Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 29 - Tiết 2: Tập đọc: Một vụ đắm tàu

Viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý SGK và hướng dẫn của giáo viên, trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.

II-Đồ dùng:

- Bảng phụ.

III-Hoạt động dạy học:

1.HĐ 1: Giới thiệu bài

- GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học.

 

doc31 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 29 - Tiết 2: Tập đọc: Một vụ đắm tàu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n học
GV chuyờn trỏch
Tiết 2: Luyện Tiếng Việt
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng các từ ngữ khó, đọc lưu loát, diễn cảm bài tập đọc.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: “Ca ngợi tài năng, khí phách và sắc đẹp của bà Nguyễn Ngọc Toàn”. Trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học:
1. HĐ 1: Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích và yêu cầu luyện đọc
2.HĐ 2: HS luyện đọc:
- Luyện đọc từ khó: GV cho học sinh tìm các tư khó trong bài: giả trai, tự vẫn, biểu sớ.
- Yêu cầu 1 HS giỏi đọc lại toàn bài, GV nhận xét cụ thể để cho HS biết để sửa chữa trong quá trình đọc nhóm.
- Tổ chức cho HS đọc trong nhóm (nhóm 4).
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho các HS trong quá trình học đặc biệt quan tâm đến HS yếu.
3.HĐ 3. Tổ chức cho HS thi đọc.
- Yêu cầu HS cử đại diện thi đọc với các nhóm khác trong lớp .
- GV yêu cầu phải đọc theo nhóm có cùng trình độ với mình nên các nhóm phải cử đại diện cho hợp lí.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc bài hay nhất.
- Cần nhận xét động viên những HS còn yếu.
- GV nhận xét chung và yêu cầu một số HS trả lời các câu hỏi theo
* Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao bà Ngọc Toàn phải ăn mặc giả trai để đi học?
- Khi phát hiện bà giả trai, chúa Mạc làm gì?
- Vì sao cả ba vị chúa đều trọng vọng bà?
- Trong hai câu "Bà giỏi cả Hán văn lẫn Quốc âm, am hiểu kinh sử cổ kim. Vì vậy, bà được hai chúa Trịnh rất trọng.", câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
* Chọn viết theo 1 trong 2 đề sau:
- Tả một loài hoa và hương thơm của loài hoa ấy.
- Tả một loài quả và hương vị của loài quả ấy.
4.HĐ 4: Củng cố
? Nêu nội dung chính của bài? 
Nội dung: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: “Ca ngợi tài năng, khí phách và sắc đẹp của bà Nguyễn Ngọc Toàn”. Trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa.
? Bài này cần đọc như thế nào?
Tiết 3: Luyện toán
Luyện tập 
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính thời gian của chuyển động.
- Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quảng đường.
II-Hoạt động dạy học:
*HĐ1: HS làm bài.
Bài 1: 
a. Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
; ; 
b. Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
; ; 
Bài 2: >, <, =
7,54 ... 5,74 16,23 ... 16,2300
0,26 ... 0,32 28,189 ... 28,21
Bài 3: Viết số thích hợp và chỗ chấm:
3047 m = ... km; 284 cm = ... m
3578 kg = ... tấn; 1507 g = ... kg 
2 km 240 m = ... km; 14 km 35 m = ... km
2 dm 3 cm = ... m 4 dm 23 mm = ... m
Bài 4: Một đội xe chở gạo có 3 ô tô, mỗi ô tô chở được 5,5 tấn gạo và 4 xe ô tô, mỗi ô tô chở được 4 tấn 650 kg gạo. Hỏi đội xe đó chở được tất cả bao nhiêu tấn gạo?
Bài 5: (BT học sinh khá-giỏi) Cú 15 cụng nhõn cựng làm một cụng việc. Họ sẽ hoàn thành cụng việc trong 20 ngày. Sau khi cựng làm được 6 ngày, người ta chuyển bớt đi 5 cụng nhõn để đi làm cụng việc khỏc. Hỏi cỏc cụng nhõn cũn lại phải làm tiếp trong bao nhiờu ngày nữa thỡ mới hoàn thành cụng việc đú?
Trả lời: Cỏc cụng nhõn cũn lại phải làm tiếp trong 21 ngày nữa.
*HĐ 2: HS chữa bài.
III- Củng cố, dặn dò:
- Ôn công thức và cách tính thời gian của chuyển động.
- Hoàn thành bài tập.
Thứ Tư, ngày 09 tháng 04 năm 2014
Buổi sáng:
Tiết 1: Tập đọc
Con gái
I-Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn.
Hiểu ý nghĩa: “Phê phán quan niệm trọng nam khinh nữ, khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn”. Trả lời được câu sách giáo khoa.
III-Hoạt động dạy học:
1.HĐ 1: Bài cũ
- Gọi 2 HS đọc bài Một vụ đắm tàu và trả lờii câu hỏi.
- GV nhận xét,cho điểm. 
2.HĐ 2: Giới thiệu bài
	Bài đọc Con gái sẽ giúp các em thấy con gái có đáng quý, đáng trân trọng như con trai hay không, chúng ta cần có thái độ như thế nào với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, còn xem thường con gái.
3.HĐ 3: Luyện đọc.
- Một HS đọc toàn bài. 
- HS đọc đoạn nối tiếp.
Đọan 1: Từ Mẹ sắp sinh em bé....có vẻ buồn buồn.
Đoạn 2: Tiếp....Tức ghê.
Đoạn 3: Tiếp....trào nước mắt.
Đoạn 4: Tiếp....Thật hú vía.
Đoạn 5: Phần còn lại.
- HS đọc trong nhóm.
- Một HS đọc cả bài.
4.HĐ 4: Tìm hiểu bài.
- Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ còn tư tưởng xem thường con gái?
HS: Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa- thể hiện ý thất vọng; cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn- vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
- Những chi tiết nào cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai?
HS: ở lớp Mơ luôn là HS giỏi. Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ, trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. Bố đi công tác mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.
- Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan điểm không? Nhưng chi tiết nào cho thấy điều đó?
- Đọc câu chuyện này,em có suy nghĩ gì? 
GV kết luận: Nam hay nữ, con trai hay con gái đều đáng quý, quan niệm “trọng nam khinh nữ”là sai lầm, lạc hậu. Tuy nhiên, bình đẳng nam nữ không có nghĩa là con gái chứng tỏ mình hơn con trai.
5.HĐ 5: Đọc diễn cảm.
- HS đọc diễn cảm bài văn.
- HS thi đọc.
- GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
6.HĐ 6: Củng cố, dặn dò
- Bài văn nói lên điều gì?.
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài sau. 
Tiết 2: Toán
Ôn tập về số thập phân (tiếp)
I-Mục tiêu:	
- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng số thập phân, so sánh các số thập phân.
II-Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học.
2.HĐ 2: HS làm bài tập
GV cho học sinh nêu yêu cầu bài tập
HS tự làm bài vào vở bài tập
GV theo dõi HS làm bài và hướng dẫn thêm HS yếu.
3.HĐ 3: HS chữa bài.
Bài 1:
- HS lần lượt trả lời, HS khác theo dõi nhận xét.
- Thế nào là số thập phân?
- Hãy nêu cách đưa các số thập phân và phân số về dạng số thập phân?
a. ; ; ; .
b. ; ; ; .
Bài 2:
- HS trình bày trên bảng lớp.
- Hãy nêu cách viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm?
- Nếu cách viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân?
- Hãy nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số?
a. 0,35 = 35%
 0,5 = 50%
 8,75 = 875%
b. 45% = 0,45
 5% = 0,05
 625% = 6,25
Bài 3:
- Hai HS lần lượt chữa bài,HS khác nhận xét, chữa bài.
- Nêu cách viết các số đo từ dạng phân số về dạng số thập phân.
- Lưu ý: HS phải ghi kèm tên đơn vị.
a. 	giờ = 0,5 giờ	b. m = 3,5 m
 giờ = 0,75 giờ	 km = 0,3 km
 phút = 0,25 phút	 kg = 2,4 kg
Bài 4:
- HS nhận xét bài của bạn.
- Nêu cách so sánh hai số thập phân với nhau.
a. 4,203; 4,23; 4,5; 4,505.
b. 69,78; 69,8; 71,2; 72,1.
4. HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng (Bài tập 5)
- Ôn tập lại kiến thức đã học.
Tiết 3: Thể dục
Giáo viên chuyên trách soạn, giảng
Tiết 4: Kĩ thuật
Giáo viên chuyên trách soạn, giảng
Thứ Năm, ngày 10 tháng 04 năm 2014
Buổi sáng:
Tiết 1: Tập làm văn
Tập viết đoạn đối thoại
I-Mục tiêu:
- Viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý SGK và hướng dẫn của giáo viên, trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
II-Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học.
2.HĐ 2: Làm bài tập.
- GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV theo dõi học sinh làm bài.
3.HĐ 3: Chữa bài.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 đọc phần 1 và 2 của truyện Một vụ đắm tàu
- HS chọn phần 1 hoặc 2 và đọc thầm.
Bài 2:
- Một HS đọc to bài tập, lớp lắng nghe.
- GV cho lớp viết tiếp lời thoại đoạn 1 và lớp viết lời thoại đoạn 2.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung.
Màn 1: Giu-li-ét-ta
Giu-li-ét-ta: - Không, mình đi một mình. Mình về nhà. Xa nhà đã một năm, sắp được gặp lại bố mẹ mình vui quá! Thế còn cậu? Cậu đi với ai?
Ma-ri-o: - Mình cũng đi một mình. Mình về quê.
Giu-li-et-ta: - Thế à? Mình rất thích ngắm cảnh biển. Cậu thích không?
Ma-ri-o: - Mình thấy biển ban ngày đẹp hơn.
Giu-li-et-ta: - Đúng đấy! Biển ban đêm đẹp hơn nhưng có vẻ bí ẩn, đáng sợ.Ôi! mình lạnh quá. Thôi, bọn mình xuống đi. Muộn rồi đấy.
Ma-ri-o: - Tạm biệt cậu nhé!
Giu-li-et-ta: - Ôi! Ma-ri-ô cậu có làm sao không?
Ma-ri-ô: - Không sao đâu.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thi đọc hoặc thi diễn kịch.
- GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
4. HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở.
Tiết 2: Toán
Ôn tập về đo độ dài, đo khối lượng (tiết 1)
I-Mục tiêu: 
- Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
II-Đồ dùng: 
Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy-học:
1.HĐ 1: Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu và mục đích tiết học.
2.HĐ 2: HS làm bài tập.
- GV cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho học sinh yếu.
3.HĐ 3: HS chữa bài.
Bài 1:
- Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé?
- Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé?
- Hãy nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị kế tiếp liền nhau?
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
Kí hiệu
dam
m
dm
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
 Bài 2: 
- Hai HS lần lượt chữa bài.
- HS nhận xét và đổi vở cho nhau để kiểm tra bài.
a. 1m = 10dm = 100cm = 1000 mm
 1km = 1000 m
 1 kg = 1000 g
 1 tấn = 1000 kg
Bài 3: 
- HS nêu cách làm.
- GV nhận xét,bổ sung. 
a. 5285m = 5km 285 m = 5,285 km
 1827 m = 1km 827 m = 1,827 km
 2063 m = 2 km 63 m = 2,063 km
 702 m = 0 km 702 m = 0,702 km
b. 34 dm = 3 m 4 dm = 3,4 m
 786 cm = 7 m 86 cm = 7,86 m
 408 cm = 4m 8 cm = 4,08 m
c. 6258 g = 6 kg 258 g = 6,258 kg
 2065
4.HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo độ dài và khối lượng từ lớn đến bé?
- Nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liên tiếp.
- Ôn lại kiến thức đã học.
Tiết 3: Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu (tiết 2)
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
I-Mục tiêu:
- Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2), đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3).
II-Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học.
1.HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- Hai HS làm bài tập có sử dụng các dấu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.HĐ 2: HS làm bài tập.
- GV cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho học sinh yếu.
3.HĐ 3: HS chữa bài.
Bài 1:
- HS đọc lại mẫu chuyện vui, chú ý các câu có ô trống ở cuối.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
	Tùng bảo Vinh:
Chơi cờ ca-rô đi!
Để tớ thua à? Cởu cao thủ lắm!
A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm!
Vừa nói Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.
- ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế?
- Cậu nhầm to rồi! Tó đâu mà tớ! Ông tớ đấy!
- Ông cậu?
- ừ ! Ông tớ ngày cón bé mà.
Bài 2:
- HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui.
- Chữa lại những dấu câu bị dùng sai trong mẫu chuyện vui.
- Giải thích vì sao em lại chữa như vậy?
Bài 3:
- Các em đọc lại 4 dòng a, b, c, d.
- Đặt câu với nội dung mỗi dòng.
- Dùng dấu câu ở câu vừa đặt sao cho đúng.
- HS trình bày kết quả, GV nhận xét, chốt lại những câu HS đặt đúng.
Với ý a, cần đặt câu khiến, sử dụng dấu chấm than.
Với ý b, cần đặt câu hỏi, sử dụng dấu chấm hỏi.
Với ý c, cần đặt câu cảm, sử dụng dấu chấm than.
Với ý d, cần đặt dấu chấm than.
Ví dụ:
	Chị mở cửa sổ giúp em với!
	Bao giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
	Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời!
	Ôi, búp bê đẹp quá!
4.HĐ4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS chú ý sử dụng dấu câu đúng khi làm bài.
Tiết 4: Khoa học
Sự sinh sản của ếch.
I-Mục tiêu: 
- Viết được sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
II-Đồ dùng:
- GV chuẩn bị một con ếch.
- Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Bài cũ
- Mô tả quá trình phát triển của bướm cải và những biện pháp có thể giảm thiệt hại do côn trùng gây ra cho hoa màu.
- Nói về sự sinh sản của gián và nêu cách diệt gián.
- Nói về sự sinh sản của ruồi và nêu cách diệt ruồi.
2.HĐ 2: Tìm hiểu về loài ếch.
- Em đã nghe thấy tiếng ếch kêu bao giờ chưa? Hãy bắt chước tiếng ếch kêu?
? ếch thường sống ở đâu?
? ếch đẻ trứng hay đẻ con?
? ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
? ếch đẻ trứng ở đâu?
? Em thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào?
? Tại sao chỉ những gia đình sống gần ao hồ mới có thể nghe tiếng ếch kêu?
3.HĐ 3: Chu trình sinh sản của ếch.
- HS quan sát hình minh họa trang 116,117 SGK, nói nội dung từng hình.
- Liên kết nội dung từng hình thành câu chuyện về sự sinh sản của ếch.
- HS trình bày chu trình sinh sản của ếch.
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm HS tích cực hoạt động, hiểu bài.
4.HĐ 4: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- HS vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- HS giới thiệu và trình bày bằng lời chu trình sinh sản của ếch.
- Nhận xét khen những HS vẽ đẹp, trình bày lưu loát.
5.HĐ 5: Củng cố, dặn dò
- Hãy nêu những điều em biết về loài ếch?
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
- Tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của chim.	
Thứ Sáu, ngày 11 tháng 04 năm 2014
Buổi sáng:
Tiết 1: Tập làm văn
Trả bài văn tả cây cối.
I-Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.
- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi; biết viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II-Hoạt động dạy học.
1.HĐ 1: Bài cũ
- Hai nhóm đọc phân vai mà kịch đã học ở tíêt trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
2.HĐ 2: Nhận xét
- GV cho HS đọc lại 5 đề bài trong SGK.
- GV đặt câu hỏi cho HS xác định rõ yêu cầu của đề bài.
- GV nêu những ưu, khuyết điểm chính của bài làm.
- GV thông báo điểm cụ thể.
3.HĐ 3: Chữa bài.
- GV hướng dẫn sửa lỗi chung.
- HS sữa lỗi trong bài.
- HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
- Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn.
4.HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại.
- Chuẩn bị bài tuần 30.
Tiết 2: Toán
Ôn tập về đo độ dài, khối lượng (tiếp)
I-Mục tiêu:
- Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.
II-Hoạt động dạy học:
1.HĐ1: HS làm bài tập.
2.HĐ2: HS chữa bài.
Bài 1:
- HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
- Giải thích cách làm.
VD: 5m 9cm = 5m +9 cm = 5mm = 5m = 5,09 m.
Bài 2, 3:
- HS đọc kết quả bài làm.
- HS khác nhận xét, giải thích kết quả.
Bài 4
- Bài tập 4 có gì khác so với bài tập 3.
- Hãy nhận xét các sô đo sau khi đổi đơn vị đầu so với số đo ban đầu ở bài tập 3.
3.HĐ 3: Củng cố, dặn dò
- Ôn cách đổi đơn vị đo đã học.
- Hoàn thành bài tập.
Tiết 3: Lịch sử
Hoàn thành thống nhất đất nước
I-Mục tiêu:
* Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976.
- Tháng 4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
- Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.
II-Đồ dùng:
- Hình minh họa trong SGK.
- HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI ở địa phương.
III-Hoạt động dạy học:
1.HĐ 1: Bài cũ
- Hãy kể lại sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- Tại sao nói ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc.
2.HĐ 2: Cuộc tổng tuyển cử ngày 25-4-1976.
- HS đọc SGK và tả lại không khí của nhày Tổng tuyển cử Quốc hội khóa VI
+ Ngày 25-4-1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?
+ Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước ta trong ngày này như thế nào?
+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?
+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cứ bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25-4-1976.
+ Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?
3.HĐ 3: Nội dung quýêt định kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI.
- HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI đã quyết định.
+ Tên nước ta là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Quyết định Quốc huy.
+ Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
+ Quốc ca là bài Tiến quân ca.
+ Thủ đô là Hà nội.
+ Đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS trình bày kết quả thảo luận
- Sự kiện bầu cứ Quốc hội gợi ta nhớ đến sự kiện nào trước đó?
- Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khóa VI thể hiện điều gì?
4.HĐ 4: Củng cố, dặn dò
- Cả lớp chia sẻ thông tin,tranh ảnh về cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI ở địa phương mình.
- GV nhận xét tiết học.
- Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Tiết 4: Khoa học
Sự sinh sản và nuôi con của chim
I- Mục tiêu:
- Biết chim là động vật đẻ trứng.
II-Đồ dùng:
- HS sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của chim.
- GV mang đến lớp 1 quả trứng gà chưa ấp, 1 quả trứng vịt lộn.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
- Nói những điều em biết về loài ếch.
- Nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch.
B-Bài mới:
*HĐ1: Sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- Theo em chim sinh sản như thế nào?
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4: Quan sát hình minh họa 2 và trả lời 2 câu hỏi trang 118, SGK.
- HS phát biểu ý kiến theo từng câu hỏi.
+ So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2 .
+ Bạn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d.
+ Theo em quả trứng ở hình 2b, 2c quả nào có thời gian ấp lâu hơn.
*HĐ2: Sự nuôi con của chim.
- HS quan sát hình minh họa 3, 4, 5 trang 119 và thực hiện các yêu cầu sau :
+ Mô tả nội dung trong từng hình.
+ Trả lời câu hỏi trang 119.
- GV kết luận.
*HĐ3: Giới thiệu tranh ảnh về sự nuôi con của chim.
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của chim.
- Tổ chức cho HS giới thiệu trước lớp về tranh ảnh mình sưu tầm được.
+ Giới thiệu tên loài chim.
+ Giới thiệu nơi sống, thức ăn của loài chim.
+ Giới thiệu cách nuôi con của loài chim.
- GV nhận xét chung.
IV-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều:
Tiết 1: Luyện Tiếng Việt
Ôn tập
I-Mục tiêu:
- Ôn tập về dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
II-Đồ dùng: 
Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1. HĐ1: Bài cũ
- Gọi 2 HS cho làm lại bài tập 1 và 2 trong SGK tiết LTVC trước.
- GV nhận xét cho điểm.
2. HĐ 2: Luyện tập.
Bài 1: Tìm dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong đoạn trích dưới đây?
Yết Kiêu đục thuyền giặc, chẳng may bị giặc bắt.
Tướng giặc: - Mi là ai?
Yết Kiêu: - Ta là Yết Kiêu một chàng trai đất Việt.
Tướng giặc: - Mi đục chiến thuyền của ta phải không?
Yết Kiêu: - Phải!
Tướng giặc: - Phải là thế nào?
Yết Kiêu: - Phải là phải thế!
Bài 2: Chép lại đoạn văn sau đây, sau khi đã đặt dấu chấm vào nhứng vị trí thích hợp (nhớ viết hoa chữ cái đầu câu)
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bầu không khí đầy hơi ấm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gấy te te trên mấy cành cây cao cạnh nhà ve đua nhau kêu ra rả ngoài suối tiếng chim cuốc vọng vào đều đều bản làng đã thức giấc.
	 	Theo Hoàng Hữu Bội
Bài 3: Điền vào dấu câu thích hợp (dấu chấm hoặc dấu phẩy). Sau khi đặt dấu chấm, viết hoa lại chữ cái đầu câu:
Xưa có một phụ nữ rất hấp tấp.
Một hôm, chị làm việc ở ngoài đồng thì nghe tin mẹ ốm chị chạy vội về nhà vào buồng bế con đi. trên đường đi, qua ruộng bí đao, chị vướng dây bí ngã nhào, dứa bé văng ra ruộng. Chị vội ôm con lên rồi lại chạy đến nhà mẹ chị đặt con lên giường chỉ nghe tiếng huỵch. té ra là một quả bí đao lớn.
3. HĐ 3: Chữa bài, chấm bài
Tiết 2: Luyện toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Củng cố tiếp về khái niệm phân số, đọc, viết phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong rút gọn, qui đồng mẫu số để so sánh các phân số.
II-Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III- Hoạt động dạyhọc:
1.HĐ 1: Củng cố
- Cho học sinh nêu lại cách đọc, viết phân số, các tính chất cơ bản của phân số.
- Nêu cá

File đính kèm:

  • docTuần 29 năm 2014.doc