Bài giảng Môn Địa lý lớp 6 - Tuần: 1 - Tiết : 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

HĐ 2: Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta:

GV: hướng dẫn HS thảo luận theo 4 nhóm, thời gian thảo luận 8 phút.

Nhóm 1-2:

CH: Nêu đặc điểm của ngành dịch vụ nước ta? Dựa vào hình 13.1 tình tỉ trọng của các nhóm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.

 

doc137 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Địa lý lớp 6 - Tuần: 1 - Tiết : 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thiết:
- Sơ đồ về cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta.
- Tài liệu, tranh ảnh về các hoạt động dịch vụ hiện nay ở nước ta.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định lớp học:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy chứng minh rằng ơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.
- Điền vào lược đồ trống Việt Nam các mỏ than, dầu khí đang được khai thác, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện lớn.
3. Giới thiệu bài mới:
Nếu như công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế quan trọng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, thì dịch vụ là một ngành có vai trò đặt biệt là làm tăng theo giá trị của hàng hóa sản xuất ra.
Ở nước ta cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế cũng như đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ như thế nào? Đó là những nội dung mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
4. Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
 (giáo viên)
HOẠT ĐỘNG HỌC 
( Học sinh)
NỘI DUNG
HĐ 1: Tìm hiểu về cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế:
HĐ 1.1: Cơ cấu dịch vụ ở nước ta như thế nào?
GV: yêu cầu HS đọc thuật ngữ “dịch vụ”
GV: Dịch vụ bao gồm một tập hợp các hoạt động kinh tế rất rộng lớn và phức tạp
H: Dựa vào H13.1 cho biết dịch vụ là các hoạt động gì? Nêu cơ cấu của ngành dịch vụ?
HĐ thảo luận cả lớp:
H: Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng trở nên đa dạng.
* GV đưa ra câu hỏi gợi ý:
- Trước đây, khi kinh tế chưa phát triển nhân dân ta đi thăm hỏi nhau chủ yếu là đi bộ, ngày nay kinh tế phát triển nhân dân đi bằng ô tô, vậy đó là dịch vụ gì?
(dịch vụ sản xuất)
- Hiện nay ở khu vực nông thôn được Nhà nước đầu tư xây dựng mô hình đường - trường học - trạm y tế. Đó là loại dịch vụ gì?
(Dịch vụ công cộng)
- Nêu một số ví dụ về các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành dịch vụ khách sạn, khu vui chơi giải trí, đại lý bán háng …
GV kết luận:
GV: Như vậy các em đã tìm hiểu xong về cơ cấu của ngành dịch vụ. Vậy ngành dịch vụ có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống. Chúng ta cùng tìm hiều mục 2.
HĐ 1.2: Ngành dịch vụ có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống:
- GV: yêu cầu cả lớp thảo luận cặp nhóm.
H: Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân. Hãy cho biết vai trò của ngành dịch vụ?
H: Dựa vào sự hiểu biết Hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong sản xuất và đời sống?
*GV gợi ý: Nếu ngành bưu chính viễn thông không hoạt động hoặc hoạt động không kịp thời, các nhà kinh doanh không biết sự biến động của giá cả thị trường thì điều gì sẽ xảy ra?
* GV trong nền kinh tế thị trường kinh doanh, sản xuất cần thông tin cập nhật nếu thiều sẽ gây khó khăn, thậm chí thất bại.
* GV gợi ý: Nếu ngành bưu chính viễn thông không hoạt động hoặc hoạt động không kịp thời thì điều gì sẽ xảy ra đối với công tác cứu hộ, cứu nạn?
GV chuyển ý:
Như vậy ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Vậy ngành dịch vụ có đặc điểm và phát triển, phân bố như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu mục II.
HĐ 2: Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta:
GV: hướng dẫn HS thảo luận theo 4 nhóm, thời gian thảo luận 8 phút.
Nhóm 1-2:
CH: Nêu đặc điểm của ngành dịch vụ nước ta? Dựa vào hình 13.1 tình tỉ trọng của các nhóm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.
GV tóm tắt và kết luận:
- Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngoài mở cửa các hoạt động dịch vụ nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, du lịch, đại học … Điều này cho thấy rõ khả năng thu lợi nhuận cao của dịch vụ.
- Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt đây là một thách thức trong phát triển các hoạt động dịch vụ ở nước ta hiện nay.
Nhóm 3-4:
CH: Đặc điểm phân bố dịch vụ ở nước ta? Tại sao hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều? Tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng?
GV yêu cầu HS xác định các trung tâm dịch vụ lớn ở nước ta?
HS: Dịch vụ là các hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp; công nghiệp và xây dựng cơ bản. Dịch vụ có nhiều ngành, nhưng có môt số ngành lớn, ảnh hưởng nhiều tới tổ chức lãnh thổ các vùng là: Dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng. Vai trò của ngành dịch vụ ngày càng tăng lên trong nền kinh tế hiện đại và được coi là tiêu chí quan trọng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
HS:
- Đó là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Cơ cấu ngành gồm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ cộng cộng và dịch vụ sản xuất.
HS:
- Nhờ có hoạt động vận tải, thương mại mà các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất; đồng thời sản phẩm của các ngành này cũng được tiêu thụ. Các hoạt động dịch vụ cũng tạo ra mối quan hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
- Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
HS:
- Trong sản xuất, dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới bên ngoài.
Ví dụ:
+ Trong đời sống: ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ bưu phẩm điện báo, cứu hộ, cứu nạn và nhiều dịch vụ khác …
HS cho ví dụ:
Nhóm 1-2:
- Khu vực dịch vụ nước ta mới thu hút 25% lao động nương lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP (2002)
- Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
* Tỉ trọng của các nhóm: Dịch vụ tiêu dùng 51%, dịch vụ sản xuất 26,8%, dịch vụ công cộng 22,2%. (2 dịch vụ quan trọng), tỉ trọng còn thấp, dịch vụ chưa thật phát triển.
+ Cơ cấu ngành nhiều hoạt động dịch vụ …
Nhóm 3-4:
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta tập trung ở những nơi đông dân và kinh tế phát triển.
- Các hoạt động dịch vụ phân bố không đều: Do đặc điểm phân bố dân cư không đều gây ảnh hưởng đến sự phân bố mạng lưới dịch vụ
- Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng vì:
+ Hà Nội là thủ đô của cả nước, trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, văn hóa …
+ Thành phó Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất phía nam, là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, quảng cáo bảo hiểm, tư vấn …
I) Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế:
1. Cơ cấu ngành dịch vụ:
- Đó là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Cơ cấu ngành gồm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ cộng cộng và dịch vụ sản xuất
- Kinh tế càng phát triển dịch vụ càng đa dạng.
2. Vai trò của ngành dịch vụ trong sản xuất và đời sống:
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế.
- Tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo ra mối quan hệ giữa các ngành sản xuất trong và ngoài nước.
- Tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn.
II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta:
- Khu vực dịch vụ nước ta mới thu hút 25% lao động nương lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP (38,5%) năm 2002.
- Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.
2. Đặc điểm phân bố:
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta tập trung ở những nơi đông dân và kinh tế phát triển.
- Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng.
5. Củng cố:
- Hãy hoàn thành sơ đồ sau:
CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
-
-
-
DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
-
-
-
DỊCH VỤ SẢN XUẤT
- 
- 
- 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1. Tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP năm 2002 là bao nhiêu?
	a. 36,6%	c. 38,5%
	b. 37,8%	d. 38,8%
2. Dịch vụ là các hoạt động nhằm đáp ứng:
	a. Nhu cầu sản xuất	c. cả (a, b) đều đúng
	b. Sinh hoạt của con người	d. Câu (b) đúng, câu (a) sai.
6. Dặn dò:
- Học bài kỹ
- Chuẩn bị bài 14 theo các câu hỏi sau:
1. Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức trong Sgk. Hãy nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông?
2. Hãy trình bày tình hình phát triển GTVT ở nước ta? Quan sát hình 14.1 cho biết ngành vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa? Tại sao? Kể tên những ngành có tỉ trọng tăng nhanh nhất?
3. Dựa vào hình 14.2 hãy kế tên các tuyến đường sắt chính ở nước ta và các cảng biển lớn ở nước ta?
4. Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức Sgk, hãy nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành bưu chính viễn thông? Nhận xét về ngành bưu chính viễn thông của nước ta trong những năm gần đây?
Tuần: 7
Tiết : 14
Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
I-Mục tiêu bài học: 
Sau bài học học sinh cần:
- nắm được đặc điểm phân bố các mạng lưới và đầu mối giao thông vận tải chính ở nước ta cũng như những bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải.
- Nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của những bước tiến này đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
- Biết đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải của nước ta.
- Biết phân tích mối quan hệ giữa sự phân bố mạng lưới giao thông với sự phân bố các ngành kinh tế khác.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Lược đồ giao thông vận tải Việt Nam
- Lược đồ mạng lưới giao thông (phóng to theo Sgk)
- Một số hình ảnh về các công trình GTVT hiện đại mới xây dựng
- Một số tư liệu về sự tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định lớp học:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế?
- Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta?
- Xác định các trung tâm dịch vụ lớn, vừa và nhỏ của nước ta? Em có nhật xét về ngành dịch vụ ở địa phương em?
3. Giới thiệu bài mới:
GTVT và bưu chính viễn thông đang phát triển rất nhanh trong những năm gần đây và hiện nay các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng và hoạt động có hiệu quả. Vậy cụ thể hai ngành này phát triển như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 14:
4. Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
 (giáo viên)
HOẠT ĐỘNG HỌC 
( Học sinh)
NỘI DUNG
HĐ 1: Đặc điểm ngành giao thông vận tải ở nước ta:
HĐ1.1: Ngành GTVT ở nước ta có ý nghĩa như thế nào?
H: Ngành giao thông vận tải có ý nghĩa như thế nào?
H: Hãy nêu vai trò và nhiệm vụ của ngành GTVT?
GV: Nhờ vào việc phát triển GTVT mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển.
- Là ngành không thể thiếu đối với các ngành sản xuất. Mạch máu trong cơ thể, là ngành có vị trí quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước, có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
* GV: Vậy GTVT ở nước ta có các loại hình nào? Chúng ta cùng tìm hiểu lục 2.
HĐ 1.2: Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình vận tải nào?
GV: Treo bản đồ GTVT Việt Nam.
H: Hãy kể tên các loại hình GTVT ở nước ta? Xác định các tuyến đường này trên bản đồ.
Thảo luận cặp 3 phút
H: Quan sát bảng 14.1 hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa? Tại sao?
- Loại hình nào tăng nhanh nhất? Tại sao?
Thảo luận nhóm: 4 nhóm
CHN1: Đặc điểm của ngành GTVT đường bộ? Nêu vai trò của quốc lộ 1A.
- Xác định một số tuyến đường quốc lộ chính ở nước ta?
CHN2: Trình bày đặc điểm của ngành đường sắt ở nước ta? Xác định tuyến đường sắt thống nhất và một số tuyến đường sắt ở phía bắc nước ta?
CHN3: Nêu đặc điểm của ngành GTVT đường sông và đường biển?
CHN4: Nêu đặc điểm của ngành vận tải đường hàng không và đường ống? Xác định các sân bay quốc tế và một số sân bay nội địa ở nước ta?
GV: Chuyển ý sang mục II.
HĐ 2: Đặc điểm của ngành bưu chính viễn thông:
H: Bưu chính viễn thông có ý nghĩa như thế nào trong quá trình công nghiệp hóa?
H: Bưu chính viễn thông có những dịch vụ cơ bản nào?
H: Ngành bưu chính hiện nay như thế nào?
GV: Trong tương lai nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời như mua bán hàng qua bưu chính, khai thác dữ liệu qua bưu chính.
H: Dựa vào hình 14.3 nhận xét mật độ điện thoại có định ở nước ta?
H: tốc độ phát triển điện thoại ở nước ta như thế nào?
H: Sau hơn 10 năm ngành viễn thông đã đạt được những kết quả gì?
GV: Mạng Internet quốc gia là kết cấu hạ tầng kỹ thuật tối quan trọng để phát triển và hội nhập. Phát triển hàng loạt dịch vụ khác như báo điện tử, các trang Web của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các trường học.
HS:
- GTVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế và đối với sự hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường
HS: 
- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển.
HS:
- GTVT đường bộ
- GTVT đường sắt
- GTVT đường sông
- GTVT đường biển
- GTVT đường không
- GTVT đường ống.
HS thảo luận và trả lời:
+ Quan trọng nhất là ngành vận tải đường bộ, vì ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong vận chuyển hàng hóa, hàng khách.
+ Loại hình tăng nhanh nhất là GTVT đường bộ. Vì …….
Nhóm 1: 
+ Hiện nay của nước có gần 205 nghìn km đường bộ. trong đó có hơn 15.000 km đường quốc lộ. Vận tải đường bộ chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất, đồng thời cũng được đầu tư nhiều nhất.
+ Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp. tiêu biểu là quốc lộ 1A. QL5, QL18, QL51, QL22, Đường Hồ Chí Minh, nhiều phá lớn đã được thay bằng cầu.
+ hạn chế: Còn nhêìu đường hẹp và xấu.
- HS xác định một số tuyến đường tiêu biểu trên.
Nhóm 2:
+ Tổng chiều dài: 2632 km, Đường sắt thống nhất Hà Nội – TP Hồ Chí Minh cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của GTVT ở nước ta. Các tuyến đường sắt còn lại đều nằm ở miền bắc. đường sắt luôn được cải tiến kỹ thuật.
+ HS xác định bản đồ các tuyến đường sắt.
Nhóm 3:
- Đường sông: Mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực sông Cửu Long là 4500 km lưu vực vận tải sông Hồng làa 2500 km.
- Đường biển: Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh do việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Ba cảng biển lớn nhất là Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn.
Nhóm 4:
- Đường hàng không: Đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hóa. Năm 2004 đã sở hữu những máy bay hiện đại nhất như Boing 777, 767; mạng nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương với 3 đầu mối chính là Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất). Mạng quốc tế ngày càng được mở rộng, trực tiếp nối Việt Nam với nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Ôxtraylia.
- Đường ống: Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí, vận chuyển bằng đường ống là cách hiệu quả nhất để chuyên chở dầu mỏ và khí.
HS: 
- Bưu chính viễn thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
HS:
- Các dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông: Điện thoại, điện báo, truyền dẫn số liệu, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm.
HS:
- Có bước phát triển mạnh mẽ, mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp, nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua bưu điện …
HS:
Mật độ điện thoại cố định ở nước ta tăng rất nhanh. Năm 1991 mới chỉ có 0,2 máy/100dân đến năm 2002 đã lên tới 7,1 máy/100 dân.
HS:
- Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới.
HS:
- Việt Nam có sáu trạm thông tin vệ tinh, ba tuyến cáp quang biển quốc tế nối trực tiếp Việt Nam với hơn 30 nước qua Châu Á, trung Cận Đông, đến Tây Âu. Tuyến cáp quang Bắc – Nam nối tất cả các tỉnh thành. Năm 1997 nước ta hòa mạng Internet .
I) Giao thông vận tải:
1. Ý nghĩa:
- GTVT có ý nghĩa đặc biệt trong mọi ngành kinh tế.
- Thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
2. GTVT ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình:
- Đường bộ: Cả nước có gần 205.000 km đường bộ. Trong đó có 15.000 km đường quốc lộ. Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
- Đường sắt: Tổng chiều dài: 2632 km. Đường sắt thống nhất chạy từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A.
- Đường sông: Mạng lưới đường sông nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp.
- Đường biển: Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế. Ba cảng lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn.
- Đường hàng không: là ngành có bước tiến nhanh. Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), TP Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất) và Đà Nẵng.
- Đường ống: Đang ngày càng phát triển.
II) Bưu chính viễn thông:
- Bưu chính viễn thông có ý nghĩa chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa.
- Ngành bưu chính có bước phát triển mạnh mẽ, mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp, nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời
- Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới.
5. Củng cố:
1. Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây?
2. Xác định trên bản đồ: Quốc lộ 1A. đường sắt thống nhất, các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn ở nước ta.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1. Hiện nay tổng km đường bộ trong cả nước là:
	a. 200.000 km	c. 205.000 km
	b. 203.000 km	d. 207.000 km
2. Loại hình vận tải chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách đồng thời cũng được đầu tư nhiều nhất là:
	a. Đường sắt	c. Đường hàng không
	b. Đường bộ	d. Đường sông, biển
3. Ba sân bay quốc tế ở nước ta hiện nay là:
	a. Tân Sơn Nhất, Huế, Đà Nẵng
	b. Đà Nẵng, Nội Bài, Hải Phòng
	c. Nội Bài, Huế, Tân Sơn Nhất
	d. Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Nội Bài.
6. Dặn dò:
- Học bài kỹ
- Chuẩn bị bài 15 theo câu hỏi sau:
1. Nội thương là gì? Các cơ sở thương mại, dịch vụ tập trung nhiều nhất ở những vùng lãnh thổ nảo của nước ta (hình 15.2)
2. Nhận xét cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ ở nước ta (hình 15.1) phân theo ngành kinh tế. Nước ta có những trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nào?
3. Ngoại thương là gì? Gãy nêu nhiệm vụ của ngành ngoại thương.
4. Hãy kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta mà em biết. Hiện nay nước ta mở rộng việc trao đổi buôn bán nhiều nhất với khu vực nào? Hãy nhận xét của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Tuần: 8
Tiết : 15
Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
I-Mục tiêu bài học: 
Sau bài học học sinh cần:
- Nắm được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và dịch vụ ở nước ta.
- Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất cả nước.
- Nắm được rằng nước ta có tiềm năng du lịch khá phong pú và ngành du lịch đang trở thành kinh tế quan trọng.
- Biết đọc phân tích các biểu đồ
- Biến phân tích bảng số liệu.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Biểu đồ hình 15.1 vẽ to trên giấy.
- Bản đồ các nước trên thế giới (để xác định các thị trường chính)
- Bản đồ du lịch Việt Nam (để xác định các địa điểm du lịch nổi tiếng)
III. Các hoạt động:
1. Ổn định lớp học:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các đầu mối giao thông vận tải lớn ở nước ta?
- Hãy xác định trên lược đồ Việt Nam một số tuyến đường quan trọng (Đường 1A, đường sắt, cảng biển)?
- Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta?
3. Giới thiệu bài mới:
Trong điều kiện kinh tế càng phát triển và mở cửa, các hoạt động thương mại và du lịch có tác dụng thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống và tăng cường hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để các em hiểu rõ ngành thươn gmại và dịch vụ ở nước ta như thế nào hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài 15: Thương mại và dịch vụ.
4. Giảng bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
 (giáo viên)
HOẠT ĐỘNG HỌC 
( Học sinh)
NỘI DUNG
HĐ 1: Thương mại
HD 1.1: Ngành nội thương là ngành như thế nào?
H: Em hiểu như thế nào về nội thương? Nêu vai trò của nội thương.
GV: Định nghĩa khái quát về ngành nội thương: Nội thương là ngành kinh tế tạo ra mối quan hệ giao lưu kinh tế trong nội bộ nước ta.
* Thảo luận: 4 nhóm
CHN1: Dựa vào vố

File đính kèm:

  • docdia.doc
Giáo án liên quan