Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Bài 8. Bạn Linh chép theo trí nhớ một đoạn văn tả cảnh đánh cá nhưng có vài chỗ không nhớ rõ nhà văn dùng từ nào, đành để trong ngoặc. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng và ghi vào chỗ trống:

 Ở một cái đầm rộng ngay sát bên đường xe lửa đang có một .( tụi, đám, bọn) kéo lưới. Cái lưới uốn thành một đường cánh cung rộng,.(bồng bềnh, dập dềnh, gập gềnh) trên mặt nước, hai đầu đã.(chạy, vắt, vướng) đến con đường bờ đầm. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới.(kề, áp, chạm) vào bờ, mỗi bên bốn người đàn ông đi.(đi, nhảy, trèo) lên mặt đất vừa.(thủng thẳng, thong thả, từ tốn) kéo lưới, vừa tiến lại .(sát, gần, kề) nhau. Khoảng mặt nước bị.(quây vòng, bao vây, bủa vây) khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá.(trắng muốt, trắng xóa, trắng nõn) nhảy. (tót, vọt, tít) lên cao hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh.(tòm, tõm, tùm).

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Luyện từ và câu Lớp 5 - Bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu 
Luyện tập về từ đồng nghĩa 
Bài 1. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: bé bỏng, nhỏ con, bé con, nhỏ nhắn. 
Còn ...............gì mà nũng nịu. 
 ................lại đây chú bảo. 
 Người ....... nhưng rất khỏe. 
 Thân hình .......... 
bé bỏng 
Bé con 
nhỏ con 
nhỏ nhắn. 
Bài 2. Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm: 
cắt, thái,......... 
 to, lớn,............... 
 chăm, chăm chỉ,........... 
 xắt, xắn, xẻo, pha, chặt, băm, chém, phát, xén, cưa, xẻ, bổ,.... 
Nghĩa chung: chia cắt đối tượng thành những phần nhỏ ( bằng dụng cụ). 
to lớn, to tát, to tướng, vĩ đại,.... 
Nghĩa chung: Có kích thước, cường độ quá mức bình thường. 
 siêng năng, chịu khó, cần cù, chuyên cần, cần mẫn,... 
Nghĩa chung: Làm nhiều và đều đặn một việc gì đó. 
Bài 3. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây: 
Câu văn cần được ( đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích. 
 Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa ( đỏ au, 
đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ lòm, đỏ 
quạch, đỏ tía, đỏ ửng). 
c) Dòng sông chảy rất (hiền lành, hiền từ, hiền hòa, hiền hậu) giữa hai bên bờ xanh mướt lúa ngô. 
gọt giũa 
đỏ chói 
hiền hòa 
Bài 4. Xếp các từ dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa và chỉ ra nghĩa chung của mỗi nhóm từ: 
đi, xấu, nhảy, trẻ em, tồi tệ, trẻ con, chạy, trẻ thơ, xấu xa 
Nhóm 1: xấu, tồi tệ, xấu xa. 
có nghĩa chung là: tính chất xấu 
Nhóm 2: trẻ em, trẻ thơ, trẻ con. 
có nghĩa chung là: (người) ở độ tuổi nhỏ. 
Nhóm 3: đi, nhảy, chạy 
có nghĩa chung là: hoạt động dời chỗ. 
Bài 5. Tìm từ láy tả: 
Mưa kéo dài:.............................................................. 
 Tiếng người cười:......................................................... 
.......................................................................................... 
c) Tiếng bước chân người chạy:...................................... 
.................................................................................... 
rả rích, dầm dề, liên miên,... 
khanh khách, khúc khích,khềnh khệch,... 
thình thịch, huỳnh huỵch, rầm rập,... 
Bài 6. Tìm từ đồng nghĩa với: 
cho:............................................................................... 
 ném:............................................................................. 
 giúp đỡ:........................................................................ 
 kết quả:........................................................................ 
biếu, tặng,.... 
quẳng, vứt.... 
đỡ đần, cưu mang, trợ giúp,.... 
thành quả, hậu quả, kết cục,.... 
Bài 7. chọn từ đồng nghĩa trong ngoặc điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: 
 Bác Hồ ....................để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào ta. 
 Anh Kim Đồng đã...................trong khi làm nhiệm vụ. 
 Trận lũ vừa qua làm 15 người.................................. 
 Mẹ của Tí ......................lúc Tí hãy còn rất bé. 
 Đứa em duy nhất của Tí thì ......................vì bệnh đậu mùa. 
 ( chết, hi sinh, mất, thiệt mạng, ra đi) 
ra đi 
hi sinh 
thiệt mạng 
mất 
chết 
Bài 8. Bạn Linh chép theo trí nhớ một đoạn văn tả cảnh đánh cá nhưng có vài chỗ không nhớ rõ nhà văn dùng từ nào, đành để trong ngoặc. Em hãy giúp bạn chọn từ đúng và ghi vào chỗ trống: 
 Ở một cái đầm rộng ngay sát bên đường xe lửa đang có một ...( tụi, đám, bọn) kéo lưới. Cái lưới uốn thành một đường cánh cung rộng,....(bồng bềnh, dập dềnh, gập gềnh) trên mặt nước, hai đầu đã...(chạy, vắt, vướng) đến con đường bờ đầm. Hai chiếc đò nan ở hai đầu lưới...(kề, áp, chạm) vào bờ, mỗi bên bốn người đàn ông đi...(đi, nhảy, trèo) lên mặt đất vừa...(thủng thẳng, thong thả, từ tốn) kéo lưới, vừa tiến lại ...(sát, gần, kề) nhau. Khoảng mặt nước bị...(quây vòng, bao vây, bủa vây) khẽ động lên từ lúc nào. Rồi một con cá...(trắng muốt, trắng xóa, trắng nõn) nhảy... (tót, vọt, tít) lên cao hơn một thước và quẫy đuôi vượt ra ngoài vòng lưới, rơi xuống đánh...(tòm, tõm, tùm). 
đám 
dập dềnh 
chạy 
áp 
nhảy 
thong thả 
gần 
bao vây 
trắng muốt 
vọt 
tòm 
Bài 9. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu sau: 
Mặt hồ ...........................................gợn sóng. 
 Sóng lượn ..........................trên mặt sông. 
 Sóng biển ..............................xô vào bờ. 
 ( cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô) 
lăn tăn 
nhấp nhô 
cuồn cuộn 
Bài 10. Thay thế những từ được gạch dưới bằng các từ đồng âm để nghĩa của câu không thay đổi. 
Lớp em có ba bạn nam và bốn bạn nữ được đi thi học sinh giỏi. 
 Các bác sĩ ở đây luôn quan tâm chăm sóc bệnh nhân. 
 Bà em rất cưng các cháu. 
 Hàng tháng chúng tôi vẫn đi xe đò về quê thăm ba má . 
Bài 10. Thay thế những từ được gạch dưới bằng các từ đồng âm để nghĩa của câu không thay đổi. 
Lớp em có ba bạn trai và bốn bạn gái được đi thi học sinh giỏi. 
 Các bác sĩ ở đây luôn quan tâm chăm sóc người bệnh. 
 Bà em rất chiều các cháu. 
 Hàng tháng chúng tôi vẫn đi xe khách về quê thăm bố mẹ . 
Bài 11. Gạch dưới những từ đồng nghĩa trong mỗi đoạn văn sau: 
Cuộc sống lao động trên công trường thật tấp nập, nhộn nhịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa. Mùa khô vẫn là mùa thi công của những công trường nên không khí càng sôi động. 
 Khi đi xa đây, đã có rất nhiều người phải nhớ, phải lưu luyến những ngày sống đầy ý nghĩa, nhớ như trai gái nhớ những ngày hội làng, lưu luyến như học sinh xa ngôi trường cũ... 
Bài 12.Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong dãy từ sau và nói rõ mỗi nhóm từ dùng để tả gì: 
ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm ngát 
 Nhóm từ a dùng để tả:................................. 
b. rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi 
 Nhóm từ b dùng để tả:.............................. 
c. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh 
 Nhóm từ c dùng để tả:............................................ 
mùi thơm đậm 
màu sắc 
ánh sáng 
Bài 13. Xếp các từ cho dưới đây thành nhóm đồng nghĩa: 
 làng quê, thị thành, núi rừng, thành phố, rừng núi, nông thôn, núi non, thôn quê, thành thị 
Bài 14. Chọn từ đúng nhất trong ngoặc điền vào chỗ trống: 
Thế hệ mai sau sẽ được hưởng những... (thành quả, kết quả, thành tích) của hôm nay.. 
 Anh đã chiến đấu ...(ngoan cường, ngoan cố, quật cường) cho đến giờ phút cuối cùng. 
 Lao động là ....(nghĩa vụ, nhiệm vụ trách nhiệm) thiêng liêng, là nguồn hạnh phúc của mỗi người. 
Bài 13. 
Nhóm 1: làng quê, thôn quê, nông thôn 
Nhóm 2: thị thành, thành phố, thành thị 
Nhóm 3: núi rừng, núi non, rừng núi 
Bài 14. Chọn từ đúng nhất trong ngoặc điền vào chỗ trống: 
Thế hệ mai sau sẽ được hưởng những thành quả của hôm nay. 
 Anh đã chiến đấu ngoan cường cho đến giờ phút cuối cùng. 
 Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn hạnh phúc của mỗi người. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luyen_tu_va_cau_lop_5_bai_luyen_tap_ve_tu_dong_ngh.ppt