Bài giảng Môn Ngữ văn - Tiết 3 - Luyện tập văn học

Bài 4: Trong các trường hợp

 - Chuyển động thẳng:

c) Một viên bi rơi từ trên cao xuống.

 - Chuyển động cong:

a) Một viên phấn được ném từ tay của một bạn học sinh

 b) Một chiếc lá rơi trong không khí

 - Chuyển động tròn:

d) Chuyển động của đầu van xe đạp quanh

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Ngữ văn - Tiết 3 - Luyện tập văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Giới thiệu nội dung bài 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động
HS Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau: 
+ Thế nào là chuyển động cơ học?
+ Nêu ví dụ? 
 * Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
GV liên hệ trong thực tế cuộc sống hình thành cho HS tính tương đối của chuyển động và đứng yên và nếu ví dụ .
* Lưu ý: Để xét chuyển động hay đứng yên của vật ta phải chọn vật làm mốc.
Hoạt động 4: Vận dụng giải bài tập.
Bài 1: Tên một toa xe lửa đang chạy, các hành khách ngồi trên ghế trong khi nhân viên soát vé đi từ đầu đến cuối toa.
Có thể phát biểu như thế nào sau đây:
a Các hành khách chuyển động so với mặt đất
b Các hành khách chuyển động so với người soát vé 
c Toa tàu chuyển động so với người soát vé.
d Các phát biểu a, b, c đều đúng.
Bài 2:Trong 2 trường hợp sau 
a Ô tô đỗ trong bến xe là vật đứng yên.
b Quyển sách nằm yên trên mặt bàn
Hãy chọn vật mốc phù hợp để có thể coi vật là đứng yên, vật là chuyển động.
 Bài 3: Một ô tô rời bến, chạy trên đường, ô tô được xem là chuyển động so với vật mốc nào sau đây?
Vật mốc là hàng cây bên đường
Vật mốc là người lái xe. 
Vật mốc là bến xe.
Bài 4: Trong các trường hợp sau đây:
a) Một viên phấn được ném từ tay của một bạn học sinh 
b) Một chiếc lá rơi trong không khí
c) Một viên bi rơi từ trên cao xuống.
d) Chuyển động của đầu van xe đạp quanh trục của bánh xe.
e) Ngăn bàn được kéo ra.
 Chỉ rõ trường hợp nào chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn? 
 Bài 5:(Bài 1.3/3-SBT)
 Một ô tô đang chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói;
Ô tô đang chuyển động.
Ô tô đang đứng yên.
Hành khách đang chuyển động
Hành khách đang đứng yên.
Bài 6:(Bài 1.5/4-SBT)
Một đoàn tàu hoả đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên đoàn tàu. Cây cối ven đường và tàu là chuyển động hay đứng yên so với:
Người soát vé.
Đường tàu.
Người lái tàu. 
CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC- BÀI TẬP
I. Khái niệm 
Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Một vật có thể chuyển động đối với vật này và đứng yên đối với vật khác có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Ví dụ: Hành khách đang ngồi trên toa tàu đang chạy thì hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng hành khách đứng yên so với toa tàu.
III. Bài tập:
Bài 1: Trên một toa xe lửa đang chạy, các hành khách ngồi trên ghế trong khi nhân viên soát vé đi từ đầu đến cuối toa.
d. Các phát biểu a, b, c đều đúng.
Bài 2:Trong 2 trường hợp sau 
a - Chọn vật là bến xe: Ô tô đang đứng yên
 - Chọn vật là một xe ô tô khác đang rời bến: Ô tô đang chuyển động.
b- Chọn vật mốc là mặt bàn: Quyển sách đang đứng yên. 
 - Chọn vật mốc là người đang đi ở gần bàn: Quyển sách đang chuyển động. 
 Bài 3: Một ô tô rời bến, chạy trên đường, ô tô được xem là chuyển động so với 
a) Vật mốc là hàng cây bên đường 
c) Vật mốc là bến xe.
 Bài 4: Trong các trường hợp
 - Chuyển động thẳng:
c) Một viên bi rơi từ trên cao xuống.
 - Chuyển động cong:
a) Một viên phấn được ném từ tay của một bạn học sinh 
 b) Một chiếc lá rơi trong không khí
 - Chuyển động tròn:
d) Chuyển động của đầu van xe đạp quanh trục của bánh xe.
 Bài 5:(Bài 1.3/3-SBT)
Ô tô đang chuyển động so với mặt đường
Ô tô đang đứng yên so với hành khách trên xe 
Hành khách đang chuyển động so với mặt đường
Hành khách đang đứng yên so ô tô.
Bài 6:(Bài 1.5/4-SBT)
a) So với người soát vé, các cây ven đường và tàu là chuyển động.
b) So với đường tàu, các cây cối bên đường là đứng yên còn đoàn tàu là chuyển động.
 c)Sovới người lái tàu, các cây cối bên đường là chuyển động còn đoàn tàu đứng yên.
4. Củng cố và luyện tập 
Câu hỏi 1: Chuyển động cơ học là gì ?
 Đáp án: Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác 
Câu hỏi 2: Nêu tính tương đối của chuyển động và đứng yên? Ví dụ? 
 Đáp án: Một vật có thể chuyển động đối với vật này và đứng yên đối với vật khác có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
 Ví dụ: Hành khách đang ngồi trên toa tàu đang chạy thì hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng hành khách đứng yên so với toa tàu.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 
 * Đối với bài học ở tiết học này :
 + Học thuộc kiến thức cơ bản cần nhớ.
 + Làm bài tập 7.10->7.16(SBT)
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
+ Ôn lại các kiến thức về tính vận tốc 
+ Xem các bài tập về vận tốc trong SBT: 
V. RÚT KINH NGHIỆM 
* Ưu điểm: 	
*Hạn chế : 	

File đính kèm:

  • doctiet 3 luyen tap van toc.doc
Giáo án liên quan