Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 4 - Ôn tập và bổ sung về giải Toán (tiếp)

1.Kiểm tra bài cũ:

GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.

- GV nhận xét và cho điểm HS.

2. Dạy – học bài mới:

2.1.Giới thiệu bài:

- Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài tập có liên quan đến mối quan hệ tỉ lệ đã học ở tiết trước.

2.2.Hướng dẫn luyện tập:

 

doc42 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 4 - Ôn tập và bổ sung về giải Toán (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng tám” (Đồng Sơn) (nếu có điều kiện).
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được:
- Người xưa quan niệm mọi thứ trong đêm Rằm Trung thu đều phải sáng. Vì thế, đèn là một đồ chơi không thể thiếu trong đêm Trung Thu. Có nhiều loại đèn: đèn lồng, đén kéo quân, đén cá chép, đèn ông sao,
- Ngày nay, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình đã khá lên rất nhiều, cha mẹ dễ dàng mua cho con chiếc đèn. Để giúp các em có đôi bàn tay khéo léo và giữ gìn truyền thống làm đồ chơi dân gian, cả lớp sẽ tự làm đèn ông sao để rước trong đêm Rằm Trung thu của toàn trường.
- Một chiếc đèn cần: 10 thanh tre cật, 1 thanh tre dài uống thành vòng tròn bao quanh ông sao, giây thép nhỏ để buộc, giấy bóng kính nhiều màu (giấy màu loại mỏng), một cái que làm cán, kéo, keo dán
- Hướng dẫn HS học hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” (Đồng Sơn). Khuyến khích HS tìm băng nhạc để hát theo.
Bước 2: Hướng dẫn HS làm đèn ông sao
1) Làm khung đèn ông sao
- Tùy theo kích thước to nhỏ của ông sao, cắt 10 thanh tre cật dài bằng nhau.
- Mỗi mặt của đèn là một ông sao năm cánh, cần làm hai ông sao bằng nhau để khi buộc vào mới cân đối. Cách làm ông sao:
+ Lấy 5 thanh tre, Ở đầu thanh tre khía các rãnh nhỏ để có chỗ buộc dây thép.
+ Xếp 5 thanh tre thành hình ngôi sao, đan lại với nhau thật cân đối.
- Buộc hai ngôi sao vào với nhau bằng dây thép nhỏ ở 5 góc ngôi sao để tạo thành 2 mặt sao của đèn.
- Cắt 4 khúc tre nhỏ bằng nhau làm thành chống tạo độ dày cho đèn, một khúc cắt to bản hơn chống ở chỗ hai đường chéo cắt nhau (phía đáy ngôi sao) để đặt nến.
2) Dán đèn
- Dùng giấy bóng kính màu (hoặc giấy màu) dán kín các mặt của hình ông sao. Càng nhiều màu sắc, đèn càng đẹp. Nhớ để chừa 2 lỗ hổng hình tam giác ở mặt dưới và mặt trên để bỏ nến vào và luồn cán sao.
- Trang trí các đường viền ngôi sao bằng giấy màu, chọn màu nổi bật với màu ngôi sao. Cắt các hình họa tiết, hoa, con giống tùy thích để dán lên các mặt sao.
- Dùng một que làm cán đèn sao cho cái que ấy có thể xuyên qua một que chống nhỏ giữ cho cán không tuột khỏi đèn. Có thể buộc dây trên đỉnh đèn, treo cái dây đó vào cái que để rước.
- Uốn một thanh tre nhỏ, dài làm thành một vòng tròn bao quanh ngôi sao. Cắt giấy nhiều màu sắc khac nhau thành những tua nhỏ, dán bao quanh viền vòng tròn.
- Thắp nến bên trong, ánh sáng phát ra làm cho đèn sáng lung linh nhiều màu sắc.
Bước 3: Hoàn thành sản phẩm
- Các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng thời gian quy định. Dán tên vào cán đèn.
- Chăng dây quanh lớp để treo những đèn đã làm xong theo từng khu vực tổ.
Bước 4: Nhận xét – Đánh giá
- GV nhận xét, khen ngợi những đôi bàn tay khéo đã tự làm ra đồ chơi dân gian có ý nghĩa. Có những chiếc đèn đẹp, có những chiếc đèn chưa thật đẹp, tất cả đều đáng được nâng niu và sử dụng nó trong đêm hội rước đèn, vì nó là sản phẩm do chính các em làm ra.
- Cả lớp cùng hát hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” (Đồng Sơn) theo băng nhạc.
Thứ tư, ngày 17 tháng 9 năm 2014
Toán: Ôn tập & bổ sung về giải Toán (tiếp theo)
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng lại giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
- BT cần làm : Bài 1. HS giỏi có thể làm các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bài tập ví dụ viết sẵn trên bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III-Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-Bài cũ 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
-Giới thiệu trực tiếp .
2-Tìm hiểu VD về liên quan tỉ lệ nghịch 
a)VD
- GV viết sẵn nội dung VD lên bảng.
-Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng từ 5 kg lên 10 kg thì số bao gạo như thế nào?
-5kg lên gấp mấy lần thì đựơc 10 kg ?
-20 bao gạo giảm đi mấy lần thì đựơc 10 bao gạo ?
-Khi số kg gạo ở mỗi bao gấp lên 2 lần thì số bao gạo thay đổi như thế nào ?
- GV: Số kg gạo ở mỗi bao gấp lên bao nhiêu lần thì số bao gạo có đựơc lại giảm đi bấy nhiêu lần.
b)Bài toán 
-Hs đọc đề bài SGK, phân tích đề, tự tìm cách giải toán.
3-Luyện tập , thực hành 
Bài 1 :
-Hs đọc đề bài, gv tóm tắt.
10 người: 7 ngày
 ...người: 5 ngày
C-Củng cố , dặn dò :
-Gv tổng kết tiết học.
-Dặn hs về nhà làm ở VBT
-2 hs lên bảng làm bài ở VBT
-Cả lớp nhận xét và sửa bài .
-Số bao gạo giảm từ 20 bao xuống còn 10 bao 
-Gấp lên 2 lần.
-Giảm 2 lần.
-Giảm 2 lần .
*Giải bằng cách rút về đơn vị 
Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày thì cần số người :
 12 × 2 = 24 (người)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần :
 24 : 4 = 6 (người)
Đáp số : 6 người
*Giải bằng cách tìm tỉ số :
Số lần 4 ngày gấp 2 ngày :
4 : 2 = 2 (lần)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày cần :
12 : 2 = 6 (người)
Đáp số : 6 người
Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng làm
Để làm xong công việc trong 1 ngày thì cần: 10 × 7 = 70 (người)
Để làm xong công việc trong 5 ngày thì cần: 70 : 5 = 14 (người)
Đáp số : 14 người
HS Giái lµm thªm c¸c bµi tËp sau
Mét ®éi c«ng nh©n 8 ng­êi söa xong mét ®o¹n ®­êng trong 12 ngµy. BiÕt møc lµm cña mçi ng­êi nh­ nhau. Hái:
 a/NÕu ®éi c«ng nh©n cã 12 ng­êi th× söa xong ®o¹n ®­êng ®ã trong mÊy ngµy?
 b/Muèn söa xong ®o¹n ®­êng trong 6 ngµy th× cÇn cÇn bao nhiªu c«ng nh©n?
********************************
Tập đọc: Bài ca về trái đất
I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc (trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc 1, 2 khổ thơ). Học thuộc ít nhất 1 khổ thơ.
*GD KNS : yêu quê hương, đất nước.
* BVMT : Giữ cho môi trường trái đất xanh, sạch, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của thầy
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc bài những con sếu bằng giấy 
H: Cô bé kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
H: Bài nói lên nội dung gì?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bà:i
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) luyện đọc :
- 1 HS đọc bài.
- Chia đoạn: 3 đoạn theo 3 khổ thơ.
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn thơ.
 + Lần 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm từ khó học sinh hay đọc sai lên bảng.
 + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ Trong SGK.
 + Lần 3: Đọc nối tiếp trong nhóm đôi
- GV đọc mẫu bài thơ.
b) Tìm hiểu nội dung bài:
- HS đọc thầm đoạn 1.
H: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Cho hs đọc thầm khổ thơ 2.
H: Em hiểu 2 câu thơ cuối khổ thơ 2 ý nói gì?
- GV ghi ý 1: Trái đất này là của trẻ em
- Cho hs đọc thầm khổ thơ 3.
H:Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất? 
- GV ghi ý 2: Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
H: 2 câu thơ cuối bài ý nói gì?
H: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
GV ghi ý 3: Mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng
H: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
- GV ghi ý nghĩa bài lên bảng.
 c) Đọc diễn cảm:
- Cho hs nêu cách đọc diễn cảm toàn bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- HD hs đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS đọc theo cặp.
- Đại diện 3 cặp thi đọc.
- HS đọc thuộc lòng theo cặp.
- HS thi đọc thuộc lòng tiếp nối.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài và đọc trước bài một chuyên gia máy xúc.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nghe, đọc thầm bài thơ.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc từ khó. 
- HS đọc 
- HS nêu chú giải.
- Lớp đọc thầm đoạn
+ Trái đất như quả bóng xanh giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh chim hải âu vờn trên sóng biển.
+ Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng, nhưng đều thơm và quý, như mọi người trên thế giới dù là da vàng, da trắng, da đen đều có quyền bình đẳng, tự do như nhau, đều đáng quý đáng yêu.
+ Chúng ta phải cùng nhau chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom H, bom, A, xây dựng một thế giới hoà bình. Chỉ có hoà bình , tiếng cười mới mang lại sự bình yên trẻ mãi không già cho trái đất.
+ khẳng định trái đất và tất cả mọi vật đều là của những con người yêu chuộng hoà bình.
+ Bài thơ muốn nói rằng: 
Trái đất này là của trẻ em
Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Mọi trẻ em trên thế giới đều bình đẳng.
- Bài thơ là lời kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Lớp theo dõi, bình chọn.
- HS đọc thuộc lòng theo cặp.
- HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
*******************************
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS :
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT 1, 2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm những từ trỏi nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4(chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4(BT5). 
- HS K/G: thuộc được bốn thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Bút dạ và 2, 3 tờ phiếu phóng to các nội dung bài tập 1,2, 3 để HS làm bài trên bảng lớp.
- Từ điển HS. 
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. Bài cũ:
- Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy VD?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân, gạch dưới những từ trái nghĩa bằng bút chì mờ. GV phát phiếu cho 2, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS phát biểu ý kiến, nhận xét bài làm của bạn.
- GV chốt lại lời giải đúng rồi cho 1 HS đọc lại bài đúng để cả lớp soát bài.
- Yêu cầu HSK/G giải nghĩa từng câu.
- GV nhận xét và giải thích thêm.
- 2HS nêu và lấy VD. Lớp nhận xét.
- HS đọc đề bài. Lớp theo dõi và làm bài.
- 2,3 HS làm vào phiếu.
 Ăn ít ngon nhiều
 Ba chìm bảy nổi
 Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
 Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; 
 Kính già già để tuổi cho
VD: - Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon có chất lượng tốt còn hơn ăn nhiều mà không ngon.
- Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
ngữ, tục ngữ đó. HSK/G đặt câu.
Bài 2: Tương tự như cách tổ chức BT 1.
- HS làm bài và chữa bài.
- GV yêu cầu HSY đọc những cặp từ trái nghĩa trên.
- Nhận xét.
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài và làm bài
+ Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn.
+ Trẻ già cùng đi đánh giặc.
+ Dưới trên đoàn kết một lòng.
+ Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở của thảm họa của chiến tranh huỷ diệt.
- HS nối tiếp nhau đọc các từ cần điền.
- Nối tiếp nhau đọc thuộc lòng các câu thành ngữ và tục ngữ, HSK/G giải thích nghĩa của các câu đó, đặt câu.
- GV chốt kiến thức bài.
Bài 4:
+ Việc nhỏ nghĩa lớn.
+ Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
+ Thức khuya dậy sớm.
VD: Bố mẹ em thường thức khuya dậy sớm để làm việc.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV phát phiếu cho các nhóm làm việc. Mỗi nhóm cử 1 thư kí ghi nhanh các từ trái nghĩa tìm được. Sau 1 thời gian quy định, các nhóm dán kết quả bài làm lên bảng lớp.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, kết luận.
- 1 HS đọc lại các từ trái nghĩa đã tìm đúng. Cả lớp chữa bài vào vở.
a) Tả hình dáng: cao - thấp, cao - lùn, 
to - bé, to - nhỏ, to xù - bé tí,mập - ốm, béo múp - gầy tong,
b) Tả hành động: khóc - cười, 
đứng - ngồi, lên - xuống, vào - ra.......
c) Tả trạng thái: buồn - vui, lạc quan - bi quan, no - đói, sướng - khổ, khoẻ - yếu, hờ hững - tận tình,......
d) Tả phẩm chất: tốt - xấu, hiền - dữ, lành - ác, ngoan - hư, khiêm tốn - kiêu căng, hèn nhát - dũng cảm, thật thà - dối trá, trung thành - phản bội, cao thượng - hèn hạ, giản dị - loè loẹt, thô lỗ - tế nhị,
Bài 5: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV yêu cầu mỗi HS đặt ít nhất 1 câu chứa 1 cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.
- Lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc câu mình đã đặt.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Bố em cao còn bác Hoa thì thấp.
+ Bọn trẻ con đang trêu chọc nhau, đứa khóc, đứa cười inh ỏi cả nhà trẻ.
+ Đáng quý nhất là tính trung thực còn dối trá thì chẳng ai ưa.
- GV tóm tắt ý chính của bài.
- Đánh giá nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
	*****************************************	
Địa lí: Sông ngòi
I-Mục tiêu: 
Học xong bài này, học sinh biết :
Chỉ trên bản đồ (lược đồ) một số sông lớn của Việt Nam .
Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam .
Biết được vai trò của sông ngòi đối với đồi sống và sản xuất .
Lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi .
II-Đồ dùng 
Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn (nếu có)
Phiếu học tập :
Thời gian
Lượng nước
Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . .
Mùa khô
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . 
III-Hoạt động dạy học 
-Hoạt động dạy 
-Hoạt động học
A-Bài cũ 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài :
2-Nội dung :
1*Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và sông có nhiều phù sa 
*Hoạt động 1 (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
Bước 1 :
+Nước ta có nhiều sông hay ít sông ?
+Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
+Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
+Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung.
Bước 2 :
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày .
Giáo viên : Màu nước của con sông ở địa phương em (nếu có) vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không ? Tại sao?
Giáo viên giải thích : Các con sông ở Việt Nam vào mùa lũ thường có nhiều phù sa là do các nguyên nhân sau : ¾ diện tích phần đất liền nước ta ở miền đồi núi, độ dốc lớn . Nước ta lại có mưa nhiều và mưa lớn tập trung theo mùa đã làm cho nhiều lớp đất đá trên mặt bị bào mòn rồi đưa xuống lòng sông. Điều đó đã làm cho sông có nhiều phù sa, nhưng cũng làm cho đất đai miền núi ngày càng xấu đi. nếu rừng bị mất thì đất sẽ bị bào mòn mạnh.
*Kết luận : Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và sông có nhiều phù sa . Sông phân bố rộng khắp trên cả nước.
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước.
-Cá nhân học sinh dựa vào hình 1 trong SGK để trả lời các câu hỏi sau:
-Một số học sinh trả lời câu hỏi trước lớp .
-Một số học sinh lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam các con sông chính : sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
2-Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa :
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
Bước 1 
Bước 2 :
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời .
-Giáo viên : Sự thay đổi về chế độ nước theo mùa của sông ngòi Việt Nam chính là do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên. Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất như : ảnh hưởng tới giao thông trên sông, tới hoạt động của nhà máy thủy điện, nước lũ đe dọa mùa màng và đời sống của nhân dân ở ven sông.
-Học sinh trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2, hình 3 hoặc tranh ảnh sưu tầm (nếu có) rồi hoàn thành bảng sau vào phiếu bài tập.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .
-Học sinh khác bổ sung .
3-Vai trò của sông ngòi :
*Hoạt động 3 : (làm việc cả lớp)
Giáo viên yêu cầu học sinh kể về vai trò của sông ngòi.
*Kết luận : Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thủy sản.
Học sinh trả lời :
+Bồi đắp nên nhiều đồng bằng .
+Cung cấp nước cho đồng ruộng, nươc sinh hoạt.
+Là nguồn thủy điện, đường giao thông .
+Cung cấp nhiều tôm, cá .
-Học sinh lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam :
+Vị trí hai đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng .
+Vị trí nhà máy thủy điện Hoà Bình, Y-a-ly và Trị An .
C-Củng cố , dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Kể chuyện: Tiếng Vĩ cầm ở Mĩ Lai
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
- Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A. KTBC:
- Mời 1 em kể về một việc làm tốt góp phần XD quê hương, đất nước.
- NX, đánh giá
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu truyện phim: (đạo diễn, nội dung)
2. GV kể chuyện (3 lần).
- Lần 1: Kể và ghi bảng ngày tháng, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những lính Mỹ.
- Lần 2: kể kết hợp chỉ trên tranh minh họa
- Lần 3: nt
3. HD hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Kể chuyện theo nhóm:
- Yêu cầu hs kể chuyện trong nhóm đôi, mỗi bạn kể nd 1 tranh sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ nhóm nào còn lúng túng.
b. Thi kể trước lớp:
- Kể theo nhóm: GV mời 1-2 nhóm lên kể nối tiếp theo tranh.
- Kể cá nhân:Mời 2,3 em lên kể toàn bộ câu chyện, lớp trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. 
- Cho HS nhận xét phần kể của các bạn.
- NX biểu dương em nào có phần kể hấp dẫn và tự nhiên nhất.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người khác nghe.
- 1 em kể lớp theo dõi, nhận xét.
- Nghe cô giới thiệu.
- Nghe kể chuyện.
- Kể chuyện theo nhóm 2 hoặc 3 em.
- Một số nhóm lên kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- 2-3 em kể toàn bộ câu chuyện, lớp trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa truyện.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
Ôn luyện Tiếng Việt: Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS những kiến thức về từ trái nghĩa
- HS vận dụng kiến thức đã học về từ trái nghĩa, làm đúng những bài tập về từ trái nghĩa.
- Giáo dục HS lòng say mê ham học bộ môn.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ trái nghĩa.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài 1: Tìm từ trái nghĩa trong đoạn văn sau.
 a) Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, 
Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
 b) Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
 c) Đắng cay nay mới ngọt bùi
Đường đi muôn dặm đã ngời mai sau.
 d) Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam.
Bài tập 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu tục ngữ sau.(gạch chân)
Lá lành đùm lá rách.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Bài tập 3. Tìm từ trái nghĩa với các từ : hiền từ, cao, dũng cảm, dài, vui vẻ, nhỏ bé, bình tĩnh, ngăn nắp, chậm chạp, sáng sủa, chăm chỉ, khôn ngoan, mới mẻ, xa xôi, rộng rãi, ngoan ngoãn
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài. 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS nêu
Bài giải: 
ngọt bùi // đắng cay 
ngày // đêm
vỡ // lành 
 tối // sáng
Bài giải: 
Lá lành đùm lá rách.
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
Bài giải:
hiền từ // độc ác; cao // thấp; dũng cảm // hèn nhát; dài // ngắn ;
vui vẻ // buồn dầu; nhỏ bé // to lớn; bình tĩnh // nóng nảy; sáng sủa //tối tăm;
ngăn nắp // bừa bãi ; mới mẻ // cũ kĩ; 
chậm chạp // nhanh nhẹn; 
khôn ngoan // khờ dại ; 
rộng rãi // chật hẹp ;
ngoan ngoãn // hư hỏng.
xa xôi // gần gũi 
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
Ôn luyện Tiếng Việt: Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 4CKTKN.doc