Bài giảng Môn: học vần - Tiết : 93, 94 - Tuần: 11 - Tên bài: Ưu, ươu

I. MỤC TIÊU:

- Đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; các từ ngữ và các câu ứng dụng. Viết được : on, an, mẹ con, nhà sàn. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Bé và bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bộ chữ, bảng cài, tranh.

2. Học sinh: Bộ chữ, vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 97

 

doc23 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn: học vần - Tiết : 93, 94 - Tuần: 11 - Tên bài: Ưu, ươu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nêu tên động tác sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác và cho HS thực hiện theo.
* Chơi trò “ Chuyền bóng tiếp sức”.
- Tập hợp HS,nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi.
- Cho HS chơi thử nhiều lần cho thành thạo rồi chơi chính thức.
Hoạt động 3 ( 5 phút ): Phần kết thúc.
- Yêu cầu HS: Đi thường theo nhịp 1- 2 và hát.
- Hệ thống bài; nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cả lớp đứng tại chỗ vỗ tay và hát bài: Quê hương tươi đẹp, sau đó thực hiện các động tác và chơi theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp chơi theo sự điều khiển của GV.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV với đội hình vòng tròn, thực hiện nhiều lần cho thành thạo:
+ Nhịp 1: Đưa chân trái ra trước, hai tay chống hông.
+ Nhịp 2: Về TTĐCB.
+ Nhịp 3: Đưa chân phải ra trước, hai tay chống hông..
+ Về TTĐCB.
- Lớp tập hợp theo đội hình 2 hàng dọc, lắng nghe.
- Từng cá nhân chơi chủ động theo GV.
- Cả lớp lắng nghe, làm theo GV.
- Cả lớp lắng nghe.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ Ba ngày 06 tháng 11 năm 2012
Môn: Học vần. Tiết : 95, 96. Tuần: 11
Tên bài: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Đọc được các vần có kết thúc bằng u / o; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Sói và Cừu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh, vật thật.
2. Học sinh: Vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 95
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- GV nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động 1 ( 10 phút ): Ôn các vần vừa học.
- Giới thiệu tranh như SGK/ 88. Hỏi: 
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Trong từ cây cau, tiếng cau có vần gì ?
+ Vần au kết thúc bởi âm gì?
- Hỏi tiếp: 
+ Em có nhận xét gì về 2 cây cau ?
+ Tiếng cao có vần gì ?
+ Vần ao kết thúc bởi âm gì ?
- Viết bảng vần au, ao theo 2 hàng. Yêu cầu HS nêu tiếp các vần đã học có kết thúc bởi u và o. GV chép lên phía bên trái bảng lớp.
- Giới thiệu bảng ôn như SGK / 88, đối chiếu với các vần HS đã nêu, bổ sung cho đầy đủ.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ và đọc bài . GV nhận xét, chỉnh sửa.
Hoạt động 2 ( 10 phút ): Ghép chữ và vần thành tiếng.
- GV chỉ chữ ở cột dọc với cột ngang , yêu cầu HS ghép thành vần và đọc thành tiếng .
- Cho HS luyện đọc.GVchỉnh sửa cách phát âm 
Hoạt động 3 ( 10 phút ): Đọc từ ngữ ứng dụng
- Viết bảng : ao bèo, cá sấu, kì diệu.
- Gọi Lâm,Dan đọc từng từ, phân tích tiếng có vần vừa học.
- Đọc mẫu, giải nghĩa từ cho HS bằng lời nói, tranh.
- Cho HS luyện đọc. GV chỉnh sửa, giúp đỡ các em yếu đánh vần- ghi nhớ để đọc trơn.
Hoạt động 4 ( 5 phút ): Tập viết từ ngữ ứng dụng.
- Viết bảng và nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách giữa các con chữ- giữa các tiếng của từ: cá sấu.
- Cho HS luyện viết bảng: cá sấu, sau đó viết vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ.: Giang, Tín, Ngọa Hòa
- Cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe, trả lời:
+ …vẽ cây cau.
+ …vần au.
+ …âm u.
- HS tiếp tục quan sát, lắng nghe và trả lời:
+ …một cây cao, một cây thấp.
+ …vần ao.
+ …âm o.
- HS quan sát, cá nhân nêu theo yêu cầu: eo, âu, êu, ….
- Cả lớp làm theo yêu cầu của GV.
- Cá nhân chỉ chữ theo lời GV đọc. Sau đó vừa chỉ chữ vừa đọc vần.
- Cá nhân tự ghép và đọc: au, ao, eo, âu, êu, iu, ưu, …. Cả lớp quan sát , lắng nghe.
- Luyện đọc cả lớp; nhóm; cá nhân.
- Cả lớp quan sát.
- Cá nhân đọc, cả lớp quan sát, đọc thầm theo. .
- Cả lớp lắng nghe.
- Cá nhân đánh vần, đọc trơn, phân tích theo yêu cầu. Sau đó cả lớp đánh vần, đọc trơn.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết bảng: cá sấu, sau đó viết vào vở Tập viết.
 Tiết: 96
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- GV nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động 1 ( 10 phút ): Luyện đọc
- Cho HS luyện đọc lại nội dung đã học ở tiết trước. GV chỉnh sửa, giúp đỡ HS yếu đánh vần nhẩm để đọc trơn.
- Giới thiệu tranh 1 SGK/ 89, yêu cầu HS nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu các câu ứng dụng: Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào.
 - Cho HS luyện đọc. GV đọc mẫu và chỉnh sửa cho HS.
Hoạt động 2 ( 5 phút ): Luyện viết
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách khi viết một dòng : kì diệu. 
- Cho HS viết bảng con, sau đó viết vào vở Tập viết. GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
Hoạt động 3(15 phút ):Kể chuyện“Sói vàCừu” 
- Giới thiệu tranh 2 SGK/ 89, yêu cầu HS đọc tên câu chuyện.
- Vừa chỉ vào tranh vừa kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện một cách diễn cảm- kể 2 lần.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cùng kể chuyện và cho biết câu chuyện nói lên điều gì?
- Điều khiển các nhóm trình bày; cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn, nhóm kể chuyện hay nhất; bạn nêu được ý nghĩa câu chuyện.
- Cá nhân nêu ý nghĩa câu chuyện: 
+ Con Sói chủ quan và kiêu căng nên đã phải đền tội.
+ Con Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết.
Hoạt động nối tiếp ( 5 phút ):
- Cho HS luyện đọc nội dung đã học ở hai tiết trong SGK / 88, 89. Nhận xét toàn tiết học. 
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân; bàn; nhóm; cả lớp.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân nêu. Chẳng hạn: tranh vẽ chim đậu trên cành cây, ...
- HS đánh vần và đọc trơn: nhóm, bàn, cá nhân.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết: kì diệu theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS quan sát, lắng nghe, cả lớp, cá nhân đọc: Sói và Cừu.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, ghi nhớ câu chuyện.
- Lớp được chia làm 4 nhóm, cá nhân trong nhóm thay phiên nhau kể chuyện cho nhau nghe, cùng trao đổi, rút ra ý nghĩa câu chuyện.
- 4 em đại diện 4 nhóm lên kể chuyện, mỗi em kể 1 tranh:
* Tranh 1: Một con chó Sói đói đang lồng lộn đi tìm thức ăn, bỗng gặp Cừu. Nó chắc mẩm được một bữa ngon lành Nó tiến lại và nói:
- Này Cừu, hôm nay mày tận số rồi. Trước khi chết mày có mong ước gì không ?
* Tranh 2: Sói nghĩ con mồi này không thể chạy thoát được. Nó liền hắng giọng rồi cất tiếng sủa lên thật to.
* Tranh 3: Tận cuối bãi, người chăn cừu bỗng nghe tiếng gào của chó sói. Anh liền chạy nhanh đến. Sói vẫn đang ngửa mặt lên, rống ông ổng. Người chăn cừu liền giáng cho nó một gậy.
* Tranh 4: Cừu thoát nạn.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân; nhóm; cả lớp. Cả lớp lắng nghe.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ Ba ngày 06 tháng 11 năm 2012
Môn: Đạo đức. Tiết : 11. Tuần: 11
Tên bài: THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
- Có ý thức và thói quen tốt khi thực hiện những điều đã học.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: Bảng phụ.
 2. Học sinh: Tâm thế học tập.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- GV nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 (14 phút ): HS có kỹ năng giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập và biết sống gọn gàng, sạch sẽ.
- Nêu tình huống cho 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm đóng vai trình diễn theo nội dung tình huống.
- Điều khiển HS trình diễn, cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm thể hiện được nội dung tình huống.
* Kết luận, nhắc nhở.
Hoạt động 2 (18 phút ): HS có kỹ năng thực hiện tốt bổn phận của mình và có thái độ đúng với anh chị,em nhỏ.
- Nêu yêu cầu, chia lớp làm 6 nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận.
- Tuyên dương các em đã trình bày tốt.
* Kết luận, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp ( 2 phút ): 
- Giáo viên hệ thống bài. Dặn chuẩn bị cho tiết sau. Nhận xét toàn tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, 3 nhóm cùng nhau trao đổi, nghĩ ra lời nói, đóng vai theo nội dung tình huống
- Từng nhóm lên trình diễn, các nhóm khác nhận xét về nội dung, các trình diễn của từng nhóm, lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
- Từng nhóm trao đổi về nội dung yêu cầu GV đã đề ra.
- Các cá nhân đại diện từng nhóm lên bày tỏ thái độ, hành động theo yêu cầu. Các em khác lắng nghe, nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ Tư ngày 07 tháng 11 năm 2012
Môn: Toán. Tiết : 42. Tuần: 11
Tên bài: SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết vai trò của số 0 trong phép trừ: 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó; biết thực hiện phép trừ có số 0.
- Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh, mô hình.
2. Học sinh: bảng con, …, vở, bút, ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- GV nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động 1 ( 10 phút ): Giới thiệu phép trừ “Một số trừ đi 0”. 
* Giới thiệu phép trừ 4 - 0 = 4
- Giới thiệu mô hình( bên trái, phía dưới) như SGK / 61 và yêu cầu HS nêu vấn đề.
- Nói: Không bớt hình vuông nào là bớt 0 hình vuông.
- Gợi ý để HS nêu và trả lời cho câu hỏi của bài toán.
- Viết bảng: 4 – 0 = 4, cho HS nhắc lại.
* Giới thiệu phép trừ 5 – 0 = 5
- Tiến hành tương tự như với phép trừ: 4 – 0 = 4
* Yêu cầu HS nêu thêm các phép trừ, tính nhẩm và nêu luôn kết quả.
- Hướng dẫn HS rút ra nhận xét.
Hoạt động 2 ( 22 phút ): Thực hành
* Bài tập 1 SGK/ 61: Tính
- Treo bảng phụ có yêu cầu bài toán, gọi Trọng Tín làm bài.
* Bài tập 2 ( cột 1, 2 ) SGK/ 61: Tính 
- Tiến hành tương tự như bài 1
* Bài 3 SGK / 61: Viết phép tính thích hợp
- Giới thiệu tranh như SGK / 61, hướng dẫn HS nêu bài toán, sau đó viết phép tính thích hợp với 
bài toán đã nêu ra.
Hoạt động nối tiếp ( 2 phút ):
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc: Một số trừ đi 0
- Tổng kết bài, nhận xét tiết học.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân nêu: Tất cả có 4 hình vuông, không bớt đi hình nào. Hỏi còn lại mấy hình vuông ?
- Cả lớp lắng nghe.
- Cá nhân nêu: 4 hình vuông, bớt 0 hình vuông còn 4 hình vuông. 
- Cả lớp lắng nghe, cá nhân- lớp đọc: bốn trừ không bằng bốn.
- HS lắng nghe, làm theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp, lắng nghe, cá nhân nêu miệng: 
chẳng hạn như: 1 – 0 = 1; 3 – 0 = 3; ….. 
- Cá nhân nêu và nắm được: Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó.
- Cá nhân lắng nghe, nêu miệng:
1 – 0 = 1 ………… ………….
2 – 0 = 2
3 – 0 = 3
- Cá nhân; cả lớp lắng nghe, làm theo GV.
.
- Cả lớp lắng nghe, từng cặp HS trao đổi, cá nhân trả lời:
a) Trong chuồng có 3 con ngựa, cả 3 con đều chạy đi. Hỏi trong chuồng còn mấy con ngựa ? 
 3 – 0 = 3
b)……………
 2 – 0 = 2
- Vài em nhắc lại.
- HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ Tư ngày 07 tháng 11 năm 2012
Môn: Học vần. Tiết : 97, 98. Tuần: 11
Tên bài: ON, AN
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; các từ ngữ và các câu ứng dụng. Viết được : on, an, mẹ con, nhà sàn. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Bé và bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bộ chữ, bảng cài, tranh.
2. Học sinh: Bộ chữ, vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 97
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- GV yêu cầu HS hát 1 bài..
2. Bài mới:
Hoạt động 1 (10 phút): HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: on, mẹ con.
- Viết bảng: on và nói: Vần on được tạo nên từ o và n. 
 - Yêu cầu HS so sánh: on với oi.
- Cài bảng: on, yêu cầu HS cài bảng: on.
- Đọc mẫu: o- n- on và cho HS đọc.
- Hỏi: Lấy: c ghép với: on ta được chữ gì ?
- Chép bảng: con, yêu cầu HS phân tích.
- Cài bảng: con và yêu cầu HS làm theo.
- Đánh vần và luyện cho HS đọc. GV chỉnh sửa.
- Cho HS xem tranh,nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu từ: mẹ con. Cho HS luyện đọc.
Hoạt động 2 ( 10 phút ): HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: on, mẹ con.
* Tiến hành theo quy trình trên. Cho HS biết cấu tạo của vần: an; so sánh an với on; nắm được cách phát âm…
Hoạt động 3 (8 phút): Viết chữ trên bảng con.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết: on; yêu cầu HS viết bảng con: on.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết, chiều cao các con chữ, cách lia bút tạo nét nối 
giữa các con chữ, cách viết dấu thanh khi viết: mẹ con. 
* GV tiến hành theo quy trình trên khi dạy cho 
HS luyện viết: an, nhà sàn.
Hoạt động 4 ( 7 phút ): Đọc từ ngữ ứng dụng.
-Viết bảng: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế. Cho HS luyện đọc, nêu tiếng có âm vừa học. Giảng nghĩa từ bằng tranh, lời nói, vật thật. 
- Cả lớp cùng hát.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cá nhân nêu: Vần on khác oi ở chỗ: on kết thúc bằng n, oi kết thúc bằng i.
- Từng HS cài bảng: on.
- HS lắng nghe.Luyện đọc: cá nhân; nhóm; cả lớp: o- n- on.
- Cá nhân trả lời: …chữ: con.
- Cá nhân nêu: tiếng con gồm có âm c đứng
trước vần on đứng sau. 
 - Cá nhân cài bảng: con.
- HS đọc: cá nhân; nhóm; cả lớp: cờ- on- con. 
- Cả lớp quan sát , lắng nghe, trả lời. Luyện đọc cả lớp; nhóm; cá nhân: o- n- on.
 cờ- on- con
 mẹ con
- HS làm theo yêu cầu. Biết được vần an được tạo bởi: a và n; an khác on ở chỗ: an bắt đầu bằng a; on bắt đầu bằng o.
- Cá nhân quan sát, lắng nghe, viết bảng con: on.
- Cá nhân quan sát, lắng nghe và viết bảng con: mẹ con.
- Từng HS viết bảng: an, nhà sàn theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát, đọc thầm theo; đánh vần- 
đọc trơn cả lớp; nhóm; cá nhân, trả lời,lắng nghe.
 Tiết: 98
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- GV nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Bài mới:
Hoạt động 1 (10 phút): Luyện đọc
- Cho HS luyện đọc lại nội dung đã học ở tiết trước. GV chỉnh sửa, giúp đỡ HS yếu đánh vần nhẩm để đọc trơn.
- Giới thiệu tranh 1 SGK/ 91, yêu cầu Ly, Hằng, Nhi nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu câu: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
- Cho HS luyện đọc. GV đọc mẫu và chỉnh sửa cho HS.
- Hỏi HS:Tiếng nào có âm vừa học ? Yêu cầu HS phân tích tiếng vừa nêu.
Hoạt động 2 (12 phút): Luyện viết
- Giới thiệu bảng phụ có nội dung bài tập viết: on, an, mẹ con, nhà sàn. Gọi HS đọc.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, chiều cao, khoảng cách khi viết một dòng chữ: on.
- Cho HS viết vào vở Tập viết. GV theo dõi, giúp đỡ các em yếu.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: an.
- Vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết, cách viết nét nối, chiều cao các con chữ và khoảng cách khi viết 1 dòng: mẹ con. Cho HS viết vào vở.
* Tiến hành theo quy trình trên khi hướng dẫn viết: nhà sàn.
Hoạt động 3 (8 phút): Luyện nói
- Giới thiệu tranh 2 SGK/ 91 giới thiệu chủ đề luyện nói: Bé và bạn bè; viết bảng, cho HS đọc 
- Hỏi:
 * Trong tranh vẽ mấy bạn ?
 * Các bạn ấy đang làm gì ?
 * Em và các bạn thường chơi những trò gì?
Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Cho HS luyện đọc nội dung đã học ở hai tiết trong SGK/ 90, 91.
- Nhận xét toàn tiết học. Khen các em đọc, viết có tiến bộ.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc: cá nhân; bàn; nhóm; cả lớp: on, an, mẹ con, nhà sàn.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe. Cá nhân nêu: tranh vẽ: mẹ con Gấu, mẹ con Thỏ,…
- HS đánh vần: gờ-âu- gâu- sắc- gấu, mờ- e- me- nặng- mẹ, dờ- ay- day- nặng- dạy,… và đọc trơn: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
- Cá nhân nêu và phân tích: …tiếng: con, đàn, con.
- Cả lớp quan sát. Cá nhân đọc: on, an, mẹ con, nhà sàn.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe.
- Từng HS viết: on theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS lắng nghe, viết: an theo yêu cầu. 
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, viết: mẹ con vào vở.
- Từng HS viết: nhà sàn theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp quan sát, lắng nghe, luyện đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp: Bé và bạn bè.
- Gọ Tín, Nhi, Đan Trườngtrả lời theo gợi ý của GV:
*… vẽ ba bạn.
*…đang chơi với nhau.
* …cá nhân trả lời theo gợi ý…...
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân; nhóm; cả lớp.
- Cả lớp lắng nghe.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ Tư ngày 07 tháng 11 năm 2012
Môn: Thủ công. Tiết: 11. Tuần: 11
Tên bài: XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ(TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết cách xé, dán hình con gà con.
- Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
- II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu hình gà con xé dán, dụng cụ xé dán , tranh quy trình, bài xé dán của các HS năm trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- GV nhắc nhở tư thế học tập của HS.
2. Nội dung:
Hoạt động 1 ( 5 phút ): HS nhắc lại các bước xé, dán.
- Gọi 4 em lần lượt nêu các bước thực hiện.
- Cho các em xem bài của các HS năm trước.
- Nhắc HS khi xé, dán các em có thể chọn màu sắc thể hiện theo ý thích.
Hoạt động 2 ( 23 phút ): HS thực hành
- Nhắc HS xé từ từ, dán đúng quy trình, cân đối, phẳng, thu dọn giấy thừa bỏ sọt rác, lau sạch tay.
- Cho HS thực hành. Theo dõi, giúp đỡ.
 Hoạt động nối tiếp ( 5 phút ): 
- Thu chấm, nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét thái độ học tập của HS và tiết học.
 Dặn HS chuẩn bị tiết sau : Ôn tập.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe, cá nhân nêu theo yêu cầu.
- Cả lớp lắng nghe, nắm được các bước thực hiện:
a) Xé hình thân gà:
+ Lấy 1 tờ giấy màu vàng hoặc đỏ, lật mặt sau đếm, đánh dấu và vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 8 ô.
+ Lần lượt xé từng cạnh, lật qua mặt màu để được 1 hình chữ nhật hoàn chỉnh.
+ Xé 4 góc của hình chữ nhật. 
+ Xé chỉnh sửa cho giống hình thân gà.
b) Xé hình đầu gà:
- Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé 1 hình vuông mỗi cạnh 5 ô.
- Vẽ và xé 4 góc của hình vuông.
- Xé chỉnh sửa cho gần tròn giống hình đầu gà.
b) Xé hình đuôi gà:
+ Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé 1 hình vuông có màu như màu đầu gà, mỗi cạnh 4 ô. 
+ Vẽ và xé hình tam giác.
c) Xé hình mỏ, chân và mắt gà:
- Dùng giấy khác màu, dùng mắt ước lượng để xé mỏ và chân, dùng bút màu đen để vẽ mắt gà.
- Cả lớp quan sát, rút KN cho bài làm của mình
- HS lắng nghe.
- Cá nhân lắng nghe.
- Từng HS thực hành.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ Năm ngày 08 tháng 11 năm 2012
Môn: Học vần. Tiết : 99, 100. Tuần: 11
Tên bài: ÂN, Ă – ĂN
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc được: ân, ă- ăn, cái cân, con trăn; các từ ngữ và các câu ứng dụng. Viết được : ân, ă- ăn, cái cân, con trăn. Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bộ chữ, bảng cài, tranh.
2. Học sinh: Bộ chữ, vở, sách, bảng con, phấn, khăn lau, bút ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 99
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức( 1 phút):
- GV yêu cầu HS hát 1 bài.
2. Bài mới:
Hoạt động 1 (10 phút): HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: ân, cái cân.
- Viết bảng: ân và nói: Vần ân được tạo nên từ â và n. 
 - Yêu cầu HS so sánh: ân với an.
- Cài bảng: ân, yêu cầu HS cài bảng: ân.
- Đọc mẫu: â- n- ân và cho HS đọc.
- Hỏi: Lấy: c ghép với: ân ta được chữ gì ?
- Chép bảng: cân, yêu cầu HS phân tích.
- Cài bảng: cân và yêu cầu HS làm theo.
- Đánh vần và luyện cho HS đọc. GV chỉnh sửa.
- Cho HS xem tranh,nêu nội dung tranh vẽ để giới thiệu từ: cái cân. Cho HS luyện đọc.
Hoạt động 2 ( 10 phút ): HS nhận diện chữ, phát âm và đánh vần: ă- ăn, con trăn.
* Tiến hành theo quy trình trên. Cho HS biết cấu tạo của : ă- ăn; so sánh ăn với ân; nắm được cách phát âm…
Hoạt động 3 (8 phút): Viết chữ trên bảng con.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết: ân; yêu cầu HS viết bảng con: ân.
- Vừa viết mẫu lên bảng vừa nêu quy trình viết, chiều cao các con chữ, cách lia bút tạo nét nối 
giữa các con chữ, cách viết dấu thanh khi viết: cái cân. 
* GV tiến hành theo quy trình trên khi dạy cho 
HS luyện viết: ă- ăn, con trăn.
Hoạt động 4 ( 7 phút ): Đọc từ ngữ ứng dụng.
-Viết bảng: bạn thân, gần gũi, khăn rằn, dặn dò. Cho HS luyện đọc, nêu tiếng có âm vừa học. Giảng nghĩa từ bằng lời nói, vật thật. 
- Cả lớp cùng hát.
- HS quan sát và lắng nghe.
- Cá nhân nêu: Vần ân khác an ở chỗ: ân bắt đầu bằng â, an bắt đầu bằng a .
- Từng HS cài bảng: ân.
- HS lắng nghe.Luyện đọc: cá nhân; nhóm; cả lớp: â- n- ân.
- Cá nhân trả lời: …chữ: cân.
- Cá nhân nêu: tiếng cân gồm có âm c đứng
trước vần ân đứng sau. 
 - Cá nhân cài bảng: cân.
- HS đọc: cá nhân; nhóm; cả lớp: cờ- ân- cân. 
- Cả lớp quan sát , lắng nghe, trả lời. Luyện đọc cả lớp; nhóm; cá nhân: â- n- ân.
 cờ- ân- cân
 cái cân
- HS làm theo yêu cầu. Biết được vần ăn được tạo bởi: ă và n; ăn khác ân ở chỗ: ăn bắt đầu bằng ă; ân bắt đầu bằng â.
- Cá nhân quan sát, lắng nghe, viết bảng co

File đính kèm:

  • docTuan 11 da sua.doc