Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 8 - Luyện tập chung
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS có tiến bộ, những HS lập dàn ý tốt, viét được những đoạn văn hay.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu ôn luyện và cố gắng hơn trong tiết TLV sau.
Tuần 8 Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014 Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Biết: - Đọc, viết ,sắp xếp thứ tự các số thập phân. - Tính bằng cách thuận tiện II. Chuẩn bị - Vở BT, SGK III. Các hoạt động dạy học . 1-Kiểm tra bài cũ Gọi HS chữa bài tập ở nhà 2-Hướng dẫn HS luyện tập Hoạt động 1: Cách đọc, viết , so sánh số thập phân - Cho HS lấy VD về số thập phân và nêu + Cách đọc , cách viết số thập phân - Cho HS nêu so sánh số thập phân + Có phần nguyên bằng nhau + Có phần nguyên khác nhau Bài 1: HS làm bài, gọi HS nêu kết quả viết số thập phân GV viêt lên bảng lớp , HS nhận xét Chữa bài, nhận xét Bài 3: HS đọc đề , giải thích cách làm , HS tự làm bài. Khi chữa bài nên cho HS giải thích cách làm, chẳng hạn, phần a cả bốn số đều có phần nguyên là 74 thì cách so sánh là ta so sánh tùng hàng của phần thập phân . Từ đó xếp các số theo thứ tự lớn dần. Hoạt động 2 : Ôn cách viết phân số thành số thập phân Bài 2 : GV giúp HS phân tích mẫu HS làm theo mẫu 1 bài sau đó làm bài Gọi HS lên bảng làm bài GV cùng cả lớp chữa bài, nhận xét 3-Củng cố dặn dò : Nhận xét chung tiết học Tuyên dương HS có tiến bộ. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I - Mục đích yêu cầu: - Lập dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp của địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.. - Dựa vào dàn ý ( thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. II- Chuẩn bị: - Một số tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước. III. Các hoạt động dạy - học A - Kiểm tra bài cũ HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước (đã viết ở tiết TLV trước, về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh). GV nhận xét, bổ sung B Bài mới: 1-Giới thiệu bài - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của cả lớp - quan sát một cảnh đẹp của địa phương, ghi lại những điều quan sát được. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1 - GV nhắc HS: + Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ ba phần mở bài - thân bài - kết bài. + nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh, có thể tham khảo bài quang cảnh làng mạc ngày mùa (SGK tr.10); nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo Thời gian, tham khảo bài Hoàng hôn trên sông Hương (SGK tr.11 - 12) - HS lập dàn ý .- GV nhận xét một số bài . Bài tập 2 - HS xác định YC của BT. - GV nhắc HS: + Nên chọn 1 đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn. + Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó. + Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động. + Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết. - HS viết đoạn văn - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. GV chữa bổ sung cho đoạn viết của một số HS, đánh giá cao những đoạn tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS có tiến bộ, những HS lập dàn ý tốt, viét được những đoạn văn hay. - Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu ôn luyện và cố gắng hơn trong tiết TLV sau. Lịch sử: Xô Viết Nghệ - Tĩnh I. Mục tiêu - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An. Ngày 12 – 9 – 1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ – Tĩnh. - Biết một số biểu hiện xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: +) Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh nhân dân dành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. +) Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lý bị xoá bỏ. +) Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ. II. Chuẩn bị: - Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện) - Lược đồ hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam. - Phiếu học tập cảu HS - Tư liệu lịch sử liên quan đến thời kì 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh. III. Các hoạt động dạy – học: 1-Kiểm tra bài cũ 2-Dạy bài mới Hoạt động1: Làm việc cả lớp - GV có thể giới thiệu bài, kết hợp với sử dụng bản đồ - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS: + Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ -Tĩnh trong những năm 1930 - 1931 (tiêu biểu cho sự kiện 12 - 9 - 1930). + Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng. + ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV cho HS đọc SGK, sau đó GV tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 ; nhấn mạnh: Ngày 12 - 9 là ngày Xô viết Nghệ - Tĩnh. - GV nêu sự kiện theo diễn ra trong năm 1930. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm - GV nêu câu hỏi: Những năm 1930 - 1931, trong các thon xã ở Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô Viết đã diễn ra điều gì mới ? - HS đọc SGK, sau đó ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV yêu cầu một vài học sinh dựa vào kết quả làm việc của mình để trả lời câu hỏi. Gợi ý trả lời: + Không hề xảy ra trộm cướp + Chính quyền cách mạng bãi bỏ những phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan để áp phá nạn rượu chè, cờ bạc,... - GV trình bày tiếp: Bọn đế quốc phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man, chúng điều thêm binh lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sỹ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết, đến giữa 1931, phong trào lắng xuống. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp - GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh có ý nghĩa gì: - GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận: + Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động. + Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Kĩ thuật Nấu cơm (tiết 2) I-Mục tiêu: HS cần phải: -Biết cách nấu cơm. -Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. II-Đồ dùng: gạo tẻ,nồi nấu cơm,bếp dầu hoặc bếp ga du lịch. III-Hoạt động dạy học: A-Bài cũ: -Có mấy cách nấu cơm chủ yếu? -Hãy nêu cách nấu cơm bằng soong ,nồi trên bếp? B-Bài mới: HĐ 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. -HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1. -Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 SGK. -HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện và nấu cơm bằng bếp đun? -HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện: +Xác định lượng nước để cho vào nồi nấu cơm. +Cách san đều mặt gạo trong nồi. +Lau khô đáy nồi trước khi nấu cơm. HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập. IV-Củng cố,dặn dò: -GV nhận xét ý thức học tập của HS. -Về nhà giúp gia đình nấu cơm. -Đọc trước bài : Luộc rau. Tiếng Anh Cô Anh Minh dạy
File đính kèm:
- Giao an lop 5Tuan 8 thu nam.doc