Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 1 - Tiết 2 - Ôn tập: Khái niệm về phân số

Hoạt động 1: Ôn tính chất cơ bản của phân số

MT: HS nắm được cách tìm phân số bằng nhau.

 - Cho HS thực hiện ví dụ sau đó rút ra tính chất cơ bản của phân số.

VD: Nêu cách tìm phân số từ phân số ?

(Ta lấy cả tử số và mẫu số của phân số nhân với 3).

 

doc31 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Toán - Tuần 1 - Tiết 2 - Ôn tập: Khái niệm về phân số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh 1a) Một số loại khuy 2 lỗ
- GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ và hình 1b/SGK.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm. 
- HS quan sát Hình 1b) nêu nhận xét.
 Hình 1b) Khuy 2 lỗ đính trên vải
- GV tiến hành tương tự đối với sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối. 
- HS quan sát và nêu nhận xét.
- GV tóm tắt nội dung chính của HĐ1.
H.động 2: 15’
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. 
Mục tiêu: HS nắm được kĩ thuật đính khuy hai lỗ. 
Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi:
 + Nêu tên các bước trong qui trình đính khuy hai lỗ?
- HS đọc lướt nội dung mục II (SGK). 
 + Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ?
- HS quan sát hình 2 (SGK) và trả lời.
Hình 2. Vạch dấu các điểm đính khuy
- GV gọi HS lên thực hiện.
- 2 HS lên thực hiện.
- GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn lại. 
- GV hỏi: Nêu cách chuẩn bị đính khuy hai lỗ.
- HS quan sát 2a, H.3 để trả lời.
Hình 2a
- Nêu cách đính khuy ? 
- HS quan sát 2b, H.4 để trả lời.
Hình 4. Đính khuy
- GV hướng dẫn Hình 4 SGK.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
Hình 5. Quấn chỉ quanh chân khuy
- HS quan sát H.5 và H.6 rồi nêu.
Hình 6. Kết thúc đính khuy
- GV thực hiện mẫu.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- Hãy nêu cách thực hiện đính khuy 2 lỗ.
- HS nêu.
4. Củng cố: 5’
- Cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
- HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
5. Dặn dò:3’
- GV nhận xét thái độ và kết quả học tập của HS. 
- Dặn dò HS chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho tiết sau.
**************************************
TIẾT 8: LUYỆN TOÁN
ÔN TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ (T1)
I.Mục tiêu:
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số .
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số đẻ rút gọn ,quy đòng mẫu số các phân số
II.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra : Tìm 3 phân số bằng phân số :
 = ... =...=....
- Gọi hs nhận xét	
2,Hướng dẫn làm bài tập
-Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu
Rút gọn các phân số sau :
a. = .... ; b....; c.= ...d.=...	
+Gọi 2 HS nêu rút gọn và rút gọn trên bảng cả lớp làm vở BT .
+Gọi hs nhận xét bài bạn
+GV nhận xét cho điểm
- Bài 2 : Gọi hs đọc yêu cầu 
Qui đồng mẫu số các phân số
a. và ; b. và ; c. và 
+Yêu cầu hs làm bảng con
+Yêu càu hs giải thích cách làm
+GV nhận xét .
-Bài 3 : Gọi hs đọc yêu cầu
a.Nối các phân số bằng 
 ; ; ; ; ; 
+ HS tự làm vào VBT
+Gọi 1 hs trình bày
+Gọi hs nhận xét
+GV nhận xét ghi điểm
b.Nối với phân số bằng 
 ; ; ; ; ; 
+ GV chấm một số vở
3.Củng cố dặn dò 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà làm bài tập
- 3 hs trình bày
- HS nhận xét đúng ,sai 
-2 HS đọc yêu cầu
a. ; b ; c. ; d.
-2 HS lên bảng trình bày ,cả lớp lam vào VBT .
- Gọi hs nhận xét bài bạn
a. và ; b. ; c. và
-Cả lớp làm vào bảng con
-HS giải thích
 - 2hs đọc yêu cầu
- = = = 
- HS làm vào VBT
- 1hs trình bày trên bảng
- HS nhận xét
- HS làm tương tự câu a
 = = = 
- HS lắng nghe 
*************************************
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2014
TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu: 
 - HS biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản). 
 - GDHS tính cẩn thận khi làm bài và trình bày. 
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ. 
 - HS: Xem trước bài trong sách. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp: 
Quy đồng mẫu số các phân số: và 
Nhận xét và ghi điểm cho học sinh. 
2. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn tính chất cơ bản của phân số
MT: HS nắm được cách tìm phân số bằng nhau. 
 - Cho HS thực hiện ví dụ sau đó rút ra tính chất cơ bản của phân số. 
VD: Nêu cách tìm phân số từ phân số ?
(Ta lấy cả tử số và mẫu số của phân số nhân với 3). 
H: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được gì?
 Nhận xét, chốt: Khi ta nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. ( 1 )
 - Tương tự cho học sinh nêu cách tìm phân số từ phân số ?
(Ta lấy cả tử và mẫu số của phân số chia cho 3). 
H: Khi ta chia cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được gì?
 Chốt: Khi ta chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho. ( 2 )
 - GV: (1) và (2) chính là tính chất cơ bản của phân số. 
 - Cho học sinh theo dõi cách vận dụng trang 5, sau đó cho học sinh nêu cách quy đồng và rút gọn phân số. 
Hoạt động 2: Luyện tập
MT: HS làm đúng các bài tập. 
Bài 1: Rút gọn phân số. 
 - Gọi 1 - 2 em nêu yêu cầu đề, HS làm bài vào vở. Nhận xét, sửa bài: 
Đáp án: = = ; = = ; = = 
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số ( tương tự cách hướng dẫn bài 1)
Đáp án: a, và Chọn 3x8= 24 là mẫu số chung ta có
 = = ; = = 
 b, và Ta nhận thấy 12: 4 = 3. Chọn 12 là mẫu số chung ta có 
 = = . Giữ nguyên 
c, và . Ta nhận thấy 24: 6 = 4; 24: 8 = 3. Chọn 24 là MSC ta có: 
= = ; = = 
H: Hãy nêu cách quy đồng mẫu số các phân số? 
Bài 3: (HS khá, giỏi làm tại lớp, HS còn lại nếu không còn thời gian thì về nhà làm) 
 - Gọi 1 - 2 em nêu yêu cầu đề, nêu cách làm, làm bài vào vở. 
H: Muốn tìm các phân số bằng nhau ta làm thế nào?
( Ta rút gọn các phân số trước rồi so sánh và xếp những phân số bằng nhau). 
 - Sửa bài chung cho cả lớp. 
Đáp án: = = ; = = 
3. Củng cố: - Nêu tính chất cơ bản của phân số?
	 - Nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò: Về nhà hoàn thành BT, làm bài trong VBTT, chuẩn bị bài tiếp theo. 
 - HS thực hiện ví dụ sau đó rút ra tính chất cơ bản của phân số. 
 - 2 học sinh trả lời. 
 - Thực hiện theo yêu cầu. 
 - Học sinh trả lời. 
 - Nêu yêu cầu. 
Một số HS lần lượt lên bảng làm, lớp làm bài vào vở sau đó nhận xét. 
 Đổi vở chấm đ/s theo đáp án. 
 - Vài em nêu. 
 - Nêu yêu cầu, cách làm và làm bài vào vở. 
Nhận xét, sửa bài. 
 - 2 HS nhắc lại. 
 - Lắng nghe, thực hiện. 
*************************************
TIẾT 2: LUYÊN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung ghi nhớ)
 - Tìm được một số từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với 1 cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3). 
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1a và 1b ( phần nhận xét) xây dựng - kiến thiết; vàng xuộm - vàng hoe - vàng lịm. 
 - HS xem bài trước, từ điển, một số tranh có các màu vàng khác nhau. 
 III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh. 
2. Bài mới: - Giới thiệu bài – Ghi đề. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét
MT: Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
Bài 1: 
 - Tổ chức cho học sinh đọc yêu cầu, tìm từ in đậm (Đoạn a: Xây dựng, kiến thiết
Đoạn b: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm)
 - Hướng dẫn học sinh so sánh nghĩa của các từ in đậm xem nghĩa của chúng có gì giống nhau hay khác nhau. 
Đoạn a: + Xây dựng: tức là làm nên một cái gì đó như nhà cửa, cầu đường; lập ra, làm phát triển một cái gì đó như một tổ chức, công trình kiến trúc, 
 + Kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn. 
 - Hai từ trên giống nhau về ý nghĩa, cùng có nghĩa là xây dựng. 
Đoạn b: 
 + Vàng xuộm: màu vàng đậm ( chỉ màu lúa chín đẹp). 
 + Vàng hoe: màu vàng nhạt, tươi ánh lên (không gay gắt, không nóng bức)
 + Vàng lịm: màu vàng mọng, màu quả chín. 
 - Các từ vàng trên cùng giống nhau đều chỉ màu vàng. 
Kết luận: Những từ khác nhau nhưng nghĩa giống nhau được gọi là từ đồng nghĩa. 
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu. 
Yêu cầu HS thay các từ in đậm ở bài tập 1 cho nhau rồi nhận xét: 
a, Những từ xây dựng, kiến thiết thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn. 
b, Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau, mỗi từ chỉ các màu vàng khác nhau ứng với mỗi sự vật khác nhau. 
Chốt ý: Các từ in đậm ở ví dụ a có thể thay thế được cho nhau gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn, còn các từ in đậm ở ví dụ b gọi là từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 
H: Vậy thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa được chia làm mấy loại, khi dùng từ đồng nghĩa ta cần chú ý dùng như thế nào?
 - Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk trang 8. 
 Hoạt động 2: Luyện tập
MT: Tìm được một số từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với 1 cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu (BT3). 
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu. 
 - Yêu cầu HS làm vào vở. Gọi HS lên bảng sửa bài. 
 - Chấm và sửa bài theo đáp án sau: 
Nhóm 1: nước nhà, non sông
Nhóm 2: hoàn cầu, năm châu
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu. 
2 học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở. 
 - Chấm bài, nhận xét, tuyên dương. 
Đáp án: Những từ đồng nghĩa với “đẹp”: xinh, xinh đẹp, mĩ lệ, đẹp đẽ, xinh tươi, đẹp tươi, xinh xắn, tốt đẹp. 
 - Những từ đồng nghĩa với” to lớn”: to, to đùng, to kềnh, to tướng, khổng lồ, vĩ đại, 
 - Những từ đồng nghĩa với “học tập”: học, học hỏi, học hành. 
Bài 3: Đặt câu với từ đồng nghĩa vừa tìm được. 
 - Gv hướng dẫn học sinh có thể chọn 1 cặp từ đồng nghĩa, 1 từ đặt với 1 câu hoặc có thể đặt một câu chứa cả 2 từ đồng nghĩa. 
 - Ví dụ: Lan rất chăm chỉ học hành. Bạn ấy luôn biết học hỏi bạn bè những điều hay lẽ phải. 
Cô công chúa xinh đẹp sống trong một cung điện mĩ lệ. 
 - Gv nhận xét, chấm bài, sửa bài. 
3. Củng cố: H: Vậy thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa được chia làm mấy loại, khi dùng từ đồng nghĩa ta cần chú ý dùng như thế nào?
- Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ. 
- Nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò: - Về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa. 
 - 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi trong SGK, lần lượt nêu các từ in đậm. 
 - Nhắc lại nghĩa đã học ở bài tập đọc. 
 - Học sinh xem tranh để minh họa các màu, sau đó nhận xét, bổ sung. 
 - Nhắc lại. 
 - 1HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi trong SGK. 
 - HS làm việc theo cặp, sau đó báo cáo, nhận xét, bổ sung, đưa ra các kết luận đúng. 
 - HS nhắc lại. 
 - 2 - 3 HS đọc. 
 - 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu, 2 học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở. 
 - 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu, 2 học sinh làm trên bảng, lớp làm vào vở. 
 - Theo dõi, sửa bài (nếu sai). 
 - Vài em nhắc lại. 
1 HS đọc lại ghi nhớ
 - Lắng nghe, thực hiện. 
******************************
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN
LÝ TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 
 - GDHS lòng dũng cảm, yêu nước. 
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi lời thuyết minh săn cho 6 tranh. 
	 - HS : Xem trước truyện. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: Kiểm tra sách vở của HS. 
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi đề. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện
MT: HS biết lắng nghe, nhớ nội dung câu chuyện. 
 - Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện Lý Tự Trọng trong SGK và đọc thầm yêu cầu 1. 	
 - GV kể chuyện 2 lần. 
 - Lần 1: kể bằng lời. 
 - Lần 2: kể theo tranh, kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong truyện như: 
 + Sáng dạ: thông minh, tiếp thu kiến thức nhanh, nhớ lâu, mau hiểu. 
 + Luật sư: người làm nghề nghiên cứu pháp luật để bênh vực cho người phải ra trước tòa án. 
 + Thanh niên: người đến tuổi trưởng thành 
 + Quốc tế ca: bài hát chung của Đảng cộng sản các nước 
 + Chưa đến tuổi thành niên: chưa đến tuổi trưởng thành, chưa phải chịu tư cách trước pháp luật. 
 - Kể câu chuyện, chốt ý từng đoạn, từng tranh: 
1: Lý Tự Trọng là người ham học, sinh ra trong một gia đình yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ anh đã quyết tâm phấn đấu học tập để cống hiến cho đất nước. Anh được cử ra nước ngoài học tập. 
2: Về nước, anh được cử làm nhiệm vụ nhận và trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng rất nguy hiểm. 
3: Lý Tự Trọng rất gan dạ, bình tĩnh, nhanh trí trong công việc.. 
4: Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết một tên mật thám để cứu đồng chí của mình và đã bị bắt. 
5: Trước tòa án, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình. 
6: Trước cái chết anh vẫn ca vang bài Quốc tế ca. 
Hoạt động 2: HS kể chuyện - Rút ý nghĩa
MT: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện và rút ra ý nghĩa câu chuyện. 
 - Gọi HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. 
Chú ý: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời của cô. 
 + Kể xong, cần trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
a) Kể chuyện theo nhóm: 
Đoạn 1: Anh Lý Tự trọng là người như thế nào?
Đoạn 2: Về nước, anh được cử làm nhiệm vụ gì?
Đoạn 3: Anh có những phẩm chất gì?
Đoạn 4: Anh đã dũng cảm cứu đồng chí của mình như thế nào?
Đoạn 5: Trước tòa, anh đã làm gì?
Đoạn 6: Trước khi bị tử hình anh đã làm gì?
 - Yêu cầu học sinh kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện. 
b) Thi kể chuyện trước lớp: 
 - Yêu cầu HS kể chuyện nhóm 4 em theo tranh. 
 - Gọi HS xung phong thi kể. 
 - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: 
H. Tại sao người cai ngục lại gọi anh là ông nhỏ?
H. Câu nói trước toà án của anh Lý Tự Trọng cho em thấy điều gì về con người anh? 
H. Việc tòa án cho xử bắn anh chứng tỏ điều gì?
H. Mục đích chính sự hi sinh của anh Trọng theo em là gì? 
 - Cho HS trình bày trước lớp, tổng hợp các ý kiến - chốt ý nghĩa truyện. 
Ý nghĩa: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 
 - GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp. 
 - Đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK. 
 - HS theo dõi, lắng nghe. 
 - HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập SGK. 
 - HS kể chuyện theo nhóm bàn. 
1–2 em kể mỗi đoạn theo 1 tranh, cả lớp lắng nghe, nhận xét, kể bổ sung. 
 - 1 số em kể trước lớp. 
 - Thực hiện nhóm 4 em kể nối tiếp nhau theo 4 tranh. Lớp theo dõi, nhận xét. 
 - HS xung phong thi kể đoạn. Lớp theo dõi, nhận xét. 
 - Thảo luận nhóm bàn. 
 Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Mời bạn nhận xét, bổ sung. 
 - 1–2 em nhắc lại ý nghĩa. 
 - Cả lớp nhận xét và bình chọn. 
 - Lắng nghe, ghi nhận. 
3. Củng cố: 
- GV liên hệ giáo dục HS. Khen ngợi những HS chăm chú nghe kể chuyện và nêu nhận xét chính. 
- Nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò: - Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị: “Kể chuyện đã nghe, đã đọc”. 
*************************************
Thứ 4 ngày 10 tháng 9 năm 2014
TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu: 
 - HS biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. 
 - HS biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự. 
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp. 
II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung ôn tập. 
 - HS: Xem trước bài, VBT. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên làm bài, dưới lớp nháp: 
Bài 1: Rút gọn phân số và nêu cách rút gọn. (Tâm)
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số và , nêu cách quy đồng. (Ý)
 - Nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập cách so sánh hai phân số 
MT: HS biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. 
a) - Gọi HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, rồi tự nêu ví dụ. 
H: Vì sao lại bé hơn ?
H: Vì sao lại lớn hơn ? 
a) - Gọi HS nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số, rồi tự nêu ví dụ (làm tương tự với trường hợp cách so sánh hai phân số cùng mẫu số). 
 - Chú ý: Nhắc học sinh nắm được phương pháp chung để so sánh hai phân số là bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh các tử số. 
Hoạt động 2: Luyện tập
MT: HS làm đúng các BT. 
Bài 1: 
 - Cho học sinh đọc yêu cầu đề, cả lớp làm vào vở, 4 học sinh đồng thời lên bảng sửa bài. 
 - GV nhận xét, chốt kết quả: 
a, ; < 
 H: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, cùng mẫu số ta làm thế nào?
Bài 2: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. 
 - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện, cho học sinh cả lớp làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng, 
Nhận xét, sửa bài: 
Đáp án: a, ; ; b, ; ; 
H: Muốn xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta làm thế nào? 
3. Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai PS cùng và khác MS. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò: - Về nhà làm bài trong VBTT, chuẩn bị bài tiếp theo. 
 - HS lần lượt nêu. 
 - HS thực hiện. 
 - HS nêu yêu cầu bài. 
 - Thực hiện làm bài rồi lên bảng sửa. 
 - HS nêu yêu cầu, cách làm. 
Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng. 
Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung. 
 - Vài em nêu. 
 - Vài em nhắc lại. 
 - Lắng nghe, thực hiện. 
***********************************
TIẾT 2:TẬP ĐỌC
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ tả màu vàng của cảnh vật. 
 - Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê ngày mùa rất đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1; 3; 4 trong SGK)
 - GD học sinh tình yêu quê hương đất nước. 
**GDMT: Giúp học sinh hiểu thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam. 
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh, ảnh về cánh đồng lúa chín, cảnh làng quê mùa thu hoạch, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
 - HS: Xem trước bài trong sách, tranh ảnh. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: Thư gửi các học sinh 
 - Gọi HS đọc bài (1 HS đọc thuộc lòng đoạn từ “Sau 80 năm  của các em”) và lần lượt trả lời câu hỏi: 
 H: Bác Hồ gửi thư cho học sinh vào dịp nào? (C. Anh)
 H: Nêu trách nhiệm của học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước? (Mỹ)
 H: Nêu nội dung bức thư của Bác ? (Giang)
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc
MT: HS đọc và phát âm chính xác. 
 - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. 
 - Yêu cầu HS nối tiếp đọc theo từng đoạn đến hết bài. 
+ Lần 1: Theo dõi và sửa phát âm cho HS. 
+ Lần 2: Gọi HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV kết hợp giải nghĩa thêm: 
vàng xuộm: là màu vàng đã ngả sang sắc nâu, không còn tươi, ý nói lúa rất chín. 
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng ở câu văn dài. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
 - GV nhận xét, tuyên dương. 
 - GV đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
MT: HS hiểu được nội dung bài. 
+ Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. 
 - Đoạn đầu: câu mở đầu
H: Đoạn 1 tác giả giới thiệu gì?
Ý 1: Giới thiệu khái quát về quang cảnh ngày mùa. 
 - Đoạn 2: tiếp theo đến  đầm ấm lạ lùng. 
H: Kể tên các sự vật có trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
 - Lúa chín - vàng xuộm; nắng nhạt - vàng hoe; quả xoan - vàng lịm; lá mít - vàng ối; lá đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; buồng chuối - chín vàng; bụi mía - vàng xọng; rơm và thóc - vàng giòn. 
 - Vàng xọng: vàng của màu mía già có nhiều mật. 
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2. 
H: Đoạn 2 cho biết gì?
Ý 2: Miêu tả cảnh vật của làng quê với các màu vàng khác nhau. 
 + Đoạn 3: phần còn lại. 
H: Tìm những chi tiết miêu tả thời tiết và hoạt động của con người? 
 - Thời tiết: không nắng, không mưa, không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. 
 - Con người: mải miết làm việc không tưởng tới ngày hay đêm. 
H: Những chi tiết nào về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
H: Đoạn 3 cho biết gì?
 - Ý 3: Miêu tả không khí lao động ngày mùa. 
H: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
 - GV chốt ý - ghi bảng: 
Nội dung: Bức tranh làng quê ngày mùa rất đẹp. 
**GDMT: Giúp học sinh hiểu thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam.
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên ở làng quê Việt Nam luôn sạch, đẹp?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
MT: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng

File đính kèm:

  • docTuan 1 lop 5.doc