Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc: Người thầy cũ

Củng cố cho học sinh vốn từ về các môn học và hoạt động của người.

-Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.

-Học sinh có thói quen luyện viết câu đúng. Kèm cặp: Dũng, Toàn, Nam, Khánh

II.Đồ dùng dạy- học:

-Gv:Bảng phụ, tranh minh hoạ về các hoạt động của người. Hs:Vở Bt, sgk.

III.Các hoạt động dạy- học:

1.Bài cũ: 2 em lên bảng.

 Nhi, Anh : lên bảng đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới.

-Hs khác nhận xét –Gv nhận xét cho điểm.

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 7 - Tập đọc: Người thầy cũ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NG MUI.
I.Mục tiêu:
-Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
-Gấp được thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy.
-Học sinh biết yêu quí sản phẩm lao động.
II.Đồ dùng dạy- học
Gv: mẫu thuyền, giấy thủ công, hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
-Hs: giấy nháp, giấy thủ công, vở.
III.Các hoạt đông dạy- học:
1.Bài cũ: Kiểm tra bài hôm trước của Hs. Kiểm tra chéo đồ dùng học tập của nhau.
 Hs nhận xét- Gv nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét.
 Giáo viên giới thiệu thuyền mẫu- ghi bảng.
-Cho học sinh quan sát mẫu thuyền phẳng đáy không mui. 
H.Thuyền được làm bằng gì?( Giấy (tt:bằng gỗ).)
H.Thuyền có hình dáng như thế nào?
 (Chữ nhật, 2đầu nhọn, đáy bằng)
-Giáo viên mở thuyền mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình chữ nhật ban đầu.
-Gấp lại chiếc thuyền- nói cách gấp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
 * HS nắm được các bướcgấp thuyền ...
+B1:gấp các nếp gấp cách đều.
-Mặt trái ở trên- gấp đôi theo chiều dài rồi lai gấp đôi rồi lại gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp.
-Gấp đôi mặt sau(lật lại) như mặt trước.
-Gấp 2 mép của mặt vừa gấp đôi( chéo)
B2:gấp tạo thân và mũi thuyền.
-Gấp theo đường dấu gấp của hình 5 được hình 6, gấp theo đường dấu gấp của hình 6 được hình 7.
-Lật hình 7 mặt sau, gấp 2 lần gióng như hình 5, 6 được hình 8.
-Gấp theo dấu gấp hình 8 được hình 9.Lật mặt sau hình 9 gấp giống như mặt trước được hình 10.
B3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
-Lách ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên , phía ngoài , lộn các nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền (H11).Miết dọc theo 2 cạnh thuyền vừa lộn cho phẳng sẽ được thuyền đáy không mui (H12)
+Giáo viên hướng dẫn 2 lần(thao tác nhanh hơn)
-Sau mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng.
Hoạt động 3: Thực hành.* HSgấp được thuyền bằng giấy .
-Hướng dẫn gấp bằng giấy nháp.
-Cho 1 em lên bảng thao tác lại cho cả lớp quan sát.
-Tổ chức cho Hs gấp thử theo nhóm.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm.
 4.Củng cố, dặn dò:-Nhận xét giờ học – tuyên dương
-Quan sát- nhận xét.
-Hs trả lời.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
-Hs quan sát thực hành.
-Hs thực hành theo cô.
-Hs thực hành.
-Hoạt động nhóm 4.
-Học sinh trình bày sản phẩm theo nhóm.
KỂ CHUYỆN.
NGƯỜI THẦY CŨ.
I.Mục đích yêu cầu.
 1.Rèn kĩ năng nói.
-Học sinh xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện:Chú bộ đội, thầy giáo & Dũng. Kể lại được toàn bộ câu chuyệnđủ ý, đúng trình tự diễn biến.
-Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện(đ2) theo các vai: người dẫn chuyện, bố của Dũng, thầy giáo.
 2.Rèn kĩ năng nghe.
-Tập trung nghe bạn kể chuyện để đánh giá đúng lời kể của bạn.
-Giáo dục Hs lòng biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.
-Học sinh có ý thức luyện kể chuyện thường xuyên.
II.Đồ dùng dạy –học:Gv:Bảng phụ, tranh.Hs: vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: Gọi 4 em lên dựng lại câu chuyện Mẩu giấy vụn.
 -Cho Hs khác nhận xét- Gv nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện
 * Học sinh biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý – theo tranh .
 1.Nêu tên các nhân vật trong chuyện.
H.Câu chuyện Người thầy cũ có những nhân vật nào?
 “Dũng, chú bộ đội(chú Khánh-bố Dũng), thầy giáo, người kể”
H.Ai là nhân vật chính?” Chú bộ đội-(chú Khánh)”
H.Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi.
H.Chú bộ đội là ai?Đến lớp làm gì?(Là bố Dũng, đến gặp thầy giáo cũ)
.-Giáo viên có thể gợi ý khi học sinh lúng túng:
H.Khi gặp thầy giáo, chú Khánh đã làm gì để thể hiện sự kính trọng? (bỏ mũ lễ phép chào thầy)
H.Thầy đã nói gì với bố Dũng?
H.Nghe thầy nói vậy chú bộ đội đã trả lời thầy ra sao?
-Gọi học sinh kể đoạn 2.
-Có thể gợi ý:
H.Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về?
H.Dũng đã nghĩ gì?
-Giáo viên nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2: Kể lai toàn bộ câu chuyện.
 * Học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện - Biết kể chuyện theo vai .
-Yêu cầu học sinh kể nói tiếp câu chuyện theo đoạn.
-Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
-Yêu cầu học sinh kể chuyện theo vai(đ2)
-Giáo viên nhận xét- bình chọn – tuyên dương.
4.Củng cố , dặn dò : H.Câu chuyện nhắc chúng ta điều gì?
- Học sinh lên kể chuyện 
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh nhắc lại.
-3 em kể đoạn 1 của câuchuyện-nhận xét- bổ sung.
-3-4 em kể.
-Học sinh khác lắng nghe- nhận xét- bổ sung.
3 em kể chuyện.
-1 em kể.
-Học sinh nhận xét.
-Học sinh tự phận vai kể chuyện- nhận xét- bình chọn
ÔN VIỆT:
LUYỆN ĐỌC NGƯỜI THẦØY CŨ
I.Mục tiêu:
Rèn kỹ năng đọc trơn toàn bài – đọc đúngcác từ mới :Dịng,m¾c lçi, cổng trường, cửa sổ, Biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, và giữa các cụm tư.ø 
Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. Lưu ý những em: Tường, nam, khánh, Dũng
II.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
HĐ 1: Luyện đọc. 
-Đọc mẫu:đọc diễn cảm
-HD đọc câu dài.
-Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc.
HĐ 2:Luyện đọc phân vai
Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu luyện đọc theo vai.
*Câu hỏi bổ sung cho đối tượng HSG:
-Nhận xét chung.
3.Củng cố – dặn dò
-Qua bài này muốn nhắc nhở em điềugì?-Nhắc HS .
Học sinh
 -Đọc cá nhân.
-Nối tiếp nhau đọc từng đọan.
-Đọc trong nhóm.
-Đọc đồng thanh từng đoạn,
-Cử các đại diện nối tiếp nhau đọc.
-Nhận xét nhóm, cá nhân đọc.
-Đọc trong nhóm.
-Vài nhóm lên thể hiện.
-Nhận xét đánh giá.
-Vài hs nêu: Phải có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp
-Về nhà luyện đọc nhiều lần
Thứ 4 ngày 8 tháng 10 năm 2014
TẬP ĐỌC.
THỜI KHOÁ BIỂU
 I,Mục đích yêu cầu.
1.Rèn kĩ năng đọc.
-Học sinh đọc đúng thời khoá biểu .Biết ngắt hơi sau nội dung từng cột, nghỉ hơi sau từng dòng.-Biết đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.-Đọc đúng :Tiếng Việt, ngoại ngữ, nghệ thuật, hoạt độngHọc sinh có ý thức luyện đọc thường xuyên.
 2.Rèn kĩ năng đọc –hiểu.
-Nắm được 1 số tiết học chính( ô màu hồng) ,số tiết học bổ sung(ô màu xanh), số tiết học tự chọn (ô màu vàng) .
-Hiểu được tác dụng của thời khoá biểu: Giúp học sinh theo dõi các tiết học trong từng ngày ,từng ngày , chuẩn bị bài vở để học tập tốt.
Lưu ý: Dũng, Toàn, Nam, Khánh
II.Đồ dùng dạy – học:Gv: Bảng phụ, bài đọc, thời khoá biểu của lớp.
-Hsø: Sgk, vở, thời khoá biểu.
III.Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài Người thầy cũ.
 Cho Hs nhận xét bạn đọc và trả lời. Gv nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
 * Học sinh đọc đúng từ khó , ngắt nghỉ đúng , biết đọc theo 2 cách .
-Giáo viên đọc mẫu thời khoá biểu (bảng phụ)- chỉ thước để đọc.
-Gv đọc chú giải.
-Hs đọc thầm tìm từ khó.
-Hướng dẫn phát âm từ khó: Khoá biểu, hoạt động.
-Hướng dẫn Hs đọc theo 2 cách.
+Cách 1: “Thứ 2// (Thứ, buổi, tiết)
+Cách 2: (Buổi , thứ, tiết)
- Hướng dẫn học sinh đọc theo câu hỏi dưới bài học
1.Đọc thờii khoá biểu theo từng ngày.
 Thứ 2: Buổi sáng- T1.Toán, T2.Tập đọc.
 Buổi chiều-
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp sức từng ngày.
Phát âm đúng :Tiếng Việt, hoạt động, nghệ thuật,
-Giáo viên theo dõi, nhận xét, bình chọn cùng học sinh.
2.Đọc thời khoá biểu theo buổi.
 Buổi sáng: thứ 2- T1.Toán, T2.Tập đọc.
-Luyện đọc theo nhóm (nhóm 4 em)
Thi đọc giữa các nhóm: Mời 1 số nhóm thi 
Giáo viên cùng HS cả lớp theo dõi nhận xét.
-Các nhóm thi tìm môn học.
 1 em nói tên 1 ngày hay 1 buổi, tiết Hs khác nói nhanh đúng tên môn học ở tiết đó thì thắng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài.
 * HS hiểu nội dung bài – trả lời được câu hỏi – Biết soạn sách vở theo thời khoá biểu .
Yêu cầu học sinh đọc thời khoá biểu- đọc thầm-trả lời câu hỏi-nhận xét, bổ sung,
H.Đọc và ghi lại số tiết chính , tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn?
-Nhiều Hs đọc bài của mình trước lớp- Gv hướng dẫn Hs nhận xét đánh giá.
 *Số tiết chính: 23 tiết.
 *Số tiết bổ xung: 9 tiết.
 *Số tiết tiết tự chọn: 3 tiết.
H.Em cần thời khoá biểu để làm gì?
ÌCần soạn sách vở, đồ dùng học tập theo thời khoá biểu.
3.Củng cố, dặn dò : -Hệ thống bài, nhận xét giờ học- tuyên dương
-Học sinh đọc lại.
-Học sinh đọc lại.
-Hs thực hiện.
-Hs đọc mỗi em một dòng.
-Đọc cá nhân.
-Mỗi em một ngày.
-Mỗi em một thứ.
-Các nhóm đọc
-3 nhóm thi đọc.
-nhóm khác nhận xét.
-Học sinh đọc bài.
-1 em yêu cầu môn học.
-Học sinh trả lời.
-Hs thực hiện.
-Tự kiểm tra chéo.
-Hs trả lời nhanh.
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Làm quen với cân đồng hồ, cân bàn và tập làm quen với cân đồng hồ, cân bàn.
-Rèn kĩ năng làm tính và giải toán với các số kèm theo đơn vị kg.
-Học sinh ham thích học toán. Làm bài tập: 1, 3, 4
Kèm cặp: Dũng, Toàn, Nam, Khánh
II.Đồ dùng dạy học:-Một chiếc cân đồng hồ, 1 túi gạo, 1 túi đường,..
III.Các hoạt động dạy- học
1.Bài cũ: 3 em lên bảng.Minh: kể tên đơn vị đo khối lượng vừa học. Nêu cách viết tắt đơn vị đo ki lô gam. Anh: Viết trên bảng 10kg, 9kg, 11kg.
-Hs nhận xét-Gv nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Thực hành làm quen với cân, làm tính.
 * HS biết sử dụng cân – biết cân một số vật đơn giản .
Bài1: Giới thiệu cân đồng hồ.
-Gv hướng dẫn cách cân, đọc số trên mặt cân đồng hồ theo kim chỉ ở số nào thì đọc số đó.
 H? Đĩa cam cân nặng mấy ki lô gam ( 1kg).
 H?:Bạn Hoa cân nặng bao nhiêu ki lô gam (25kg).
Bài3: Tính.hướng dẫn học sinh nêu cách tính.
 3kg + 6kg – 4kg = 5kg.
 15kg – 10kg + 7kg = 12kg.
 8kg – 4kg + 9kg = 13kg.
 16kg + 2kg – 5kg = 13kg.
Hoạt động 2: Giải toán
 * HS biết giải toán có tên đơn vị kèm theo là kg .
Bài4: Cho Hs đọc đề bài.
H?:Bài toán cho biết gì? (mẹ mua :26 kg gạo ; trong đó có :16 kg gạo tẻ)
H?:Bài toán hỏi gì?(gạo nếp? Kg)
H?: Muốn biết mẹ mua bao nhiêu kg gạo nếp em làm như thế nào?(lấy 26-16=10)
-Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài- tóm tắt- giả.
 Bài giải.
 Số kg gạo nếp có là:
 26-16 = 10 (kg)
 Đáp số: 10 kg gạo nếp.
-Giáo viên quan sát –giúp đỡ học sinh yếu- nhận xét- chữa bài cùng học sinh. 
3.Củng cố, dặn dò: -Giáo viên hệ thống bài-nhận xét giờ học- tuyên dương. Về nhà thực hành cân, giải toán , làm tính
-Hs quan sát đĩa cân.
-Hs trả lời.
-Hs trả lời.
-Hs nêu yêu cầu.
-Tự làm bài.
 -Hs trao đổi bài.
-Hs đọc bài- tóm tắt bài.
-Hs tự giải bài.
-Em khác nêu kết quả.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC- TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG.
I.Mục đích yêu cầu.
-Củng cố cho học sinh vốn từ về các môn học và hoạt động của người.
-Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.
-Học sinh có thói quen luyện viết câu đúng. Kèm cặp: Dũng, Toàn, Nam, Khánh
II.Đồ dùng dạy- học:
-Gv:Bảng phụ, tranh minh hoạ về các hoạt động của người. Hs:Vở Bt, sgk.
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: 2 em lên bảng.
 Nhi, Anh : lên bảng đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được gạch dưới.
-Hs khác nhận xét –Gv nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập miệng.
 * HS biết kể tên các môn học lớp 2 – Biết tìm từ chỉ hoạt động 
Bài 1: Hãy kể tên các môn học ở lớp 2:
-Mời 1 số em nối tiếp nhau nêu
-Giáo viên ghi bảng: Tiếng Việt, Toán , Đạo Đức, Tự nhiên xã hội,Thể dục, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ Thuật, Thủ Công.
+Bài 2: Quan sát tranh- Tìm từ chỉ mỗi hoạt động:
-Yêu cầu học sinh Nêu yêu cầu bài- hoạt động nhóm 4-ghi nháp –trình bày- nhận xét.
-Tự tìm từ chỉ hoạt động ghi vào VBT.
- 1 số Hs nối tiếp nhau nối tiếp nhau nêu ý kiến, nêu các từ tìm được ở mỗi tranh.
-Gv nhận xét ghi lên bảng những từ đúng.
Tranh 1; Đọc ( đọc sách, xem sách)
Tranh 2: Viết (viết bài)
Tranh 3: Nghe (nghe bố nói , giảng giải, chỉ bảo)
Tranh 4: Nói (trò chuyện, kể chuyện)
 +Bài 3: Kể lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1 câu.(tiến hành như trên)
-4 em lên bảng làm bài, Hs khác đọc câu đã đặt ở mỗi tranh.
-Gv nhận xét sửa bài tập.
“VD: Bạn nhỏ đang đọc sách.
 Bạn nhỏ đang viết bài.
 Bố đang giảng bài cho con.
Hai bạn đang kể chuyện cho nhau nghe.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập viết:
 * HS biết chọn từ chỉ hoạt động điền vào chỗ trống 
+Bài tập 4:Chọn từ chỉ hoat động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :
(tiến hành như trên với bài 3 nhưng viết vào vở)
-Gọi học sinh làm bài của mình- giáo viên ghi.
a)Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt.
b)Cô giảng bài rất dễ hiểu.
c)Cô khuyên chúng ta chăm học.
-Gv hướng dẫn hs nhận xét bài bạn-Gv nhận xét sửa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
-Giáo viên hệ thống bài- nhận xét-tuyên dương.
-Về nhà tìm từ chỉ hành động- nói câu có từ chỉ
-Học sinh quan sát.
-Nêu yêu cầu bài.
-Cả lớp đọc thầm.
-Hoạt động nhóm 2- ghi nháp, trình bày trước lớp- nhận xét.
-Học sinh nêu yêu cầu bài.
-Học sinh làm bài miệng.
-Học sinh nối tiếp nhau phát biểu.
-Hs xác định rõ yêu cầu.
-Học sinh đọc bài làm –học sinh nhận xét- bổ sung- nhiều em nhắc lại.
-Hs đọc yêu cầu trao đổi bài .
-Tự làm bài.
-2 em nêu kết quả.
-Hs khác nhận xét bài làm.
-Hs lớp tự kiểm tra.
BUỔI CHIỀU:
ÔN TOÁN
KI LÔ GAM.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Ôn đơn vị kg, biết đọc, biết viết tên gọi và kí hiệu kilôgam(kg)
-Tập thực hành cân 1 số vật quen thuộc.
-Biết làm các phép tính cộng trừ có liên quan đến kg.
Lưu ý: Khánh, Nam, Toàn
II.Đồ dùng dạy học:-Gv: cân đĩa, quả cân, 1 số đồ vật.-Hsø: vở, sgk.
III.Các hoạt động dạy –học:
1.Bài cũ: 3 em lên bảng làm bài ( Lan Nhi, Minh, Hải)
-Yêu cầu học sinh làm bài tập 2,3,4/31.
-Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn tập kg.
 Kg viết tắt ntn?
Đọc: 2 kg, 5 kg, 7 kg, 12 kg
Hoạt động 2:Thực hành
Bài tập 1: đọc viết theo mẫu 
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài –tự làm bài vào sgk.
 “Đáp án:3 kg”
Bài 2:Tính
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài- tìm hiểu mẫu- làm toán theo nhóm 4- chữa bài.
-Tại sao 2kg + 3 kg = 5kg?(vì :2+3=5)
-Nêu cách cộng số đo khối lượng có đơn vị kg?(lấy số đo cộng số đo ghi tên đơn vị vào kết quả)
1kg+2kg=3kg 25kg-13kg=12kg
45kg+12kg=57kg 15kg-5kg=10kg
6kg+20kg=26kg 35kg-25kg = 5kg
Bài 3: Bài toán.
-Yêu cầu học sinh đọc bài toán – tìm hiểu bài – tóm tắt- giải bài toán- chữa bài.
 Bài giải.
 Số kg bao gạo bé có là:
 25-10= 15(kg)
 Đáp số:15kg
-Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
-Gv cùng học sinh nhận xét – chữa bài.
-Giáo viên chấm bài 3-5 em- nhận xét.
HS đọc bài.
-Học sinh nhận xét.
-Học sinhtrả lời.
-Học sinh nhận xét.-trả lời.
-Hs thực hiện.
-Hs nêu yêu cầu- làm bài.
-Hs làm bài.
-2 em lên bảng làm bài.
-Học đọc yêu cầu-tóm tắt.
-Hs tự làm bài.
-1 em lên bảng trình bày bài giải.
-Hs lớp nhận xét.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC- TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG.
I.Mục đích yêu cầu.
-Củng cố cho học sinh vốn từ về các môn học và hoạt động của người.
-Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ hoạt động.
-Học sinh có thói quen luyện viết câu đúng.
III.Các hoạt động dạy- học:1.Ổn định lớp.
2.Ôn tập:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: Hãy kể tên các môn học ở lớp 2:
-Mời 1 số em nối tiếp nhau nêu
+Bài 2: Quan sát tranh- Tìm từ chỉ mỗi hoạt động:
Tranh 1; Đọc ( đọc sách, xem sách)
Tranh 2: Viết (viết bài)
Tranh 3: Nghe (nghe bố nói , giảng giải, chỉ bảo)
Tranh 4: Nói (trò chuyện, kể chuyện)
* Tìm những từ chỉ HĐ khác mà em biết:
+Bài 3: Kể lại nội dung mỗi bức tranh bằng 1 câu.(tiến hành như trên)
-4 em lên bảng làm bài, Hs khác đọc câu đã đặt ở mỗi tranh.
-Gv nhận xét sửa bài tập.
“VD: Bạn nhỏ đang đọc sách. Bạn nhỏ đang viết bài.
 Bố đang giảng bài cho con
Hai bạn đang kể chuyện cho nhau nghe.
+Bài tập 4:Chọn từ chỉ hoat động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :(tiến hành như trên với bài 3 nhưng viết vào vở)
-Gọi học sinh làm bài của mình- giáo viên ghi.
a)Cô Tuyết Mai dạy môn Tiếng Việt.
b)Cô giảng bài rất dễ hiểu.
c)Cô khuyên chúng ta chăm học.
-Gv hướng dẫn hs nhận xét bài bạn-Gv nhận xét sửa bài.
-Học sinh làm bài miệng.Tiếng Việt, Toán , Đạo Đức, Tự nhiên xã hội,Thể dục, Âm nhạc, Mĩ Thuật, Thủ Công.
-Tự làm bài.
-2 em nêu kết quả.
* đi, chạy,hát, múa, nhảy,..
-Hs khác nhận xét bài làm.
-Hs lớp tự kiểm tra.
2 em nêu kết quả.
-Hs khác nhận xét bài làm.
-Hs lớp tự kiểm tra.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI.
ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ
I.Mục tiêu: Học sinh có thể:
-Hiểu ăn đủ, uống đủ giúp cơ thể chóng lớn, khoẻ mạnh.
-Có ý thức ăn đủ 3 bữa chính, uống đủ nước và ăn thêm hoa quả.
II.Đồ dùng dạy- học:-Gv: Tranh ảnh các con giống về thức ăn.,nước uống thường dùng. Hsø:vở, sgk
III.Các hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: 3 em lên bảng.
 Dũng: Nói về sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày.
 Anh: Nói về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và dạ dày.
 phú: Trả lời tại sao chúng ta không nên chạy nhảy, nô đùa sau khi ăn no.
Hs nhận xét bạn trả lời- Gv nhận xét cho điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Thảo luận về các bữa ăn và thức ăn trong ngày.
 * Học sinh kể về các bữa ăn và những thức ăn mà các em thường được ăn uống hàng ngày .
H.?: Hoa đang làm gì? Hoa đang ăn sáng. Tranh 1
H.Bạn ăn thức ăn gì?( Bạn ăn mì + uống sữa) 
 Tranh2: Hoa đang ăn trưa.
 Tranh 4: Hoa đang ăn tối cùng gia đình.
 Tranh 3: Hoa đang uống nước.
H? Một ngày Hoa ăn mấy bữa và ăn những gì?
 (3 bữa- Hs tự kể ăn những gì)
-Ngoài ra Hoa còn làm gì?( Uống đủ nước)
Hằng ngày nên uống đủ nước, ăn canh.
Ăn đủ chất(Thịt, cá , trứng, tôm , ... ) 
 * Kết luận : Aên uống như bạn Hoa là ăn uống đầy đủ. Thế nào là ăn uống đầy đủ- Aên đủ 3 bữa một ngày, ăn đủ thịt, trứng, cá, tôm, rau, hoa quảvà uống nước đầy đủ.
 Hoạt động 2: Liên hệ bản thân.
 Bước1:Yêu cầu học sinh kể với bạn bên cạnh về các bữa ăn hàng ngày của mình.
H? Em ăn mấy bữa một ngày?-Em ăn những gì? Em có uống thêm sữa và ăn thêm t

File đính kèm:

  • docGiao an 2 2 buoi tuan 7.doc