Bài giảng Môn Thể dục lớp 12 - Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch học tập và rèn luyện của năm học cuối cùng ở trường phổ thông

2. Học sinh:

 - Chuẩn bị những câu hỏi để giao lưu với các thầy cô Đảng viên.

 - Chuẩn bị những bài hát, bài thơ có liên quan đến chủ đề.

 - Trang trí lớp, món quà nhỏ tặng các Đảng viên.

 

doc43 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Thể dục lớp 12 - Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch học tập và rèn luyện của năm học cuối cùng ở trường phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa vụ quân sự.
Kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị của học sinh.	
2. Học sinh:
Cán bộ lớp, Ban chấp hành chi đoàn thống nhất nội dung và hình thức hoạt động.
Thành lập ban tổ chức cuộc thi.
Ban tổ chức xây dựng thể lệ cuộc thi.
Phổ biến câu hỏi và thông qua thể lệ cuộc thi. Yêu cầu các bạn đọc Luật nghĩa vụ quân sự và liên hệ với tình hình thực tế ở địa phương.
Chuẩn bị 4 đội thi, mỗi đội 3 người.
Phân công trang trí lớp, người điều khiển chương trình.
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV. Tiến hành hoạt động:
Tổ chức thi bằng hình thức hái hoa dân chủ.
Đại diện lớp tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
Người điều khiển mời ban giám khảo. Nêu yêu cầu cuộc thi.
Đại diện Ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi.
Người điều khiển mời các đội thi lên hái hoa và trả lời các câu hỏi.
Biểu diễn các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi.
V. Kết thúc hoạt động:
Ngày 24 tháng 12 năm 2013
Chuû ñeà thaùng 1. THANH NIÊN VỚI VIỆC 
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
HOẠT ĐỘNG 1:
THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ “GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Sau hoạt động, học sinh cần:
Nhận thức được bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc.
Có kĩ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề văn hoá xã hội của địa phương, đất nước.
Trân trọng nền văn hoá dân tộc, quyết tâm duy trì và phát triển những nét riêng và độc đáo của nền văn hoá dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của sự lai căng văn hoá nước ngoài.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Bản sắc văn hoá dân tộc:
Bản sắc là cái riêng của chủ thể, do chủ thể tạo nên bằng lối sống của chính mình.
Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình- làng xã- Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, nghĩa tình, đạo lí; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tình tế trong ứng xử; tình giản dị trong lối sống.
Bản sắc văn hoá dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện dân tộc mang tính độc đáo như: nghề truyền thống, các thể loại văn hoá nghệ thuật dân tộc, trang phục các dân tộc, văn hoá ẩm thực đặc sắc,….
2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc:
Văn hoá Việt Nam là thành quả của hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Văn hoá Việt Nam là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hoá thế giới để không ngừng hoàn thiện mình.
Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Trong giai đoạn mới của đất nước, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta,văn hoá Việt Nam cần phải được tiếp tục phát huy nhằm góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của dân tộc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
3. Nhiệm vụ của thanh niên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc:
Tích cực rèn luỵên bản thân theo những đức tính của người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết của bản thân mình nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,trình độ thẩm mĩ và phát triển thể lực.
Tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.
 Tham gia bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của đan tộc gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Giáo viên:
Xây dựung nội dung thảo luận.
Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn thiết kế hình thức hoạt động sao cho phù hợp với nội dung và gây hứng thú cho các học sinh trong lớp.
Học Sinh:
Cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn phổ biến yêu cầu cho cả lớp để các tổ chuẩn bị theo sự phân công.
Giao cho mỗi tổ cử 3-4 người làm nòng cốt cho buổi thảo luận.
Chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động.
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ mang bản sắc quê hương, bản sắc dân tộc, nhất là dân ca các miền.
Cử người điều khiển chương trình.
IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Đại diện cán bộ lớp tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người điều khiển.
Thảo luận nhóm với chủ đề: bạn hiểu gì về bản sắc văn hoá dân tộc?
Các nhóm trình bày, học sinh trong lớp nhận xét.
Người điều khiển chương trình tổng kết, tóm tắt laịo những đặc điểm cơ bản của bản sắc văn hoá dân tộc.
Biểu diễn văn nghệ xen kẽ giữa các bài trình bày thảo luận.
V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 2:THI “TRÌNH DIỄN TRANG PHỤC CÁC DÂN TỘC TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Sau hoạt động, học sinh cần:
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn trang phục của các dân tộc trên đất nước Việt Nam, nhất là những kiểu trang phục của các dân tộc ít người, qua đó phản ánh nếp sống văn hóa lâu đời của họ.
- Có thái độ ủng hộ việc giữ gìn và duy trì các trang phục mang bản sắc dân tộc Việt Nam, phê phán những biểu hiện của lối sông thiếu văn hóa.
- Tích cực tham gia các hoạt động nhằm duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trước hết là biết lựa chọn những kiểu trang phục phù hợp với thanh niên Việt Nam.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Trình diễn trang phục lứa tuổi thanh niên của một số dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Việt Nam với 54 dân tộc khác nhau đã gắn bó với nhau lâu đời. Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có những phong thái riêng, lối sông riêng và nhất là thể hiện ở cách ăn mặc mang đậm màu sắc của dân tộc mình.
Các kiểu trang phục của các dân tộc là đa dạng, phong phú. Tuy khác nhau, nhưng nó đều là sự hội tụ của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Việc trình diễn trang phục tuổi thanh niên của một sô dân tộc Việt Nam là dịp tốt để học sinh là người có văn hóa (không nói những lời thô tục, không ăn mặc thiếu lành mạnh, làm hạ thấp giá trị của mình)
2. Thi hỏi- đáp xung quanh một số vấn đề về văn hóa, về lối sống có văn hóa.
Có thể thi hỏi- đáp theo một số câu hỏi gợi ý sau:
- Khi khoác trên mình bộ trang phục của dân tộc………., bạn có suy nghĩ gì về dân tộc đó? Hãy cho cả lớp biết đôi điều về những hiểu biết của bạn về dân tộc này.
- Theo bạn, thanh niên bây giờ có nên chạy theo “mốt” mà lãng quên trang phục dân tộc mình không?
- Những kiểu trang phục như thế nào? ( dù là ở bất kỳ dân tộc nào) được gọi là lai căng, thiếu văn hóa?
- Bạn có thể nêu quan điểm của mình về những kiểu trang phục nói trên không? Phản đối chỗ nào? Đồng tình chỗ nào?
- Hãy cho bạn mình một lời khuyên nếu như người bạn đó ăn mặc không lành mạnh.
- Với bạn khác giới, nếu bạn sử dụng những trang phục không lành mạnh thì bạn sẽ có thái độ như thế nào?
- Nếu được tham gia thiết kế trang phục tuổi thanh niên, bạn sẽ nêu những ý tưởng gì của mình về một kiểu trang phục lành mạnh?
- Bạn suy nghĩ gì về buổi trình diễn này? Hãy bổ sung thêm ý tưởng của mình trong công việc tổ chức buổi trình diễn trang phục những lần tiếp theo.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Nêu mục đích yêu cầu và định hướng tổ chức hoạt động để học sinh thảo luận và chuẩn bị.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án (nếu cần) như gợi ý ở phần nội dung.
- Giao nhiệm vụ cho Cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn phối hợp thực hiện.
2. Học Sinh:
- Cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn thống nhất kế hoạch, chương trình và hình thức hoạt động.
- Lựa chọn trang phục của một vài dân tộc và phân công cho các tổ sưu tầm, chuẩn bị thể hiện trong buổi trình diễn.
- Yêu cầu mọi thành vien trong lớp chuẩn bị ý kiến cho cuộc giao lưu.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ như: đơn ca, tiểu phẩm, múa, . . .
- Chuẩn bị việc trang trí cho hoạt động.
 - Cử người điều khiển, cử Ban giám khảo.
IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Đại diện cán bộ lớp tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu người điều khiển.
- Người điều khiển giới thiệu Ban giám khảo, nêu mục đích yêu cầu của buổi trình diễn trang phục.
- Hát tập thể ( bài hát tùy chọn, nhưng nên chọn bài hát gắn liền với nội dung của hoạt động này).
- Trình diễn trang phục các dân tộc anh em: Các bạn mặc một số bộ trang phục dân tộc với đủ màu sắc trình diễn trên “sân khấu”. Người điều khiển giới thiệu từng loại trang phục hoặc mời khán giả dưới trả lời.
- Người điều khiển nêu câu hỏi. Người tham gia trả lời hoặc thể hiện bằng bài hùng biện của mình.
- Các hoạt động văn nghệ có thể xen kẽ trong hoạt động giao lưu này.
- Kết thúc giao lưu bằng chào tạm biệt của những tham gia trình diễn trang phục.
V- KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Ngày 24 tháng 1 năm 2014
CHỦ ĐỀ THÁNG 2: THANH NIEÂN VÔÙI 
LÍ TÖÔÛNG CAÙCH MAÏNG
HOẠT ĐỘNG 1: 
“GIAO LƯU VỚI CÁC ĐẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG”
I- Mục tiêu hoạt động:
- Tạo điều kiện cho học sinh hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng
- Tìm hiểu quá trình phấn đấu để trở thành Đảng viên của các thầy cô.
- Xác định kế hoạch hành động cụ thể tích cực học tập và rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân, vươn tới lí tưởng cao đẹp của cuộc sống.
II- Nội dung hoạt động:
1. Thông qua trao đổi trò chuyện của các Đảng viên để giúp học sinh hiểu rõ các nội dung sau:
	- Lý tưởng của người phấn đầu vào Đảng
	- Vai trò của người Đảng viên trong nhà trường và xã hội
	- Nhiệm vụ của HS đối với vai trò là đoàn viên.
2.Xen kẽ là trò chơi và các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ.
III- Công tác chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	- Mời các giáo viên là Đảng viên của trường để tham gia giao lưu.
	- Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để thống nhât câu hỏi
	- Hướng dẫn người điều khiển thiết kế chương trình giao lưu.
	- Cho HS tham khảo các tư liệu về điều lệ Đảng, điều lệ Đoàn
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị những câu hỏi để giao lưu với các thầy cô Đảng viên.
	- Chuẩn bị những bài hát, bài thơ có liên quan đến chủ đề.
	- Trang trí lớp, món quà nhỏ tặng các Đảng viên.
IV- Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động khởi động
- Hát 1 bài hát tập thể: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Trong khi mọi người chuyền tay nay 1 bông hoa, đến hết bài bông hoa vào tay ai, người đó phải hát 1 bài về Đảng hoặc Bác Hồ (Đảng là cuộc sống của tôi, Bắc đang cùng chúng cháu hành quân, . . .)
MC: ổn định tổ chức lớp và giới thiệu thành phần tham dự, khách mời
2. Hoạt động 1: (Tọa đàm 20 phút)
- MC: giới thiệu sơ lược lí do buổi tọa đàm và đôi nét về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- MC: mời thầy cô Đảng viên tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân, quá trình công tác và gia nhập vào Đảng.
- Thầy/ Cô:…………………………..
- HS: 1) Thầy (cô) có thể cho chúng em biết vai trò của các Đảng viên trong trường chúng ta là gì?
- Thầy (cô): 
	- Xung phong, gương mẫu trong mọi lĩnh vực, rèn luyện bồi dưỡng thanh niên HS- vai trò nòng cốt cho tổ chức và hoạt dộng dạy và học ở nhà trường.
	- Tìm và chọn lọc những nhân tố tiêu biểu, ưu tú để chăm bồi và phát triển Đảng.
	- Góp phần xây dựng chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh và lãnh đạo CBCC thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của trường đã đặt ra ở đầu năm học.
- MC: Cảm ơn Thầy(cô) đã cho chúng em biết về tầm quan trọng của Đảng viên trong nhà trường. Chắc hẳn không những trong nhà trường mà ở mọi nơi Đảng luôn là người dẫn dắt chúng ta trên con đường xây dựng và phát triển đất nước. Và chúng em vẫn còn nhiều điều muốn biết rõ thêm về Đảng xin được hỏi thầy (cô), mời các bạn tiếp tục.
- HS: 2) Thầy (cô) đã phấn đấu thế nào để trở thành 1 thành viên của Đảng ? Chúng em là học sinh thì có được đứng vào hàng ngũ của Đảng không ? Điều kiện nào để chúng em có thể được kết nạp Đảng ?
- Thầy (cô) . ………………………
MC: …………………………….
HS: Là 1 Đảng viên, trong quá trình công tác giảng dạy có kỷ niệm nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất ? thầy (cô) có thể chia sẻ với chúng em ?
- Thầy (cô):……………………
MC: Chúng ta đã được nghe qua những lời chia sẻ rất chân tình của thầy cô về người Đảng viên. Ước mơ sao mỗi bạn trong chúng ta hãy cùng nhau ra sức học tập, rèn luyện tài để không phụ lòng những người đi trước, đã hy sinh quên mình để cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay. Mỗi bạn HS chúng ta hãy phấn đẫu để có thể đứng vào hàng ngũ của Đảng góp một phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước.
Và sau đây chúng ta cùng nghe qua bài hát “Đảng cho ta mùa xuân”.
3. Hoạt động 2: Trò chơi đối mặt (10’)
MC: Hướng dẫn chơi trò chơi: chia lớp ra làm 6 đội chọn 1 bạn tham gia trò chơi.
Vòng 2: thi để chọn ra 2 đội, vòng 3 thi để chọn ra 1 đội thắng.
Vòng 1: Hãy kể tên những tổng bí thư của nước ta từ ngày thành lập.
HS: Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh, Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Trường Chinh.
Vòng 2: Hãy kể những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
HS: Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, Chiến thắng Ấp Bắc, Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, trận Điện Biên Phủ trên không 1972.
Vòng 3: Trong vòng 5 giây, 2 bạn đại diện 2 đội sẽ cược nói tên khác nhau của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
4. Hoạt động 3: (tiết mục văn nghệ).
MC: Mời khoảng 2 tiết mục văn nghệ hát về mừng Đảng mừng Xuân.
MC: Mời tiết mục từ tổ 1, 2.
Đại diện 2 tổ lần lượt biểu diễn văn nghệ.
MC: Cám ơn tiết mục văn nghệ từ các bạn và khép lại chương trình.
V. Kết thúc hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 2: TẠO ĐÀM “LÍ TƯỞNG CỦA 
THANH NIÊN TRONG THỜI ĐẠI MỚI”
I- MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu rõ lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay, không thể tách rơid với lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đố là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
- Biết vận dụng lí tưởng cách mạng vào học tập, rèn luyện và gắn với cuộc sống để xây dựng kế hoạch, hành động, quyết tâm phấn đấu thực hiện lí tưởng đó.
- Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện lí tưởng cao đẹp của thanh niên.
II- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
Có thể gợi ý học sinh trình bày quan điểm, ý kiến của mình về lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay theo 4 nội dung:
1/ Ý thức về niềm tự hào dân tộc: Biết tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: bản sắc văn hóa , tinh thần yêu nước. . . 
2/ Niềm tin và chấp hành các chuẩn mực của cộng đồng và xã hội, hướng tới nhân cách hoàn thiện.
3/ Phấn đấu học tập vươn lên để góp sức mình xây dựng đất nước giàu đẹp. Tùy vào năng lực và sở trường tìm cho mình một nghề phù hợp để lập nghiệp.
4/ Phấn đấu hướng đến cái đẹp: chân- thiện-mĩ.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Để thực hiện nội dung này, chúng tôi chọn hai hình thức sau:
1/ Giáo viên:
- Họp với cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn để thống nhất nội dung và cách thức tọa đàm.
- Đề cử người điều khiển
- Giao cho các tổ chuẩn bị nội dung
- Gợi ý về cách tổ chức tọa đàm cho Ban tổ chức và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
- Hướng dẫn, góp ý các nội dung chuẩn bị của tổ.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh
- Tìm cho học sinh những băng đĩa về hình, ảnh những người thanh niên tiêu biểu trong chiến tranh và hiện nay.
2/ Học sinh
- Cán bộ lớp phổ biến cuộc tọa đàm và giao cho cán bộ chuẩn bị.
- Các tổ cử người chuẩn bị ý kiến
	+ Tự giác, chủ động tìm hiểu nội dung buổi tọa đàm.
	+ Học hỏi để nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
	+ Có khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, vươn lên lập nghiệp
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề.
- Trang trí lớp theo yêu cầu với chủ đề.
IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Các học sinh được phân công trang trí bảng, sắp xếp bàn ghế (có thể sắp xếp bàn ghế lại tạo một tạo một khoảng trống hình vuông ở giữa, người dẫn chương trình đứng ở giữa lớp, cây hoa cũng được để giữa lớp)
	MC: Khởi động lớp bằng một bài hát tập thể, bài “Nối vòng tay lớn” (2 phút)
	MC: Tuyên bố lí do (2 phút)
Mỗi chúng ta đều biết thanh niên là nguồn lực rất quan trọng, là nền tảng để phát triển một quốc gia. Khi đất nước con chiến tranh đã có biết bao thanh niên hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc đem lại độc lập-tự do cho đồng bào, dân tộc. Nay trong thời bình, thì mỗi thanh niên chúng ta cần phải làm gì để xây dựng đất nước này giàu đẹp hơn? (MC: Có thể dừng lại hỏi ý kiến 1à2 bạn về vấn đề này sau đó MC nói tiếp). Mỗi thanh niên chúng ta cần phải ra sức học tập, đem tài năng, trí tuệ, sức sáng tạo để xây dựng và phát triển đất nước. Làm thế nào để chúng ta thực hiện được điều này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu “Lí tưởng của thanh niên trong thời đại mới”. Đó cũng là lí do của buổi tọa đàm hôm nay.
MC: Giới thiệu đại biểu: gồm GVCN và toàn thể học sinh lớp (…..) (1 phút)
MC: Thông qua hình thức buổi tọa đàm gồm hai hoạt động chính:
	- Hoạt động 1: Các tổ viên cử đại diện lên hái hoa dâng chủ (các câu hỏi đã chuẩn bị do GVCN cung cấp tuần trước)
	- Hoạt động 2: Trò chơi giải ô chữ- phát biểu cảm nghĩ (cảm nghĩ về một nhân vật tìm được khi đã giải ô chữ)
1. Hoạt động 1:: Hái hoa dân chủ (25 phút)
MC: Mời đại diện tổ 1 lên hái hoa.
- Đại diện tổ 1 lên hái hoa để bốc câu hỏi: VD tổ 1 bốc được câu:
MC: đọc câu hỏi
1/ Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước?
- Tổ viên suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
à Vai trò của thanh niên hôm nay là phải tích cực học tập, phấn đấu trở thành, những người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Không ngại khó, ngại khổ, vượt qua đói nghèo, lạc hậu, vươn đến một tương lai tươi sáng. Biết giữ gìn và phát huy những bản sắc dân tộc, biết tu dưỡng đạo đức và luôn hướng đến cái đẹp. Không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước và toàn cầu, để xây dựng và phát triển Tổ quốc.
MC: Cảm ơn ý kiến của thành viên tổ 1
MC: Mời ý kiến bổ sung từ các tổ bạn
	(ý kiến của 3 tổ còn lại 2,3,4)
 MC: Cảm ơn, ý kiến bổ sung từ các tổ (nếu có), nhận xét đánh giá các câu trả lời của thanh viên tổ 1.
MC: Tiếp tục mời đại diện tổ 2 lên hái hoa để bốc câu hỏi mình.
- Đại diện tổ 2 lên hái hoa. VD tổ 2 bốc được câu :
MC: Đọc câu hỏi:
2/ Bản thân là một thanh niên, vậy bạn có những ước mơ, những hoài bão gì cho tương lai ?
- Tổ viên suy nghĩ trả lời:
Đây là câu hỏi mà mọi tổ viên đều có cách trả lời khác nhau, vì phần lớn mỗi thành viên trong đều có những hoài bão khác nhau trong tương lai của mình. VD: có bạn mơ ước làm giáo viên, cũng có bạn bác sĩ, kỹ sư, . . .nghề nào cũng có ích, cũng cống hiến sức mình cho xã hội.
MC: Có thể mời các ý từ các tổ bạn (3-4 ý kiến )
MC: Nhận xét, đánh giá lại vấn đề
MC: Để thay đổi bầu không khí, mời một tiết mục văn nghệ từ bạn lớp phó văn nghệ với bài hát “Mùa hè xanh”
MC: Cảm ơn tiết mục của bạn
MC: Trở lại chương trình mời đại diện tổ 3 lên hái hoa
- Đại diện tổ 3 lên hái hoa để bốc câu hỏi, VD tổ 3 bốc được câu:
MC: Đọc câu hỏi:
3/ Bạn hiểu thế nào về chiến dịch mùa hè xanh? Bạn có muốn tham gia chiến dịch này không ?
- Tổ viên suy nghĩ trả lời:
	à Chiến dịch mùa hè xanh là mùa hè tình nguyện của các thanh niên, bằng trái tim đầy nhiệt huyết của mình các thanh niên đã thắp lên ngọn lửa tình nguyện, chính ngọn lửa ấy đã giúp các thanh niên vượt khó, vượt khổ đến những nơi xa xôi còn khó khăn, nghèo nàn để giúp đỡ nhân dân và làm các công tác xã hội có ích như: trồng cây xanh, đắp đường, dạy học, dựng nhà cho nhân dân, . . .Đây là tinh thần đáng được tuyên dương và khuyến khích ngày càng nhiều thanh niên tình nguyện hơn nữa vì đây là phong trào có ích và có ý nghĩa sâu sắc.
Bản thân tôi cũng rất muốn tham gia vào phong trào này, vì qua đây người thanh niên được thể hiện mình, đem sức mình giúp ích cho cộng đồng, xã hội.
MC: Cảm ơn ý kiến từ tổ 3
MC: Mời các ý kiến bổ sung cho tổ 3
MC: Mới ý kiến từ các tổ (1,2,4)
MC: Cảm ơn các ý kiến từ các tổ bạn (nếu có)
MC: Nhận xét, đánh giá.
MC: Bông hoa cuối cùng còn lại sẽ dành cho tổ 4, mời thành viên tổ 4
- Đại diện tổ 4 lên hái
MC: Đọc câu hỏi:
4/ Bạn có nhận xét gì về lối sống sa đọa của một số thanh niên ngày nay ? Làm thề nào để khắc phục hiện trạng này ?
- Tổ viên suy nghĩ trả lời
à Hiện nay có một số thanh niên sống rất buông thả, chỉ biết ăn chơi, tập tụ phe cánh, dẫn đến hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội. . . Đầy là hiện tượng tiêu cực ở thanh niên, học không chỉ không gi

File đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL-12.doc