Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 17 (Bản 2 cột)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi ( BT1 )

- Làm được BT2 , không mắc quá 5 lỗi trong bài viết

HS hoàn thành tốt: Viết được hoàn chỉnh bài chính tả và làm hết các bài tập SGK

II.CHUẨN BỊ:

-Vở bài tập TV5/1

- Phiếu học tập cho HS

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc40 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 17 (Bản 2 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu 
+ HS thảo luận theo nhóm 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả
a) Tinh ranh, tinh ngịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lõi
b) Tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa
c) Êm đềm, êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm 
Vì khác nhau về nghĩa nhiều hơn 
+ HS đọc lại đề bài (hs chưa hoàn thành) 
+ HS thi đua giữa các tổ 
a) Có mới nới cũ 
b) Xấu gỗ, tốt nước sơn 
c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
+ HS nhắc lại nội dung bài học 
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ở trong khổ thơ
Hai, bước, đi, trên ,cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn 
Cha con, mặt trời, chắc nịch 
Rực rỡ, lênh khênh 
Từ tìm thêm
Nhà, cây, hoa, lá, dừa, ổi, mèo, thỏ
Trái đất, hoa hồng, sầu riêng, sư tử, cá vàng
Nhỏ nhắn, lao xao, thong thả, xa xa, đu đủ 
KHOA HỌC
Tiết 33: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : 
- Ôn tập các kiến thức về : 
+ Đặc điểm giới tính
+ Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân
+ Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học 
+ (hs hoàn thành tốt) : HS nêu được cách phòng bệnh qua các hình và giải thích lí do . HS biết chọn 3 vật liệu đã học và nêu được đặc điểm và công dụng của nó 
II. CHUẨN BỊ : 
- Thông tin và Hình minh họa SGK 
- Phiếu học tập cho HS 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS trả lời câu hỏi 
+ Nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi tự nhiên ?
+ Nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo ? 
- GV nhận xét và tuyên dương HS 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
Hoạt động1: Con đường lây truyền và cách phòng chống một số bệnh 
Mục tiêu: HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: Đặc điểm giới tính, một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân 
+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào ? 
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào ? 
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào ? 
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào ? 
+ Trong các bệnh nêu trên , bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu ?
-GV kết luận : Trong các bệnh mà chúng ta đã tìm hiểu, bệnh AIDS coi là đại dịch. Bệnh AIDS lây truyền qua đường sinh sản và đường máu, chúng ta quan sát hình SGK để biết cách phòng chống một số bệnh nêu trên 
- GV phát phiếu cho HS thảo luận theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả ( (hs hoàn thành tốt) ) 
- GV nhận xét chung 
Hoạt động 2: Đặc điểm và công dụng của một số vật liệu
Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học 
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả ( (hs hoàn thành tốt) ) 
- GV nhận xét chung 
Hoạt động 3: Trò chơi “ Đoán chữ” 
Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại một số kiến thức trong chủ đề : Con người và sức khỏe 
- Tổ chức cho HS chơi thi đua theo nhóm, một nhóm đọc câu hỏi, một nhóm đọc câu trả lời 
- GV nhận xét và tuyên dương các nhóm có câu trả lời đúng 
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học 
-GV nhận xét tiết học và giáo dục HS về cách phòng chống một số bệnh đã học trong chương trình 
- Chuẩn bị bài sau: KTĐK HKI 
+2HS trả lời câu hỏi:
+ Tơ sợi tự nhiên thấm nước, khi cháy có mùi khét tạo thành tro 
+ Tơ sợi nhân tạo không thấm nước, khi cháy không có mùi khét, sợi sun lại 
+ Muỗi vằn hút máu người bệnh rồi truyền máu cho người lành 
+ Muỗi a nô phen hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành 
+ Vi rút mang bệnh viêm não có trong máu gia súc, chim, chuột, khỉ, muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người 
+ Đường tiêu hóa. Vi rút viêm gan A được thải qua phân người bệnh, phân dính vào tay chân, quần áo nhiễm vào nước và bị các động vật sống dưới nước ăn từ nguồn đó sang cho người lành 
+ Bệnh HIV/AIDS 
+ HS thảo luận nhóm 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả 
+ HS trao đổi theo nhóm 
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả 
+ HS thi tìm nhanh kết quả rồi điền đúng vào ô chữ 
1) Sự thụ tinh 2) Bào thai 
3) Dậy thì 4) Vị thành niên 
5) Trưởng thành 6) Già 
7) Sốt rét 8) Sốt xuất huyết 
9) Viêm não 10) Viêm gan A 
+ HS nhắc lại nội dung bài
Chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh các bệnh
Giải thích
Hình 1
Nằm màn
+ Sốt xuất huyết 
+ Sốt rét 
+ Viêm não 
+ Những bệnh đó do muỗi đốt truyền từ người bệnh sang người lành 
Hình 2
Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
+ Viêm gan A 
+ Giun 
+ Các bệnh đó lây qua đường tiêu hóa. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bệnh dính vào thức ăn dễ trực tiếp đi vào miệng gây bệnh 
Hình 3
Uống nước đã đun sôi để nguội
+ Viêm gan A 
+ Giun
+ ỉa chảy, kiết lị 
+ Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hóa khác. Vì vậy cần uống nước đã đun sôi 
Hình 4
Ăn chín
+ Viêm gan A 
+ Giun, sán 
+ Ngộ độc thức ăn 
+ Ỉa chảy, kiết lị 
+ Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu bị ruồi, gián, chuột bọ vào mang nhiều mầm bệnh. Vì vậy, cần ăn chín, sạch 
STT
Tên vật liệu
Đặc điểm, tính chất
Công dụng
1
Sắt
+ Dẻo, dễ uốn, dễ kéo dài thành sợi, dễ rèn, dập 
+ Màu trắng sáng, có ánh kim
+ Quặng sắt dùng để sản xuất ra gang, thép 
+ Làm chấn song sắt, đường sắt, hàng rào sắt 
+ Hợp kim của sắt dùng làm đồ dùng: nồi, chảo, kéo, nhiều loại máy móc, tàu xe 
2
Nhôm
+ Màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo thành sợi, dát mỏng
+ Không bị gỉ, một số a xít có thể ăn mòn 
+ Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt 
+ Chế tạo các đồ dùng nhà bếp, xoong, nồi , chảo
+ Làm vỏ đồ hộp, khung cửa sổ, một số phương tiện giao thông 
3
Đá vôi
+ Không cứng lắm
+ Dưới tác dụng của a xít thì sỏi bọt 
+ Làm đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, phấn viết 
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 
1) Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa, người ta sử dụng vật liệu nào ? 
a) Nhôm b) Đồng c) Thép d) Gang 
2) Để xây tường, lát sân, lát nhà người ta sử dụng vật liệu nào? 
a) Gạch b) Ngói c) Thủy tinh 
3) Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào ? 
a) Đồng b) Sắt c) Đá vôi d) Nhôm 
4) Để dệt thành vải may quần áo, chăn, màn người ta sử dụng vật liệu nào ? 
a) Tơ sợi b) Cao su c) Chất dẻo 
KỂ CHUYỆN
Tiết 17: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện
HS hoàn thành tốt: Biết kể được toàn bộ câu chuyện và nêu nội dung ý nghĩa của câu chuyện 
* Giáo dục đạo đức HS: Tinh thần làm việc vì hạnh phúc nhân dân của Bác Hồ 
* Bổ sung ý BT1: Những câu chuyện về Bác Hồ với nhân dân, với các cháu thiếu nhi 
* Mức độ tích hợp : Bộ phận 
* Giáo dục bảo vệ môi trường : Gợi ý cho học sinh chọn những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ môi trường, chống lại những hành vi phá hoại môi trường để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác
* Phương thức tích hợp : Khai thác gián tiếp nội dung bài 
II. CHUẨN BỊ: - Bảng lớp viết đề bài 
- Sưu tầm một số sách, báo có nội dung liên quan 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS kể lại câu chuyện nói về buổi sum họp đầm ấp trong một gia đình 
- GV nhận xét và bổ sung 
2. Dạy bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b Hướng dẫn HS kể chuyện: 
- GV viết đề bài lên bảng 
- HS đọc lại gợi ý SGK 
- GV gạch chân các từ : đã nghe, đã đọc, biết sống đẹp, niềm vui, hạnh phúc
- HS giới thiệu câu chuyện mình định kể 
- HS lập dàn ý câu chuyện ra nháp 
c. HS thực hành kể chuyện : 
- HS kể chuyện trong nhóm 
- HS kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
- Thi kể chuyện trước lớp ( (hs hoàn thành tốt) ) 
- Bình chọn HS kể chuyện hay nhất 
3. Củng cố dặn dò: 
- 1HS kể toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện ( (hs hoàn thành tốt) ) 
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có nhiều tích cực trong học tập và kể chuyện hay nhất , giáo dục HS phải biết sống đẹp mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác , Bác Hồ luôn làm việc vì hạnh phúc của nhân dân
- Chuẩn bị bài sau: KTĐK HKI 
+ 2HS kể lại câu chuyện và nêu được ý nghĩa của câu chuyện nói về cảnh sum họp đầm ấm trong một gia đình 
+ HS đọc lại đề bài (hs chưa hoàn thành) 
+ HS đọc lại gợi ý 
+ Vài HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể 
+ HS lập dàn ý câu chuyện ra nháp 
+ HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện 
+ HS kể chuyện cá nhân 
+ HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá nhận xét về câu chuyện bạn kể 
+ 1HS kể toàn bộ câu chuyện 
TẬP ĐỌC
Tiết 34: CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Biết đọc rành mạch, lưu loát , trôi chảy diễn cảm toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người ( trả lời được các câu hỏi SGK) 
- Thuộc lòng 2,3 bài ca dao
HS hoàn thành tốt: Đọc diễn cảm toàn bài, học thuộc lòng cả bài và nêu nội dung ý nghĩa của bài. 
II. CHUẨN BỊ: 
-Tranh minh họa bài đọc SGK 
-Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:2HS trả lời câu hỏi : + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ?
+ Qua câu chuyện đã giúp em hiểu được điều gì ? ( (hs hoàn thành tốt) ) 
- GV nhận xét và tuyên dương HS 
2. Dạy bài mới
a: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu
* Luyện đọc: 
- HS đọc nối tiếp toàn bài, mỗi em một bài ca dao 
- HS đọc từ khó 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2HS đọc cả bài ( (hs hoàn thành tốt) ) 
- GV đọc mẫu toàn bài và cho HS quan sát tranh SGK 
* Tìm hiểu bài:
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong sản xuất ? 
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân ? 
+ Tìm những câu ứng với nội dung a,b,c khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày? 
+ Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất ? 
+ Nhắc người ta làm ra hạt gạo ? 
+ Nêu nội dung chính của bài ( (hs hoàn thành tốt) ) 
* Đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu diễn cảm 
- HS đọc nối tiếp đoạn diễn cảm 
- HS luyện đọc theo cặp 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp ( (hs hoàn thành tốt) ) 
- Bình chọn HS đọc hay nhất, diễn cảm nhất và thuộc được 2,3 bài ca dao 
3. Củng cố dặn dò: 
-HS nêu lại nội dung bài ca dao
- GV nhận xét tiết học và giáo dục HS 
- Chuẩn bị bài sau: KTĐK HKI 
+ 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
+ Ông lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước, cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn
+ Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ, dám làm 
- HS đọc nối tiếp mỗi em một bài ca dao
+ HS đọc từ khó 
+ HS đọc theo cặp 
+ HS đọc cả bài 
+ HS quan sát tranh SGK 
+ Nỗi vất vả: Cày đồng..ruộng cày ; bưng bátmuôn phần 
+ Nỗi lo lắng : Đi cấy còn trông nhiều bề, trông trời, trông đất, trông mây
+ Công lênh chẳng quản bao lâu, ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng 
+ Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang , bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu 
+ Trông cho chân cứng đá mềm, trời yên biển lặng mới yên tấm lòng 
+ Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần 
+ Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người 
+ HS đọc nối tiếp 
+ HS đọc theo cặp 
+ HS đọc cá nhân 
+ Thi đọc học thuộc lòng 
- 2HS nêu lại nội dung bài 
TOÁN
Tiết 83: GIỚI THIỆU MÁY TÍNH BỎ TÚI
I . MỤC TIÊU:Giúp học sinh biết : 
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân. 
HS hoàn thành tốt: Làm hết các bài tập SGK 
II . CHUẨN BỊ: 
- Mỗi em một máy tính bỏ túi 
- Phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 1HS lên bảng chữa bài 4
-GV nhận xét chung 
2 . Dạy bài mới: 
a . Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
b. Làm quen với máy tính bỏ túi : 
- Cho HS quan sát máy tính bỏ túi
+ Em thấy có những gì ở bên ngoài chiếc máy tính bỏ túi ? 
+ Hãy nêu những phím em đã biết trên bàn phím ? 
+ Vậy máy tính dùng để làm gì ? 
- GV giới thiệu chung về máy tính cho HS xem
c. Thực hành các phép tính bằng máy tính bỏ túi 
- GV yêu cầu HS ấn phím ON/C trên bàn phím và nêu : Bấm này dùng để khởi động cho máy làm việc 
- Chúng ta cùng sử dụng máy tính để làm phép tính 25,3 + 7,09 
+ Để thực hiện phép tính trên ta phải bấm những phím nào ? 
+ Đọc kết quả trên màn hình 
- Để thực hiện các phép tính với máy tính bỏ túi ta bấm các phím lần lượt như sau : 
+ Bấm số thứ nhất 
+ Bấm dấu phép tính ( +, -, x, : ) 
+ Bấm số thứ hai
+ Bấm dấu = 
+ Đọc kết quả trên màn hình
d .Luyện tập – thực hành: 
Bài 1: GV viết lên bảng các phép tính yêu cầu HS làm trên máy tính bỏ túi rồi thực hiện kiểm tra lại kết quả ( (hs hoàn thành tốt) biết sử dụng máy tính để thực hiện các phép tính ) 
3 . Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học và giáo dục học sinh 
- Chuẩn bị bài sau: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm 
+ 1HS lên bảng chữa bài 4:
 805 m2 = 0,0805 ha Khoanh D
+ HS quan sát máy tính bỏ túi 
+ Có hai bộ phận chính đó là bàn phím và màn hình 
+ Gọi vài HS phát biểu ý kiến 
+ HS phát biểu 
+ HS lắng nghe 
+ HS thực hành bấm khởi động 
+ HS thực hành 
+ HS nêu bấm phím 2, 5, . , 3, +, 7, ., 0, 9, =
+ HS đọc 32,39 
+ Gọi vài HS lần lượt làm lại các thao tác đã nêu 
+ 2HS đọc lại yêu cầu 
+ HS thực hành làm tính 
a) 126,45 + 796,892 = 923,342 
b) 352,19 – 189,471 = 162,719 
c) 75,54 x 39 = 2946,06 
d) 308,85 : 14,5 = 21,3 
+ Vài HS nhắc lại nội dung bài 
ĐỊA LÍ
Tiết 17: ÔN TẬP HKI
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
-Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. 
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta 
- Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: Đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như : Địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng. 
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ 
HS hoàn thành tốt: Biết hệ thống lại các kiến thức đã học ở HKI 
II. CHUẨN BỊ: 
- Hình minh họa các bài học SGK , Bản đồ Việt Nam 
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV hướng dẫn HS ôn tập bằng hệ thống câu hỏi sau 
+ Đất nước ta nằm ở khu vực nào của thế giới ?
+ Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào ? 
+ Hãy nêu tên các loại khoáng sản có ở nước ta ? trong đó loại nào có nhiều nhất? 
+ Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm của từng miền ? 
+ Sông ngòi có vai trò như thế nào đối với nước ta ? ( (hs hoàn thành tốt) ) 
+ Vùng biển Việt Nam có đặc điểm như thế nào ? 
+ Biển có vài trò như thế nào đối với nước ta ? ( (hs hoàn thành tốt) ) 
+ Nước ta có mấy loại đất chính, mấy loại rừng chính, đó là những loại nào ? 
+ Để bảo vệ rừng người dân và nhà nước ta đã làm gì ? ( (hs hoàn thành tốt) ) 
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á ? 
+ Nêu hậu quả của việc gia tăng dân số ? 
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc, dân tộc nào có số dân đông nhất, sống chủ yếu ở đâu ? 
+ Loại cây nào được trồng nhiều nhất ở vùng đồng bằng ? 
+ Kể tên một số loại vật nuôi ở nước ta ? 
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra ở vùng nào ? 
+ Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân ta ? ( (hs hoàn thành tốt) ) 
+ Nước ta có những loại hình giao thông nào ? 
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta ? 
+ Nêu một số điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta ? ( (hs hoàn thành tốt) ) 
+ Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta
+ Chỉ được một số dãy núi, đồng bằng , sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ ( (hs hoàn thành tốt) ) 
+ Nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á 
+ Hướng Tây Bắc- Đông Nam và Hình cánh cung 
+ Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô xit, vàng, a pa tít, .than đá có nhiều nhất 
+ Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn, miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt 
+ Bồi đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng , ngoài ra sông còn là đường thủy quan trọng, là nguồn cung cấp thủy điện, cung cấp nước, cung cấp thủy sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân 
+ Không bao giờ đóng băng, miền Bắc và miền Trung hay có bão, nước biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống thấp 
+ Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng, ven biển có nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn 
+ Đất phù sa và đất phe ra lít, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn 
+ Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng , tuyên truyền hỗ trợ người dân trồng rừng, nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ các biện pháp canh tác lạc hậu 
+ Đứng hàng thứ 3 sau In đô nê xi a và phi lip pin
+ Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, trật tự xã hội có nguy cơ, đời sống gặp nhiều khó khăn
+ 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm đông nhất, sống ở đồng bằng và ven biển 
+ Cây lúa là chủ yếu 
+ Trâu, bò, gà, vịt, lợn,..
+ Chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển 
+ Tạo ra đồ dùng cần thiết

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_17_ban_2_cot.doc