy tính, điều này khiến nhiều người ái ngại. Vậy còn có ngôn ngữ nào khác mà mà nhiều có thể sử dụng được không? HS: Đó là ngôn ngữ lập trình bậc cao. GV: Đúng rồi do nhu cầu về tính thông dụng của ngôn ngữ mà 1 loại ngôn ngữ khác xuất hiện, đó là ngôn ngữ bậc cao. - Như thế nào được gọi là Ngôn ngữ bậc cao? Hãy cho ví dụ? HS: - Là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy. - Ví dụ: Fotran, Cobol, basic, pascal… GV: Ngoài những ngôn ngữ này thì các em còn biết các loại ngôn ngữ nào? HS: Ngôn ngữ Pascal, Foxpro, C++… GV: Và cũng như các loại ngôn ngữ khác, ngôn ngữ này muốn máy hiểu và thực hiện thì phải chuyển đổi sang ngôn ngữ nào? HS: Là ngôn ngữ máy. GV: Vậy làm cách nào để có thể chuyển đổi các ngôn ngữ sang ngôn ngữ máy, đó là nhờ chương trình dịch. GV: Vậy chương trình dịch là gì? HS: Xung phong trả lời. 3. Ngôn ngữ bậc cao Các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được dịch sang ngôn ngữ máy nhờ chương trình hợp dịch, khi đó máy tính mới thực hiện được. Lớp ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên nên thuận tiện cho người lập trình. Chương trình dịch là dịch các chương trình viết bằng hợp ngữ, ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy. Bước 4. Củng cố: + Có các loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ máy, Hợp ngữ và Ngôn ngữ bậc cao. Trong đó ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất máy có thể hiểu và thực hiện được. + Các ngôn ngữ khác muốn máy thực hiện được phải chuyển đổi sang ngôn ngữ máy, nhờ vào chương trình trung gian gọi là Chương trình dịch. Bước 5. Dặn dị: + Làm các bài tập trong SBT. + Trả lời câu hỏi trong SGK. V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tin 10T17ngon ngu lap trinh.doc