Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 8 - Số thập phân bằng nhau (tiếp theo)
Biết tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng phân tích, dối chiếu các thông tin về bệnh gan A.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
* GDMT: Có ý thức trong việc gìn giữ mội trường.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
sung. 3-4 HS đọc. - Quan sát tranh. Theo dõi ****************************** HĐNG: Đọc thơ, làm thơ về bạn bè I. MỤC TIÊU - Qua các bài thơ sưu tầm, những vần thơ tự sáng tác. HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè. - Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các bài thơ có nội dung về bạn bè. - Giấy ô li hoặc giấy A4 , bút màu. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước 1 – 2 tuần GV phổ biến cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động và các quy định chung: + Nội dung: Sưu tầm hoặc tự sáng tác một bài thơ có nội dung về tình bạn; về tình cảm của mình đối với bạn trong lớp, trong trường, hay bạn cũ; về tấm gương đối xử tốt với bạn bè, + Hình thức trình bày: Viết trên giấy HS hoặc khổ giấy A4 để dễ trang trí. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí đẹp. Ghi rõ tên tác giả. + Đối tượng tham gia: Tất cả HS trong lớp. + Thời gian nộp bài: trước buổi sinh hoạt tới từ 1 – 2 ngày. + Mỗi tổ chuẩn bị 1 – 2 tiết mục văn nghệ. + Chọn (cử) người điều khiển chương trình. - Chuẩn bị của HS: + Sưu tầm các bài thơ. + Sáng tác các bài thơ (từ 4 dòng trở lên). Các bài thơ này ghi rõ họ tên, lớp, năm học. + Trình bày và trang trí bài thơ vào khổ giấy theo quy định. + Mỗi tổ chọn từ 2 – 3 bạn đọc thơ trước lớp. + Tập các tiết mục văn nghệ. Bước 2: Đọc thơ - MC giới thiệu ý nghĩa và thông qua chương trình. - Văn nghệ chào mừng. - MC mời các HS đại diện cho các tổ lên đọc các bài thơ sưu tầm/ sáng tác. Sau khi đọc xong, người đọc trao bài thơ cho GV. - MC, GV và các khán giả có thể hỏi, trao đổi với tac 1gia3/ người đọc thơ về nội dung, ý nghĩa, xuất xứ của bài thơ. - Lưu ý, nên bố trí các tiết mục văn nghệ xen kẽ giữa các phần trình bày thơ. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - MC cùng cả lớp bình chọn những bài thơ hay nhất, người đọc thơ hay nhất. - GV khen ngợi các giọng đọc hay và “các nhà thơ tương lai” đã đem đến cho lớp một buổi nghe thơ bổ ích thú vị. Tất cả các bài thơ của cả lớp sẽ được đóng thành tập san Tư liệu để lưu giữ những cảm xúc trong sáng về tình bạn. - Tuyên bố kết thúc buổi đọc thơ. Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2013 Toán: Luyện tập I. Mục tiêu - Biết so sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (BT1, BT2). - Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của số thập phân (BT3. BT4a). - HS khá giỏi làm toàn bộ 4 bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm và bảng con. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS: + Nêu cách so sánh hai số thập phân. + Làm lại bài tập 3 trong SGK. - Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới - Giới thiệu: Các bài tập thực hành trong tiết Luyện tập sẽ giúp các em củng cố kiến thức về so sánh hai số thập phân đã học trong tiết trước. - Ghi bảng tựa bài. * Thực hành - Bài 1 Rèn kĩ năng so sánh hai số thập phân + Nêu yêu cầu bài 1. + Ghi bảng lần lượt từng câu số, yêu cầu thực hiện . + Nhận xét, sửa chữa. 84,2 > 48,19 ; 47,5 = 47,500 6,843 89,6 - Bài 2 : Rèn kĩ năng sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện. + Nhận xét, sửa chữa. 4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02 - Bài 3 : Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của số thập phân + Nêu yêu cầu bài. + Hỗ trợ HS: Xác định vị trí của chữ số x và chữ số tương ứng cùng hàng với chữ số x trong số 9,718 rồi tìm giá trị của chữ số x sao cho 9,7x8 < 9,718. + Yêu cầu làm vào vở và nêu kết quả. + Nhận xét, sửa chữa. X < 1 nên X = 0 - Bài 4 : Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của số thập phân + Nêu yêu cầu bài. + Hỗ trợ HS: . x là số tự nhiên. . x phải bé hơn 0,9 và lớn hơn 1,2 (bài 4a) + Yêu cầu làm vào vở bài 4a, HS khá giỏi làm bài 4a, b; nêu kết quả và giải thích. + Nhận xét, sửa chữa. a/ X = 1 * b/ X = 65 4. Củng cố - Yêu cầu nhắc lại cách so sánh hai số thập phân. - Chốt lại nội dung bài. - Tổ chứa cho HS chơi trò chơi “ Tính nhanh, tính đúng”. Tổng kết trò chơi. 5. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 4 bài trong SGK. - Chuẩn bị bài Luyện tập chung. - Hát vui. - HS thực hiện theo yêu cầu. Nhận xét. - Lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - Xác định yêu cầu. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét và đối chiếu kết quả. - 2 HS đọc to. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Xác định yêu cầu. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Xác định yêu cầu. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Tiếp nối nhau nêu. - Học sinh chơi trò chơi. *************** Tập đọc: Trước cổng trời I. Mục đích, yêu cầu - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của các dân tộc. - Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 trong SGK và thuộc lòng những câu thơ em thích. HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ ghi khổ thơ 2. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Hỏi lại tựa bài tiết trước. - Yêu học sinh đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi sau bài. - Nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét chung. 3. Bài mới - Giới thiệu: Dọc theo chiều dài đất nước ta, mỗi nơi đều có cảnh đẹp riêng biệt. Bài thơ Trước cổng trời sẽ cho các em thấy cảnh đẹp nên thơ của vùng núi cao và cuộc sống thanh bình của các dân tộc nơi đây. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài. - Giới thiệu tranh minh họa. - Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 khổ thơ trong bài. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó. - Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài. - Đọc mẫu. b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi giáo viên chốt lại ý đúng từng câu hỏi. + Vì sao địa điểm trong bài được gọi là"Cổng trời" ? + Đó là đèo ngang giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, tạo cảm giác như đi lên cổng trời. + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài ? + Trong những cảnh vật được miêu tả trong bài, em thích nhất cảnh nào, Vì sao ? + Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên ? + Vì có hình ảnh con người. Gọi học sinh nêu nội dung bà. Giáo viên nhận xét chốt lại và ghi bảng. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài. - Hướng dẫn đọc diễn cảm: + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc. + Đọc mẫu đoạn 2 với giọng sâu lắng, ngân nga. + Tổ chức thi đọc diễn cảm với từng đối tượng phù hợp với nhau. + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. - Tổ chức thi đọc thuộc lòng: + Yêu cầu đọc nhẩm những câu thơ mình thích theo cặp. + Tùy theo từng đối tượng, yêu cầu thi đọc thuộc lòng trước lớp. + Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố - Gọi học sinh nêu lại tựa bài. - Gọi học sinh đọc bài và nêu dung bài. - Giáo dục học sinh: - Đất nước chúng ta nơi nào cũng đẹp, người dân chăm chút mảnh đất của mình thêm giàu, thêm đẹp và cuộc sống thêm ấm no. 5. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Thuộc lòng những câu thơ mình thích và trả lời các câu hỏi sau bài. - Chuẩn bị bài Cái gì quý nhất ? - Hát vui. - Học sinh trả lời. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - 1 HS đọc to. - Quan sát tranh, ảnh. - Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn. - Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. - HS khá giỏi đọc. - Lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu: - Thảo luận nhóm đôi trả lời. - Nhận xét bổ sung. + HS khá giỏi tiếp nối nhau phát biểu. + Phát biểu theo cảm nhận của từng HS. - Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời. Học sinh nêu và đọc lại. - HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm. - Chú ý. - Lắng nghe. - Xung phong thi đọc. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. - Thực hiện theo yêu cầu. - Xung phong thi đọc thuộc lòng. Học sinh nêu lại. Học sinh đọc và nêu lại nội dung bài. Lắng nghe. ************************* Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ đã nêu ở BT1. - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3). - HS khá giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3. II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Hỏi lại tựa bài tiết trước. - Yêu cầu HS thực hiện BT3, 4 trang 78 SGK. - Nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét chung. 3. Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ tập phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cũng như hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nghiều nghĩa qua bài Luyện tập về từ nhiều nghĩa. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn làm bài tập: - Bài 1: + Yêu cầu đọc bài tập 1. + Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi. + Yêu cầu trình bày. + Nhận xét, chốt lại ý đúng: a) Từ chín ở câu 1 và 3 là từ nhiều nghĩa và là từ đồng âm với câu 2. b) Từ đường ở câu 2 và câu 3 là từ nhiều nghĩa và là từ đồng âm với câu 1. c) Từ vạt ở câu 1 và 3 là từ nhiều nghĩa và là từ đồng âm với câu 2. - Bài 2: + Yêu cầu đọc bài tập 2. + Yêu cầu suy nghĩ và trình bày kết quả. + Nhận xét, chốt lại ý đúng: a) Từ xuân (mùa xuân) chỉ mùa đầu tiên trong bốn mùa. Từ xuân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp. b) Từ xuân có nghĩa là tuổi. - Bài 3: + Yêu cầu đọc bài tập 3. + Hướng dẫn: . Trong câu văn được đặt phải có tính từ quy định (cao, nặng, ngọt). . Dựa vào nghĩa phổ biến của từ để đặt câu. . Chọn một tính từ đặt câu để phân biệt nghĩa , HS khá giỏi đặt câu để phân biệt nghĩa của mỗi tính từ. + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện và trình bày kết quả. + Nhận xét, sửa chữa. 4. Củng cố : - Hỏi lại tựa bài vửa học. -.Hỏi học sinh thế nào là từ nhiều nghĩa và cho ví dụ. - Nhận xét chốt lại nội dung bài: Từ một nghĩa gốc, có thể có nhiều nghĩa chuyển. Do vậy, để hiểu nghĩa của một từ, ta cần đặt từ đó vào một nghĩa cảnh cụ thể. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Làm lại các bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên. - Hát vui. - HS trả lời. - 2 HS lên bảng làm bài tập. - Nhận xét bạn. - Lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to. - Thực hiện theo yêu cầu. - Tiếp nối nhau trình bày. - Nhận xét, góp ý. - 2 HS đọc to. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - Chú ý. - Thực hiện và trình bày theo yêu cầu. - Nhận xét, góp ý. Học sinh trả lời. Học sinh nêu lại và cho ví dụ. Theo dõi lắng nghe. ************************* Địa lí: Dân số nước ta I. Mục đích, yêu cầu - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam: + Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân nhất thế giới. + Dân số nước ta tăng nhanh. - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế. - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số. - Thấy được sự cần thiết phải sinh ít con trong mỗi gia đình. - HS khá giỏi nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương. *GDMT: HS hiểu được sự gia tăng dân số là một trong những sức ép mạnh mẽ dối với môi trường. Nó sẽ làm cho môi trường có nhiều tác hại xấu II. Đồ dùng dạy học - Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004.(SGK) - Biểu đồ tăng dân số của Việt Nam. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ Hỏi lại tựa bài tiết trước - Yêu cầu thực hiện BT2 trong bài Ôn tập SGK. - Nhận xét, ghi điểm. - Nhận xét chung. 3. Bài mới - Giới thiệu: Dân số nước ta có đặc điểm như thế nào và mật độ dân số ra sao ? Bài Dân số nước ta sẽ giúp các em hiểu về điều này. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1 : Dân số - Yêu cầu quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và thảo luận câu hỏi theo nhóm đôi: Năm 2004, nước ta có dân số là bao nhiêu, đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ? - Yêu cầu trình bày trước lớp. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. * Hoạt động 2: Gia tăng dân số - Yêu cầu quan sát biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: + Cho biết dân số nước ta qua từng năm. + Nêu nhận xét về sự tăng dân số của nước ta. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. * Hoạt động 3: Thảo luận - Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu thảo luận câu hỏi: Dân số tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì ? - Yêu cầu trình bày kết quả. - Yêu cầu HS khá giỏi nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương. - Nhận xét và kết luận. - Ghi bảng nội dung ghi nhớ và yêu cầu đọc lại. 4. Củng cố - Hỏi lại tựa bài. - Giáo viên nêu các câu hỏi cuối bài và gọi học sinh trả lời. Nhận xét chốt lại và kết hợp giáo dục học sinh. - GDHS: Các em đã biết những hậu quả của việc dân số tăng nhanh. Từ đó các em cũng sẽ hiểu được vì sao Nhà nước ta khuyến cáo người dân phải kế hoạch hóa gia đình. Đó cũng là biện pháp nhằm hạn chế sự gia tăng dân số của nước ta đồng thời cũng nhằm mục đích bảo vệ môi trường một cách thiết thực.. 5. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài đã học và vận dụng những điều đã học vào thực tế. - Chuẩn bị bài Các dân tộc, sự phân bố dân cư. - Hát vui. - Học sinh trả lời. - HS thực hiện bài tập. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - Quan sát bảng số liệu và thảo luận theo nhóm đôi. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Nhận xét, bổ sung. - Quan sát biểu đồ dân số, thảo luận và nối tiếp nhau trình bày. - Nhận xét, bổ sung. - Đại diện nhóm điều khiển nhóm hoạt động. - Đại diện nhóm tiếp nối trình bày. - HS khá giỏi nối tiếp nhau phát biểu. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời câu hỏi Theo dõi lắng nghe. Kể chuyện : Kể chuyện đã nghe, đã đọc. I. Mục tiêu - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Biết trao đổi về trách nhiệm của con người với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - HS khá giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. * GDMT: - HS kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Qua đó, mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. II. Đồ dùng dạy học - Sưu tầm một số sách, truyện nói về quan hệ giữa người với thiên nhiên: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, sách truyện đọc. - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu kể lại theo tranh 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện đã nghe, đã đọc về quan hệ giữa con người với thiên nhiên qua tiết Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn hiểu yêu cầu đề bài - Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên để HS xác định đúng yêu cầu đề bài. - Yêu cầu đọc 3 gợi ý. - Hướng dẫn: + Gợi ý 1 có những câu chuyện các em đã được học về đề tài này với tác dụng giúp các em hiểu được yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, HS khá giỏi nên tìm những câu chuyện ngoài SGK để kể. - Yêu cầu giới thiệu câu chuyện sẽ kể. * Thực hành kể chuyện, trao đổi nội dung câu chuyện - Nhắc nhở HS: kể tự nhiên theo trình tự hướng dẫn như trong gợi ý 2; với những câu chuyện dài, các em chỉ kể 1-2 đoạn, phần còn lại sẽ kể tiếp vào giờ chơi hoặc cho bạn mượn sách về đọc. a) KC trong nhóm - Yêu cầu kể theo cặp và trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - Quan sát cách kể chuyện của HS, sửa chữa, uốn nắn. b) Kể trước lớp: - Yêu cầu HS ở các trình độ khác nhau thi kể chuyện trước lớp và trao đổi nội dung, ý nghĩa với bạn. - Treo bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá. - Ghi tên HS và tên truyện được kể lên bảng. - Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn: + Nội dung truyện có hay và mới không ? + Cách kể chuyện. + Khả năng hiểu chuyện của người kể. 4. Củng cố - Yêu cầu HS khá giỏi thảo luận và trình bày câu hỏi: *GDMT: - Chúng ta cần làm gì để thiên nhiên tươi đẹp mãi ? - Nhận xét và chốt lại ý đúng: - GDHS: Để thiên nhiên mãi tươi đẹp, mỗi người chúng ta phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên luôn trong sạch. 5. Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK để chuẩn bị cho tiết Kể chuyện được chứng kiến hay tham gia. - Hát vui. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Lớp nhận xét. - Lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to đề bài, lớp chú ý. - Nêu đề bài. - Tiếp nối nhau đọc. - Chú ý. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - Chú ý. - Hai bạn ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe và cùng trao đổi câu chuyện. - Xung phong thi kể trước lớp. - Nêu câu hỏi chất vấn để trao đổi nội dung, ý nghĩa với bạn. - Chú ý. - Dựa vào tiêu chuẩn để nhận xét và góp ý. - HS khá giỏi thảo luận và trình bày. ************************* Ôn luyện Tiếng Việt: Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Học sinh biét lập dàn ý cho đề văn tả cảnh trên. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập dàn ý. - Giáo dục cho học sinh có thói quan lập dàn ý trước khi làm bài viết. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. - Học sinh ghi lại những điều đã quan sát được về vườn cây hoặc cánh đồng. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. a).Hướng dẫn học sinh luyện tập. - Giáo viên chép đề bài lên bảng, gọi một học sinh đọc lại đề bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài. * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài : H : Đề bài thuộc thể loại văn gì? H : Đề yêu cầu tả cảnh gì? H : Trọng tâm tả cảnh gì? - Giáo viên gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài. * Hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề bài. - Cho 1 HS dựa vào dàn bài chung và những điều đã quan sát được để xây dựng một dàn bài chi tiết. * Gợi ý về dàn bài: a) Mở bài: giới thiệu chung về vườn cây vào buổi sáng. b) Thân bài : - Tả bao quát về vườn cây: + Khung cảnh chung, tổng thể của vườn cây. + Tả chi tiết (tả bộ phận). Những hình ảnh luống rau, luống hoa, màu sắc, nắng, gió c) Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em về khu vườn. - Cho HS làm dàn ý. - Gọi học sinh trình bày dàn bài. - Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét ghi tóm tắt lên bảng. 4.Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho hoàn chỉnh để tiết sau tập nói miệng. - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - Văn miêu tả, kiểu bài tả cảnh. - Vườn cây buổi sáng - Đề bài : Tả cảnh một buổi sáng trong vườn cây ( hay trên một cánh đồng). - HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. - HS làm dàn ý. - HS trình bày dàn bài. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau Ôn luyện Tiếng Việt: Luyện tập từ đồng âm và từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tốt. - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 5 TUAN 8CKTKN.doc