Bài giảng Môn ngữ văn lớp 7 - Tiết 33 - Bạn đến chơi nhà
GV: sau khi “tiếp đãi bạn” bằng những món có sẵn mà chưa ăn được thì người bạn này có tức giận bỏ về hay không hay là như thế nào ta cùng tìm hiểu 3. Câu thơ cuối
Đọc câu thơ cuối
? So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” và cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” em thấy có gì giống nhau và khác nhau?
Thảo luận nhóm 4 thời gian 3phút
Đại diện báo cáo -> HS nhận xét
Ngày soạn: 6/10/2014 Ngày dạy : 13/10/2014 lớp 7a2 Tiết 33 Bạn đến chơi nhà “Nguyễn Khuyến” A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Thấy được tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ - Nắm vững hơn về thể thơ thất ngôn bát cú 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích thơ Đường luật 3. Thái độ - Giáo dục tình bạn đằm thắm, trung thực, hồn nhiên B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ - Học sinh: trả lời các câu hỏi SGK C. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc bài thơ” Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và nêu nết đặc sắc về nghệ thuật và nội dung? - Bài thơ đạt đến độ mẫu mực về thể thơ Đường luật, tả cảnh ngụ tình, sử dụng tài tình các nghệ thuật chơi chữ… khắc hoạ bức tranh Đèo Ngang hoang vắng, um tùm, hiu quạnh => tâm trạng cô đơn, buồn, nhớ nước thương nhà của tác giả 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: Tình bạn là một trong số những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt nam. “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là bài thơ hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu xem cái hay và đặc sắc của bài thơ Hoạt động của Gv và Hs Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản Theo dõi chú thích * SGK, nêu vài nét về tác giả - Quê: làng Yên Đổ- huyện Bình Lục – Hà Nam. Nhà nghèo nhưng thông minh , học giỏi đỗ đầu ba kì thi. Phần lớn cuộc đời sống ở quê ( trừ 10 năm làm quan) -Sự nghiệp thơ ca: hầu hết sáng tác sau lúc làm quan xấp xỉ 400 bài ( thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán + chữ Nôm) Sáng tác xoay quanh ba nội dung chính + Bộc bạch tâm sự của mình + Viết về cảnh vật, cuộc sống quê hương -> nhà thơ của làng cảnh Việt Nam + Chế giễu , đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, cơ hội - Đặc điểm thơ: đưa chất trào phúng vào thơ chữ Hán, dùng “điển cố” lấy từ ca dao - Thơ Nôm: ngôn ngữ giản dị, tinh tế, kín đáo, thâm trầm HS đọc từ khó ( SGK) ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết? - Tám câu, mỗi câu 7 chữ - Gieo vần bằng: nhà, xa, gà, hoa, ta - Câu 3,4 đối nhau, câu 5,6 đối * Thất ngôn bát cú đường luật. GV hướng dẫn đọc: nhịp 4/3; 2/2/3; giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh GV đọc mẫu. HS đọc -> nhận xét ? Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Chuyển: Để tìm hiểu rõ bài thơ ta sẽ đi tìm hiểu lần lượt từng phần của bố cục. Đầu tiên ta qua phần II ? Cách xưng hô của tác giả? Bác: danh từ được sử dụng như đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ( tích hợp TLV) ? Nội dung của câu thơ đầu là gì? Gv: Vừa rồi là lời chào hỏi thân tình của 2 người bạn thâm tình lâu rồi chưa gặp nhau. Người xưa có câu khách tới nhà không trà thì rượu vậy để xem người chủ nhà này đãi khách như thế nào nhé. Ta qua 2 .Sáu câu tiếp theo HS đọc 6 câu tiếp theo ? Câu thơ thứ hai nêu ra điều gì? Giọng thơ thể hiện thái độ gì của tác giả? ? Vậy lấy gì để thiết đãi bạn => lời phân bua hữu tình => khởi đầu nụ cười vui ? Nhà thơ giới thiệu về gia cảnh của mình ra sao? - Có đủ mọi thứ song đều ở dạng tiềm ẩn, khả năng ?Em thấy hình ảnh thơ và ngôn từ sử dụng như thế nào? ? Có phải tác giả than nghèo với bạn không? Vì sao em biết? - Không phải than nghèo vì mọi cái đều có nhưng chưa sử dụng được chứ không phải không có - Giọng thơ hóm hỉnh -> cường điều hoá -> nụ cười vui của tác giả ? Khó khăn lan cả xuống câu 7 – câu đáng ra có chức năng khác -> cường điệu đến mức tối đa (đến cả miếng trầu – là đầu câu chuyện cũng không có) GV: sau khi “tiếp đãi bạn” bằng những món có sẵn mà chưa ăn được thì người bạn này có tức giận bỏ về hay không hay là như thế nào ta cùng tìm hiểu 3. Câu thơ cuối Đọc câu thơ cuối ? So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” và cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” em thấy có gì giống nhau và khác nhau? Thảo luận nhóm 4 thời gian 3phút Đại diện báo cáo -> HS nhận xét Gv kết luận - Cùng cụm từ, đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất - Trong bài “ Qua Đèo Ngang” cả hai từ “ ta” đều chỉ tác giả -> sự cô đơn - Bài “ Bạn đến chơi nhà” chỉ chủ nhà và khách nhưng không phân biệt được từ nào chỉ chủ và từ nào chỉ khách -> sự thống nhất trọn vẹn giữa chủ và khách Có thể thấy cụm từ “ ta với ta” là cụm từ có ý nghĩa nhất trong bài -> tình cảm đậm đà sâu sắc của những người lấy sự chân thành, hiểu nhau, thông cảm cho nhau là điều quý giá hơn mọi phẩm vật khác ? Bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật và nội dung? Hoạt động 3: Ghi nhớ ( SGK) HS đọc ghi nhớ. GV chốt Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập Ngôn ngữ trong bài “Bạn đến chơi nhà”có gì khác ngôn ngữ “Sau phút chia li” I.Đọc- tìm hiểu chung 1. Tác giả: Nguyễn Khuyến ( 1835-1909) lúc nhỏ tên Thắng. - Đỗ đầu ba kì thi Hương, Hội, Đình Tam Nguyên Yên Đổ - Là nhà thơ của làng quê Việt nam 2. Tác phẩm Tác phẩm ra đời khi ông cáo quan về ở ẩn ở vườn cũ Là bài thơ mang cái hồn xanh của vườn tược và một tình bạn được thể hiện hết sức độc đáo * thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật. 3. Đọc văn bản 4. Bố cục - Chia làm 4 phần: + Phần 1: câu đầu + Phần 2: 6 câu tiếp theo + Phần 3: câu còn lại II. Tìm hiểu văn bản 1. Câu thơ đầu “Đã bấy lâu nay , bác tới nhà” - Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên như một lời chào hỏi - Câu thơ tách ra, nổi lên thời gian xa cách -> tôn thêm niềm vui gặp gỡ - Xưng hô: bác: thân tình không cách biệt =>Mở đầu là tiếng chào hồ hởi thân tình của hai người bạn thân lâu không gặp 2. Sáu câu tiếp theo - Trẻ đi vắng, chợ xa => Lời nói đùa vui với khách bằng cách đưa ra tình huống oái oăm - Ao sâu nước cả -> không kéo cá “Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách,trầu không có” + Muốn tiếp bằng bạn cây nhà lá vườn bằng tấm chân tình song tất cả đều không có + Cường điệu hoá: - Giới thiệu cái khó của chủ nhà, sự thiếu thốn, đạm bạc khi tiếp khách -> nụ cười hóm hỉnh 3. Câu thơ cuối “Bác đến chơi đây ta với ta” - Câu thơ cho thấy sự gắn bó chân thành, một tình bạn đẹp đẽ vượt lên trên tất cả III. Ghi nhớ ( SGK) IV. Luyện tập Bài 1.a -Ngôn ngữ trong bài “Bạn đến chơi nhà” giản dị dân dã, gần gũi và pha chút hóm hỉnh. -Ngôn ngữ trong đoạn trích “Sau phút chia li”: điêu luyện gọt dũa. ->Cả hai đều đạt đến độ kết tinh đẹp đẽ. 3. Củng cố: Đọc bài thơ, nêu nội dung chính. 4. Hướng dẫn học ở nhà: _ Soạn bài chữa lỗi về quan hệ từ D. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 30 Ban Den Choi Nha.doc