Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bút pháp tả cảnh bằng những nét chấm phá của thi nhân khắc hoạ nên một bức tranh mùa xuân với vẻ đẹp riêng: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm"làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. Thi nhân đã thả hồn vào cảnh vật khiến cảnh rất sống động, có hồn.

doc18 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRUYỆN KIỀU .
 1. Nguồn gốc.
- Dựa theo cốt truyện của tiểu thuyết KIm Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều ( Đoạn trường tân thanh).
- Thể loại ;Truyện thơ, bao gồm 3254 câu thơ lục bát.
2. Tóm tắt. (SGK ) .
a. Gặp gỡ và đính ước:
b. Gia biến và lưu lạc.
c. Đoàn tụ
3. Giá trị nội dung tư tưởng truyện Kiều.
 a. Giá trị nội dung
* Giá trị hiện thực.
- Tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời.
- Số phận của người phụ nữ tài hoa bất hạnh.
 * Giá trị nhân đạo.
- Thái độ cảm thông chia sẻ trước những cuộc đời bất hạnh.
- Ngợi ca, khẳng định tài năng, phẩm hạnh, khát vọng của con người. 
- Lên án, tố cáo chế độ xã hội phong kiến
4. Giá trị nghệ thuật.
- Được sáng tác theo thể laoij truyện nôm, mang tính chất tiểu thuyết bằng thơ.
- Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn truyện, đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật khắc họa chân dung , tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lý con người...
- Đến Truyện Kiều, tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Ngôn ngữ trong Truyện Kiều hết sức phong phú, đa dạng, trong sáng và sâu sắc.
+ Nguyễn du đã tiếp nhận và kế thừa ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ bác học một cách tinh túy nhất.
II. LUYỆN TẬP.
Bài tập 1. Hãy trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du bằng sơ đồ tư duy.
Bài tập 2. Kể tóm tắt lại tác phẩm Truyện Kiều..
 4. Củng cố :
- Nhắc lại những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Du.
- Nêu nguồn gốc và sự sáng tạo của tác giả trong tác phẩm.
 5. Dặn dò.
- Tóm tắt lại tác phẩm.
- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Soạn : "Chị em Thúy Kiều."
*********************************************************
 Ngày soạn: 20 / 09 /2014
 Ngày dạy: 22/09 /2014
 Tiết 27. 
Văn bản: CHỊ EM THÚY KIỀU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Thấy được tài năng, tấm lòng của thi hào dân tộc Nguyễn Du qua một đoạn trích trong Truyện Kiều.
B TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức.
- Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật.
- Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể.
 2. Kĩ năng.
- Đọc- hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại.
- Theo dâi diễn biến sự việc trong tác phẩm truyện.
- Có ý thức liên hệ với văn bản liên quan để tìm hiểu về nhân vật.
- Phân tích được một số chi TIẾT nghệ thuật tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật cổ điển của Nguyễn Du trong VB.
C. CHUẨN BỊ : 
 - GV : Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ, bức tranh chân dung hai chị em Thuý Kiều.
- HS : Đọc, soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
 1. Ổn định tổ chức
 2. Bài cũ: 
 ? Hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện Kiều ?
 3. Bài mới : GV giới thiệu:
 Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du miêu tả nhiều bức chân dung nhân vật rất đặc sắc. Hai nhân vật đầu tiên được người đọc thưởng thức chính là chân dung hai cô gái họ Vương: Thuý Kiều – Thuý Vân.
 Hoạt động của GV và Hs
 Nội dung kiến thức
GV đọc mẫu sau đó hướng dẫn và gọi học sinh đọc văn bản.
- Giọng vui tươi, trân trọng.
? Hãy cho biết đoạn trích thuộc phần nào của truyện Kiều.
GV : Trăm năm trong cõi người ta
 .................nối dòng nho gia.
? Hãy cho biết đoạn trích trên được chia làm mấy phần, xác định nội dung và giới hạn của từng phần?
GV gọi HS đọc 4 câu đầu và nêu câu hỏi.
 ? Hãy cho biết nội dung chính của 4 câu thơ vừa đọc ?
? Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.? 
? Em hiểu từ “ Tố Nga”, Mai cốt cách, tuyết tinh thần” nghĩa là gì?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả ? 
? Những biện pháp nghệ thuật đó làm nỗi bật được vẻ đẹp gì của hai chị em?
GV : HS đọc 4 câu thơ tiếp và cho biết nội dung chính ?
? Tìm những từ ngữ miêu tả chân dung Thuý Vân ? 
? Em hiểu từ “Khuôn trăng, nét ngài có nghĩa là gì?
? Nụ cười , giọng nói, làn da, nước tóc của nàng được tác giả miêu tả như thế nào ?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
GV : Thót cuãng có nghĩa là nói nhưng nói ít. 
? Việc sử dụng những biên pháp nghệ thuật đó đã làm nỗi bật vẻ đẹp gì của Thúy Vân ?
? Qua việc miêu tả chân dung của Thúy Vân, Nguyễn Du đã ngầm dự báo cuộc đời nàng như thế nào ?
GVcho HS đọc 12 câu tiếp. Nội dung chính của các câu thơ trên?
? Tại sao Nguyễn Du lại tả Thuý Vân trước, tả Thuý Kiều sau?
 ? Vẻ đẹp của Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào ? Hãy tìm những từ ngữ miêu tả ?
? Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng khi giới thiệu về chân dung Thúy Kiều ? 
? Những thủ pháp và biện pháp nghệ thuật đó dã khắc họa lên vẻ đẹp gì của Thúy Kiều?
? So với Thúy Vân, ở Thúy Kiều nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du có gì khác?
- HS thảo luận- trình bày.
? Tác giả tập trung giới thiệu tài năng gì của Thuý Kiều ?
? Việc tác giả ca ngợi tài đánh đàn của nàng cũng là để ca ngợi phẩm chất gì của nàng?
? Theo em, vẻ đẹp của Thúy kiều là sự kết hợp của những vẻ đẹp nào?
 Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng và ý nghĩa của nó ?
GV : Nhận xét chung về chân dung Thuý Kiều ? 
GV : Vẻ đẹp, tài năng của Thuý Kiều đã nói lên cuộc đời nàng như thế nào ?
GV : Qua tìm hiểu đoạn trích, em cho biết ý nghĩa nội dung ?
GV : Chỉ ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH.
1. Đọc.
2. Chú thích.
a.Vị trí đoạn trích.
- Đoạn trích thuộc phần đầu : Gặp gỡ và đính ước ”.
b. Bố cục : 3 phần .
- P1: 4 câu đầu à Giới thiệu chung về hai chị em.
- P2 : 4 câu tiếp à Chân dung Thuý Vân.
- P3 : 12 câu tiếp à Chân dung Thuý Kiều.
P4. 4 câu cuối à Cuộc sống hiện tại của hai chị em.
c. Giải thích từ ngữ.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Vẻ đẹp chung của hai chị em.
- Tố Nga ( người con gái đẹp)
- Mai cốt cách ( dáng vóc mãnh dẻ,thanh tao như mai)
- Tuyết tinh thần ( tâm hồn trong trắng như tuyết)
=> Nghệ thuật ẩn dụ, bút pháp ước lệ tượng trưng
 => Vẻ đẹp trong trắng, cao quý của hai chị em.
2. Chân dung Thuý Vân.
- Khuôn trăng – đầy đặn
- Nét ngài- nở nang
- Hoa cười.
- Ngọc thốt.
- Mây thua.
- Tuyết nhường.
+ Nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ tượng trưng, só ánh, nhân hóa .
 à Vẻ đẹp đoan trang, quý phái, phúc hậu.
- Chân dung mang tính cách và số phận;
=> Dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẽ.
3. Chân dung Thuý Kiều.
- Nghệ thuật : đòn bẩy à Vẻ đẹp của Thuý Vân làm nền tôn thêm vẻ đẹp của Thuý Kiều.
* Về nhan sắc.
- Càng sắc sảo, mặn mà.
- Tài sắc - phần hơn.
- Làn thu thuỷ.
- Nét xuân sơn.
- Hoa nghen.
- Liễu hờn.
=> Bút pháp ước lệ tượng trưng, Ẩn dụ, nhân hoá, bút pháp gợi tả (đôi mắt)
=> Vẻ đẹp hoàn mĩ, phi thường, làm cho thiên nhiên phải ghen phải hờn.
- Tài : 
+ Là cô gái thông minh
+ Giỏi cầm, kì, thi, hoạ.
- Tình ( là người đa sầu, đa cảm)
=> Vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của cả sắc, tài, tình
à Mẫu người hoàn hảo à Dự báo cuộc đời bất hạnh .
* Cuộc sống êm đềm, nề nếp gia phong.
III. Tổng kết.
 1. Nội dung :
- Khẳng định, ngợi ca tài sắc của hai chị em Thuý Vân và Thuý Kiều.
- Dự báo cuộc đời của hai nhân vật.
2. Nghệ thuật.
- Ngòi bút miêu tả chân dung nhân vật.
Sử dụng tục ngữ, thành ngữ.
4. Củng cố : 
 - Luyên tập: Đọc diễn cảm đoạn thơ (3’)
 - HS đọc nghi nhớ SGK.
5. Hướng dẫn về nhà 
 - HS học thuộc văn bản, nắm nội dung, nghệ thuật.
 - Đọc soạn văn bản : “ Cảnh ngày xuân.”
 ====================
Ngày soạn: 21 /09 /2014
Ngày dạy : 24 / 09/ 2014
Tiết 28
 CẢNH NGÀY XUÂN
(Trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
A- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu thêm về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua một đoạn trích.
B – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
 2. Kỹ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.
- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.
C. CHUẨN BỊ
 Truyện Kiều ; tranh minh hoạ
D- TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ. 
 ? Phân tích vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Kiều để thấy rõ cảm hứng nhân đạo của tác giả? 
 ? Đọc thuộc lòng đoạn thơ trích "chị em Thuý Kiều". Bút pháp chủ yếu của Nguyễn Du sử dụng để tả chân dung hai chị em Thúy Kiều là gì? Xem hai bức chân dung, người đọc có thể đoán được số phận tương lai cuộc đời của hai người như thế nào? 
 3. Bài mới 
 Hoạt động 1: Khởi động
Người xưa thường nói: Thi trung hữu hoạ. Điều này đb đúng khi ta đọc truyện Kiều.Bằng sự qsát, trí tưởng tượng và tài năng NT, N.Du đã tái hiện bức hoạ cảnh ngày xuân vô cùng tuyệt đẹp mà các em sẽ được thưởng thức trong đ. trích học hôm nay .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
-Yêu cầu đọc chậm rãi, khoan thai, tình cảm trong sáng. 
? Chỉ ra bố cục đ. trích và nội dung từng phần?
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh phân tích chi tiết ND, NT
- HS đọc lại 4 câu thơ đầu:
? Hai câu thơ đầu gợi tả điều gì? Hình ảnh "con én đưa thoi" gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc? 
 . Dùng hình ảnh chim én bay đi bay lại trong bầu trời xuân, rất nhanh như chiếc thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt vải không chỉ giúp người đọc hình dung cảnh mùa xuân rất đặc trưng: "rồi dặt dìu mùa xuân chim én về" (Văn Cao) mà còn gợi ra hình như thời gian trôi rất nhanh, ngày xuân, ngày vui trôi rất nhanh.
- Câu thành ngữ- tục ngữ: "Thời gian thấm thoắt thoi đưa, như ngựa chạy, như nước chảy qua cầu"đã nhập vào hồn thơ ND.
- Em hiểu câu thơ "thiều quang…"như thế nào? 
+ Cảm giác nuối tiếc thời gian thoáng hiện ra ở câu thơ tiếp theo : "Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi" (Thiều quang"gợi lên cái mầu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời), làn ánh sáng đẹp của mùa xuân trở đi trở lại đã hơn sáu mươi ngày, đã hết tháng hai, sang tháng ba, những số từ "chín chục", "ngoài sáu mươi" cùng với từ "đã" nói lên điều ấy.
? Khung cảnh mùa xuân còn được khắc hoạ qua những hình ảnh nào? 
- Hãy nói về vẻ đẹp của mùa xuân qua những câu thơ này? (So sánh với câu thơ cổ Trung Hoa : Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa" với câu thơ Kiều, em nhận thấy NDu đã tiếp thu và sáng tạo tinh hoa của người xưa như thế nào? 
(GV nói thêm: ở bản dịch này, người soạn sách đã thống nhất theo bản dịch của Đào Duy Anh dùng từ "tận" chứ không dùng từ "rợn" như một số bản dịch khác. Từ "tận" sát hợp hơn so với từ "dợn" (rợn) vì "dợn" gợi một vẻ gì u ám, sợ hãi không hợp với cảnh chiều xuân trong sáng, lòng người thảnh thơi…
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của ND khi gợi tả mùa xuân?
- Hai câu thơ không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du. Ông đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa". So với hai câu thơ cổ xưa, rõ ràng hai câu thơ của NDu đã trở thành bức hoạ tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng. Đường nét thanh tú, màu sắc hài hoà, trong trẻo. 
- GV nói thêm: Có lẽ mùa xuân ngây ngất có sức quyến rũ và làm đắm say lòng người trên là quãng thời gian êm đềm, ngắn ngủi của cuộc đời Kiều. 
*Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
- điệp ngữ "lễ là, hội là"gợi lên những cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra đã bao đời nay: "tháng giêng là tháng ăn chơi- Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè".(Ca dao)
? Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? 
- Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ được thi hào sử dụng chọn lọc tinh tế : gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu… làm sống lại cái không khí náo nức, rộn ràng của lễ hội mùa xuân, một nét đẹp của nền văn hoá lâu đời của phương Đông của Trung Hoa, của VNPT chúng ta, và nếp sống "phong lưu"của chị em Kiều. 
- Ngoài ra tác giả còn sử dụng những hình ảnh nghệ thuật nào để gợi tả không khí của lễ hội?
Câu thơ "chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân"mới đọc qua tưởng như chỉ là một thông báo. Nhưng sâu xa hơn, nó ẩn chứa bao nỗi niềm chờ trông, mong đợi, ngày lễ tảo mộ, ngày hội đạp thanh đến để du xuân trong những bộ quần áo đẹp đã chuẩn bị, đã "sắm sửa"… Có biết bao "bóng hồng"xuất hiện trong đám tài tử, giai nhân ấy? 
 ?Qua buổi du xuân của chị em TK, tác giả khắc họa hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy?
3. 6 câu thơ cuối ghi lại cảnh chị em Kiều đi tảo mộ đang dần bước trở về nhà 
- Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao? 
- Những từ ngữ "tà tà, thanh thanh, nao nao"chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người ? Vì sao?
- Nêu những cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu thơ cuối.
Hoạt động 4: Tổng kết
? Những đặc sắc về ND và NT của đ. trích này?
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ - sgk
Hoạt động 5: 
? Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân"
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Đọc 
2. Giải thích từ khó: sgk
3. Bố cục:
- 4 câu đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân
- 8 câu tiếp: Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
- 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
II. Đọc -hiểu văn bản.
 1.(4 câu thơ đầu): Khung cảnh mùa xuân
- Ngày xuân con én đưa thoi 
- NT: ẩn dụ, nhân hóa ]Tg trôi nhanh, không gian rộn ràng
-Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
]Cảm giác tiếc nuối ngày xuân qua mau.
+ Cỏ non xanh tận chân trời => Thảm cỏ non xanh mơn mởn, ngọt ngào trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Bức tranh không gian rộng lớn như mở ra đến vô cùng vô tận. Quả là một hình ảnh đầy sức sống và có sức gợi tả đặc biệt.
+ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa: Trên nền cỏ xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng như những trang sức quý giá để tô điểm cho vẻ đẹp của mùa xuân. Hai chữ "trắng điểm"là nhãn tự, cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa. Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu là do bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình. 
=> Bút pháp tả cảnh bằng những nét chấm phá của thi nhân khắc hoạ nên một bức tranh mùa xuân với vẻ đẹp riêng: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm"làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại. Thi nhân đã thả hồn vào cảnh vật khiến cảnh rất sống động, có hồn.
2. (8 câu thơ tiếp): Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Hai câu đầu, nhà thơ nói về Lễ hội Thanh minh diễn ra vào tháng ba. Tác giả đã tách hai từ "lễ hội" thật tài tình khiến ta thấy rõ trong ngày Thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc:
 - Lễ tảo mộ hội đạp thanh
- Yến anh, chị em, tài từ, giai nhân :danh từ => sự đông vui, nhiều người cùng đến hội
- Sắm sửa, dập dìu: động từ => sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội
- Gần xa, nô nức: tính từ => tâm trạng của người đi hội. 
- Hình ảnh ẩn dụ "nô nức yến anh"gợi lên cảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én, chim hoàng anh đang ríu rít… Từ láy, so sánh => không khí náo nức, rộn ràng của lễ hội mùa xuân, một nét đẹp của nền văn hoá lâu đời của phương Đông 
3.(Sáu câu thơ cuối): Khung cảnh chị em TK du xuân trở về.
- Cảnh vẫn mang cái cái nét thanh tao, trong trẻo, dịu dàng, êm dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang.Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thật thanh khiết 
- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian. Không còn cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. 
- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nao nao"không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt, hai chữ "nao nao"đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xẩy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh "nao nao"như báo trước ngay sau lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh "phong tư tài mạo tót vời"Kim Trọng.
III. Tổng kết: 
- ND:bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. 
- NT: từ ngữ chọn lọc, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du
V.Luyện tập.
4. Củng cố:
 ? Làm BT 1- sgk/87 
5. Hướng dẫn học bài
 - Tìm những câu thơ tả 4 mùa rất đặc sắc trong T.Kiều.
 - HTL đ.trích, ghi nhớ.
 - Soạn: Chuẩn bị tiết rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua văn bản :
 "MGS mua Kiều"
**********************************************************
Ngày soạn : 22 / 9 /2014
Ngày dạy : 25 / 09 / 2014
Tiết 29 : 
THUẬT NGỮ
A – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ.
- Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ.
B – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
 1. Kiến thức
- Khái niệm thuật ngữ.
- Những đặc điểm của thuật ngữ.
 2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
- Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
C - CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án, Bảng phụ, từ điển TV
 2. Hs: Đọc bài và chuẩn bị bài.
D. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
 ?Có những cách nào để phát triển từ về số lượng? VD minh hoạ
 ? Làm BT 3.
 3. Bài mới
 Hoạt động 1: Khởi động
 Vốn từ vựng của chúng ta rất đa dạng. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về một lớp từ vựng đặc biệt: thuật ngữ.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm
- Học sinh đọc 2 vd (2 cách giải thích) mục1:
+ So sánh hai cách giải thích?
+ Cách giải thích nào mà người không có kiến thức chuyên môn về hóa học không thể hiểu?
- học sinh đọc vd 2 các câu định nghĩa
+ Nhữn định nghĩa đó ở những bộ môn nào?
+ Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu dùng trong loại văn bản nào?
? Thế nào là thuật ngữ?
A. Là từ ngữ dùng trong VBKH của cơ quan nhà nước.
B. Là từ ngữ dùng biểu thị k/nKHCN dùng trong vb KHCN.
C. Là từ ngữ dùng trong báo chí nói chung.
D. Là từ ngữ dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của ND.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ. 
? Các thuật ngữ được định nghĩa trên có khác không? (không?)
Giáo viên đọc ví dụ: nêu câu hỏi. Học sinh thảo luận trả lời.
? Đặc điểm của thuật ngữ là gì? 
Giáo viên cho học sinh ghi nhớ chung (sgk)
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
Bài1: Chia nhóm cho 2 nhóm tìm thuật ngữ? Học sinh làm và trình bày.
Bài 2: Yêu cầu giải nghĩa từ "phương trình". Xác định có phải thuật ngữ không?
Bài 3: Học sinh dựa vào gợi ý của sgk để phát biểu thuật ngữ "cá"
Bài 4: Gọi học sinh lên bảng viết thuật ngữ và khái niệm của thuật ngữ.
I. Thuật ngữ là gì?
1. Ví dụ
Ví dụ 1: 
a. Cách giải nghĩa dựa theo đặc tính bên ngoài của sinh vật-> Cảm tính
b. Giải thích dựa vào đặc tính bên trong của sinh vật => nghiên cứu khoa học môn hóa
Ví dụ 2: 
- Thạch nhũ => địa lí
- Ba zơ => Hóa học
- Ẩn dụ => Tiếng việt
- Phần số thập phân => Toán
2.Kết luận: 
- Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ.
II. Đặc điểm của thuật ngữ
1. Ví dụ
a. Muối => 1 thuật ngữ không có sắc thái biểu cảm, chính xác đặc điểm của muối.
b. Ca dao có sắc thái biểu cảm.
=> Những đắng cay vất vả
2. Kết luận: 
- Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm và ngược lại
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
Bài 1: 
- Lực 
- Xâm thực
- Hiện tượng hóa học
- Trường từ vựng
- Di chỉ
- Thụ phấn
- Lưu lượng
- Trọng lực
- khí áp
Bài 2: Phương trình => ẩn dụ
Nghĩa: chỉ mối liên hệ giữa dân số và các vấn đề xã hội.
Bài 3: 
a. Hỗn hợp => thuật ngữ
b. Nghĩa thường
VD: Chè thập cẩm là một món ăn hỗn hợp nhiều thứ.
Bài 4: 
Cá : loài động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, nhưng không thở bằng mang.
4.Củng cố :

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 6(1).doc