Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 7 - Tiết 1 - Luyện tập chung

- GV hướng dẫn HS nêu nhận xét về số thập phân để rút ra: số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân

- HS nối tiếp đọc lại nội dung cần ghi nhớ

HĐ3 (25 phút): Thực hành

*Bài 1: - GV nêu yêu cầu BT1, tự làm và nêu miệng kết quả

- HS nối tiếp đọc từng số thập phân

- GV chốt ý đúng, ghi bảng

* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập, GV ghi lên bảng

 

doc20 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 7 - Tiết 1 - Luyện tập chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,3,4 trang 29 SGK, thảo luận N2 với nội dung:
 + Chỉ và nói về nội dung của từng hình
 + Nêu tác dụng của từng việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
HS thảo luận theo N2, nối tiếp nêu kết quả.
GV nhận xét, chốt ý đúng rút ra cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Liên hệ : Ở nhà em thường diệt muỗi bằng cách nào?
GV: Giữ sạch nơi ở tránh không cho muỗi sinh sản để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết và cũng nhằm bảo vệ môi trường sống.
HĐ5 (1 phút): Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
Dặn học ở nhà.
Tiết 4 Lịch sử
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kỳ cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.
II- ĐỒ DÙNG: Ảnh trong SGK
III- CÁC HOẠT ĐỘNG:
A)Bài cũ( 3 phút): Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
B)Bài mới: 
HĐ1(5 phút): Làm việc cả lớp:
- GV giới thiệu bài
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
 + Đảng ta thành lập trong hoàn cảnh nào?
 + Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập đảng?
 + Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? 
 HĐ2 (10 phút): Làm việc theo nhóm:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về việc thành lập Đảng
+ GV giới thiệu về ba tổ chức Đảng, về tình hình nước ta lúc bấy giờ
+ Hỏi: Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu gì? ( sớm hợp nhất các tổ chức đảng, thành lập một Đảng duy nhất)
 + Ai là người làm được điều đó? Vì sao?
 - Gv nhận xét, bổ sung
 HĐ3 (10 phút): Làm việc cá nhân:
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về hội nghị thành lập Đảng
HS đọc SGK trình bày theo hiểu biết của mình
Cả lớp nhận xét, bổ sung 
GV nhận xét, chốt ý đúng
 HĐ4 (10 phút): Làm việc cả lớp
Hỏi: Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
HS trả lời, GV chốt ý đúng ; nhấn mạnh ý nghĩa của việc thành lập Đảng
HĐ5 (2 phút): Củng cố, dặn dò
GV nhấn mạnh những nội chính cần nắm
HS nối tiếp nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2014
Tiết 1 Toán 
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I- MỤC TIÊU: Giúp HS 
- Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng đơn giản)
- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A)Bài cũ( 3 phút): - Một HS lên bảng giải BT4
 - 1 gấp bao nhiêu lần ? . Muốn biết ta làm thế nào?
B) Bài mới: 
HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2(10 phút): Giới thiệu khái niệm về số thập phân
- HS quan sát bảng và SGK nêu nhận xét từng hàng trong bảng theo N2.
- Hỏi HS để rút ra : 1 dm = m
- GV: 1 dm hay m còn được viết thành 0,1m ( GV viết 0,1m lên bảng 
 -Tương tự với 0,01m; 0,001m.
- Yêu cầu HS nêu các phân số thập phân có tử số là 1: ; ; từ đó giới thiệu 0,1; 0,01; 0,001
- GV hướng dẫn HS đọc: không phẩy một (0,1); giúp HS tự nêu: 0,1 = 
- Tương tự giới thiệu 0,01; 0,001
HĐ2 (25 phút): Thực hành 
*Bài 1:
- GV nêu yêu cầu BT1, viết tia số lên bảng
- HS nối tiếp đọc phân số thập phân và số thập ở từng vạch trên tia số 
- GV chốt ý đúng, ghi bảng
- Tương tự bài a, HS tự làm bài b vào vở.
* Bài 2: 
 - HS nêu yêu cầu bài tập, GV ghi lên bảng
 Hỏi: 7 dm = ? m ( HS nêu, GV ghi vào chỗ chấm); viết m dưới dạng số thập phân ( HS nêu, GV ghi: 7 dm = m = 0,7 m
- HS làm miệng, nối tiếp nêu kết quả, GV nhận xét ghi kết quả vào chỗ chấm
* Bài 3: GV bảng như SGK lên bảng phụ cho 1 HS chữa bài cả lớp làm vào vở cùng với bài 1b, 2
- GV chấm chữa bài.
HĐ4 (1 phút): Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học
- Nhận xét giờ học, dặn học ở nhà.
Tiết 2 Luyện Tiếng Việt
LUYỆN TẬP TỪ NHIỀU NGHĨA
I- MỤC TIÊU:
- Luyện tập, củng cố về từ nhiều nghĩa
- Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa (Nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng.
- Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HĐ1: Củng cố lý thuyết: 
- Gọi hs nối tiếp nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ.
- Hs phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa qua các ví dụ cụ thể.
HĐ2: Thực hành
1) Cho học sinh đố nhau nối tiếp tìm các từ có nghĩa gốc chỉ các bộ phận trên cơ thể người.
- Từ các nghĩa gốc đó hs thi trong nhóm tìm các từ có nghĩa chuyển là danh từ hoặc tính từ.
2) HS làm thêm vào vở:
Bài 1: Từ ngữ nào chứa từ có nghĩa chuyển có trong các dòng sau:
a, Cái lưỡi, lưỡi liềm, đau lưỡi, thè lưỡi
b, Nhổ răng, răng kưa, răng hàm, khoa răng hàm mặt.
c, Mũi dao, nhỏ mũi, ngạt mũi, thính mũi.
Bài 2 (Dành cho học sinh khá giỏi): Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
- Hoa cúc Vàng
- Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
- Tấm lòng vàng.
* HS đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- HĐ3 (1 phút): Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tiết 3 Chính tả 
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
I- MỤC TIÊU:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương
- Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi iê, ia.
II- ĐỒ DÙNG Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3,4
III- CÁC HOẠT ĐỘNG
A)Bài cũ (3 phút): HS viết các tiếng có nguyên âm đôi: ưa, ươ và nêu qui tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó.
B)Bài mới: 
HĐ1 (1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2 (25 phút): Hướng dẫn HS nghe – viết:
- Hai HS nối tiếp đọc bài viết 
- GV hướng dẫn HS lưu ý một số từ dễ viết sai: mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót.
- GV đọc bài cho HS viết ( chú ý sữa cách cầm bút cho Thành)
- GV đọc cho HS soát lỗi
- Chấm, chữa lỗi cho HS. Lưu ý một số lỗi phổ biến 
HĐ3 (10 phút): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- HS nêu yêu cầu BT2
- HS nối tiếp nêu vần cần điền: iêu
- Cả lớp nhận xét, nối tiếp đọc các câu vừa điền
- GV chốt ý đúng.
- GV nêu yêu cầu BT3, hướng dẫn HS hoàn thành các thành ngữ, bằng cách điền ia hoặc iê.
- HS làm bài tập vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ, sau đó chữa bài 
- Cả lớp nhận xét, GV chốt ý đúng, giúp HS hiểu nghĩa các thành ngữ và học thuộc thành ngữ.
- HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ vừa điền
HĐ4 (1 phút): Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét giờ học, dặn học ở nhà
Tiết 4 Kể chuyện
CÂY CỎ NƯỚC NAM
I- MỤC TIÊU:
- Rèn kỷ năng nói: Dựa vào lời kể của GV, và tranh minh họa trong SGK, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kỷ năng nghe: Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện; theo dõi bạn kể, nhân xét đúng lời kể của bạn.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG
Bài cũ( 4 phút): Kể lại chuyện tuần trước: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Bài mới
HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2( 5 phút): GV kể chuyện.
- GV kể lần 1
- Gv kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa
- Viết một số tên thuốc quý lên bảng, giúp HS hiểu nghĩa một só từ khó: trưởng tràng; dược sơn
HĐ3 (30 phút): Hướng dẫn HS kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Ba HS đọc yêu cầu 1,2,3 của bài tập.
- Kể chuyện theo N2: HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. Cả nhóm trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp: HS thi kể trước lớp, chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
HĐ5 (1 phút): Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung câu chuyện 
- Dặn học ở nhà 
 Thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 2014
Buổi sáng 
Tiết 1 Tập đọc
TIẾNG ĐÀN BA LA LAI CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I- MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kỳ vĩ của công trình thủy điện sông Đà
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên. 
II- ĐỒ DÙNG: Ảnh về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG
A) Bài cũ (3 phút): HS đọc bài : Những người bạn tốt. 
B) Bài mới: 
 HĐ1 (1 phút): Giới thiệu bài
 HĐ2 ( 35 phút): Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
 a)Luyện đọc: 
 - HS nối tiếp đọc bài thơ: mỗi em một khổ thơ; GV kết hợp hướng dẫn HS hiểu các từ ở phần chú thích.
- HS quan sát tranh minh họa bài đọc; GV giới thiệu về công trình thủy điện Hòa Bình.
- HS đọc theo cặp, GV theo dõi giúp đỡ những em đọc yếu; kết hợp giải nghĩa thêm một số từ: Cao nguyên; trăng chơi vơi ( trăng một mình sáng tỏ giữa cảnh trời nước bao la)
- Một HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài thơ
b) Tìm hiểu bài:
 - HS đọc thầm bài thơ tìm hiểu: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động?
 - HS thảo luận N2 nêu ý kiến.
 - GV : + Tỉnh mịch: Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/ những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ/
 + Sinh động: Có tiếng đàn cô gái Nga; có dòng sông lấp loáng ánh trăng; có những sự vật được nhân hóa: công trường ngủ say; tháp khoan đang bân ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ 
- HS đọc thầm bài thơ, gạch dưới những hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng? 
- HS nối tiếp nêu ý kiến, GV chốt ý đúng: câu thơ Chỉ có tiếng đàn ngân ngavà khổ thơ cuối bài.
- Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?
- HS đọc bài, nối tiếp nêu ý kiến, cả lớp và GV chốt ý đúng, rút ra nội dung chính của bài.
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
- HS nối tiếp đọc diễn cảm 3 khổ thơ của bài.
- Hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm khổ thơ cuối. Chú ý nhấn giọng ở: nối liền; nằm bỡ ngỡ; chia; muôn ngả; lớn ; đầu tiên
- HS luyện HTL từng khổ thơ; thi đọc thuộc lòng.
HĐ3 (1 phút): Củng cố, dặn dò:
 - Nêu ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét giờ học, dặn học ở nhà. 
Tiết 2 Toán 
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (TIẾP)
I- MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân (dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân.
 - Biết đọc, viết các số thập phân (dạng đơn giản thường gặp).
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A)Bài cũ( 3 phút): - Một HS lên bảng giải BT3
 - Đọc các số đo độ dài dưới dạng số thập phân?
 B) Bài mới: 
HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2(10 phút): Giới thiệu khái niệm về số thập phân:
- GV hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng trong bảng.
- Hỏi HS để rút ra : 2m 7dm hay 2 m được viết thành 2,7 m
- 2,7m đọc: hai phẩy bảy mét
- Tương tự với 8,56m; 0,195m 
- GV giới thiệu: các số 2,7 ; 8,56; 0,195 cũng là số thập phân
- GV hướng dẫn HS nêu nhận xét về số thập phân để rút ra: số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân
- HS nối tiếp đọc lại nội dung cần ghi nhớ 
HĐ3 (25 phút): Thực hành 
*Bài 1: - GV nêu yêu cầu BT1, tự làm và nêu miệng kết quả
- HS nối tiếp đọc từng số thập phân 
- GV chốt ý đúng, ghi bảng
* Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập, GV ghi lên bảng
 - Hướng dẫn HS viết hỗn số thành số thập phân: 5 = 5,9
 Lưu ý : Mẫu số có bao nhiêu chữ số 0 thì phần thập phân có bấy nhiêu chữ số 
 - HS làm miệng, nối tiếp nêu kết quả, GV nhận xét ghi kết quả đúng
 * Bài 3: GV: Bài 3 khác với bài 2 chỗ nào? (ngược lại của bài 2)
- Vậy ở phần thập phân có bao nhiêu chữ số thì mẫu số có bấy nhiêu chữ số 0: 0,004 = 
 - HS làm bài 2, 3 vào vở
 - GV chấm chữa bài.
HĐ4 (1 phút): Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học
- Dặn học ở nhà, chuẩn bị cho bài sau
Tiết 3 Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I- MỤC TIÊU:
- Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn biết cách viết câu mở đoạn .
II- ĐỒ DÙNG: Ảnh minh họa vịnh Hạ Long trong SGK
 Bảng phụ ghi nội dung BT1
III- CÁC HOẠT ĐỘNG
A)Bài cũ ( 3 phút): HS trình bày dàn ý miêu tả cảnh sông nước đã làm ở tiết trước.
B)Bài mới:
HĐ1 (1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2 (35 phút): Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
HS đọc thầm bài Vịnh Hạ Long, trả lời các câu hỏi theo N2
GV giới thiệu một số chi tiết về Vịnh Hạ Long, HS quan sát tranh
Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận
Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung về ý c: Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm đoạn. Xét trong toàn bài, các câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, nối két các đoạn với nhau.
Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập và lưu ý: để chọn đúng câu mở đoạn cần xem những câu đó có nêu được ý bao trùm mỗi đoạn không
- HS tự tìm câu mở đoạn, nối tiếp đọc câu tìm được
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài tập: Viết câu mở đoạn
- HS tự viết câu mở đoạn vào vở
- Lưu ý: Viết xong phải kiểm tra xem câu đó có nêu được ý bao trùm của đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn không.
- Một số HS đọc bài viết của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 
- HS làm bài 1,2,3 vào vở.
HĐ3 (1 phút): Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn HS tiếp tục hoàn thành bài tập ở nhà.
Tiết 4 Khoa học
PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I- MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
 - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
 - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não
 - Thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. 
 - Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II- ĐỒ DÙNG: Thông tin trang 30, 31 SGK
III- CÁC HOẠT ĐỘNG
A)Bài cũ(3 phút): Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?
B)Bài mới:
HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2(10 phút): Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
 Mục tiêu: - Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
 - HS nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
Cách tiến hành:
GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Chia lớp theo N4: Các thành viên trong nhóm lần lượt đọc câu hỏi và câu trả lời trong SGK tr30, tìm câu hỏi và câu trả lời tương ứng
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
HĐ3 (15 phút): Quan sát tranh và thảo luận
Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt.. 
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người
Cách tiến hành:
Yêu cầu cả lớp quan sát H 1, 2, 3, 4 tr 30, 31 thảo luận N2:
+ Chỉ và nói nội dung của từng hình.
+ Nêu tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não.
- HS nối tiếp nêu ý kiến
- GV nhận xét, chốt ý đúng rút ra nội dung chính của bài
- Liên hệ : Ở nhà em thường diệt muỗi bằng cách nào?
- Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não?
GV: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, vệ sinh môi trường xung quanh.
HĐ5 (1 phút): Củng cố dặn dò:
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
Thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2014
Tiết 1 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I- MỤC TIÊU:
- Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả. 
II- ĐỒ DÙNG: Một số bài văn hay, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG:
A)Bài cũ (3 phút): 
- Nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn
- Đọc câu mở đoạn đã làm trong bài tập 3 
 B)Bài mới
HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2(35 phút): Hướng dẫn HS làn bài tập 
- GV yêu cầu HS đưa dàn ý bài văn tả cảnh sông nước đã chuẩn bị để GV kiểm tra
- HS đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài; GV kết hợp ghi đề bài lên bảng
- HS nối tiếp nêu phần định chọn để chuyển thành đoạn văn
- Lưu ý:
+ Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài để viết một đoạn văn?
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm của đoạn 
+ Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
- HS viết đoạn văn.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét bổ sung, cho điểm một số đoạn văn; cả lớp bình chọn bạn có đoạn văn hay nhất. 
HĐ4 (1 phút): Củng cố dặn dò:
Hệ thống nội dung bài học
Dặn về nhà hoàn chỉnh dàn bài.
Tiết 2 Toán
HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I- MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nhận biết tên các hàng của số thập phân (dạng đơn giản thường gặp); quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau.
- Nắm được cách đọc, cách viết số thập phân.
II- ĐỒ DÙNG: Kẻ sẵn bảng trong SGK lên bảng. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG
Bài cũ( 3 phút): - Một HS lên bảng nêu kết quả: = .,; 0,123= 
- Giải thích cách làm. 
 B) Bài mới: 
 HĐ1(1 phút): Giới thiệu bài
 HĐ2(8 phút): Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng và cách đọc, viết số thập phân.
GV hướng dẫn HS quan sát bảng trong SGK, giúp HS tự nêu được:
 + Phần nguyên của số thập phân gồm những hàng nào?
+ Phần thập phân của số thập phân gồm những hàng nào?
+ Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau hoặc bằng ( tức 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
- HS nối tiếp nhắc lại 
- GV hướng dẫn để HS tự nêu được cấu tạo của từng phần trong số thập phân rồi đọc số đó.
HĐ3 (28 phút): Thực hành 
 *Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập, tự làm
- HS nối tiếp đọc các số và nêu giá trị của mỗi chữ số ở mỗi hàng.
 *Bài 2:
- HS nối tiếp đọc các số ở bài tập 2. HS viết số theo yêu cầu
- GV chốt ý đúng, củng cố cách viết số thập phân theo yêu cầu.
- Lưu ý HS: Khi viết số, hàng nào không có thì viết 0
Ví dụ: Hai nghìn không trăm linh hai, tám phần trăm: 2002, 08
 * Bài 3:
- HS đọc BT3, nêu yêu cầu bài toán
- Hỏi: Muốn viết dưới dạng hỗn số có phần phân số là phân số thập phân cần lưu ý điều gì? ( Phần thập phân có bao nhiêu chữ số thì mẫu số có bấy nhiêu chữ số 0)
- HS giải bài tập 2, 3 vào vở
- GV chấm chữa bài
HĐ4 (1 phút): Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học, dặn học ở nhà.
Tiết 3 Địa lý
ÔN TẬP
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS:
 - Xác dịnh và mô tả được vị trí địa lý nước ta trên bản đồ
 - Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên bản đồ.
II- ĐỒ DÙNG
 - BĐ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ trống Việt Nam.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A)Bài cũ(3 phút): Nêu đặc điểm của hai loại đất chính ở nước ta?
- Rừng có vai trò gì đối với đời sống của con người?
B)Bài mới:
HĐ1 (1 phút): Giới thiệu bài
HĐ2( 25 phút): Làm việc cá nhân:
 - Yêu cầu HS giở vở vài tập, quan sát lược đồ trống và :
 + Tô màu lược đồ để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam
 + Điền: Trung Quốc, Cam- pu- chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa vào lược đồ.
 - HS kiểm tra kết quả cho nhau theo N2
 - HS nối tiếp trình bày kết quả.
HĐ3 (10 phút): Trò chơi: “ Đối đáp nhanh”
 - GV nêu cách chơi, luật chơi: Đội 1 nối tiếp nêu tên sông, núi hoặc đồng bằng; Đội 2 chỉ nhanh trên bản đồ. Chỉ đúng được 2 điểm, sai thì đội 1 được 2 điểm
- Cả lớp nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc
HĐ4 (1 phút): Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học, dặn học ở nhà.
Tiết 4 Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I- MỤC TIÊU:
- Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. 
- Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ.
II- ĐỒ DÙNG: Vở BTTV
III – CÁC HOẠT ĐỘNG
A)Bài cũ(3 phút): - HS làm bài tập 2 tiết trước.
 - Thế nào là từ nhiều nghĩa? 
B)Bài mới: 
HĐ1 (1 phút): Giới thiệu bài
 HĐ2 ( 35 phút): Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
HS đọc yêu cầu BT1, HS trao đổi theo cặp, tìm lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu. Một HS làm vào bảng phụ
Đại diện các nhóm nêu kết quả, cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- GV: Treo bảng phụ chữa bài 
Bài 2:
GV nêu yêu cầu: Tìm nét nghĩa chung cho tất cả các từ chạy trong bài 1
HS tự tìm theo yêu cầu, nối tiếp nêu ý kiến.
GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3: 
HS đọc các câu đã cho, thảo luận N4 tìm câu chứa từ ăn mang nghĩa gốc
Đại diện nhóm nêu ý kiến, GV chốt ý đúng: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc( ăn cơm)
Bài 4 
GV nêu yêu cầu bài tập: Đặt câu phân biệt nghĩa của các từ đã cho
HS nối tiếp đặt câu với từ đã chọn
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Yêu cầu một số HS khá giỏi giải thích nghĩa của từ trong mỗi câu vừa đặt.
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 vào vở
GV chấm, c

File đính kèm:

  • docbai soan tuan 7 thang 10.doc
Giáo án liên quan