Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ (tiếp)

Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh vận động.

 - GV dặn HS về nhà treo tranh tuyên truyền với mọi người những điều đã học

4. Tổng kết - dặn dò

- Nhắc HS vận dụng những điều đã học.

- Chuẩn bị: Tre, Mây, Song.

Nhận xét tiết học.

 

doc22 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tuần 11 - Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đổi diện tích rừng nước ta?
 - Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu?
 - Gv hoàn thiện và kết luận.
* Ngành thuỷ sản
- Kể tên 1 số loài thuỷ sản mà em biết?
 - So sánh sản lượng thuỷ sản của 1990 và 2003?
 - GV sửa, hoàn thiện và chốt ý:
+ Ngành thuỷ sản gồm: Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản 
+ Sản lượng đánh bắt > nuôi trồng
+ Ngành thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng ven biển, nơi có nhiều sông hồ.
3. Củng cố - Dặn dò
 - Nêu bài học
- Bài sau : Công nghiệp 
- 1 học sinh nêu.
 - 1 học sinh trả lời.
- Học sinh mở sách.
 - Học sinh quan sát H.1
+ Trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.
+ Học sinh trình bày.
 - Miền núi, trung du và một phần ven biển.
 - Học sinh hoạt động nhóm.
Học sinh quan sát H.4(ngày càng tăng)
 - Học sinh nêu lại
- 3- 4 học sinh trả lời 
@ Rút kinh nghiệm:.
.
Toán
Trừ hai số thập phân
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:: 
 Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
Vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng học về phép trừ hai phân số thập phân và vận dụng phép trừ hai số thập phân để giảI bài toán có liên quan.
2.2.Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai số thập phân
a) Ví dụ 1
* Hình thành phép trừ
- GV nêu bài toán: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m, trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?
- Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phải làm thế nào?
- Hãy đọc phép tính đó.
- 4,29 – 1,84 chính là một phép trừ hai số thập phân.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách thực hiện 4,29m – 1,84m.
- GV gọi HS nêu cách tính trước lớp.
- GV nhận xét cách tính của HS, sau đó hỏi lại : Vậy 4,29 trừ đi 1,84 bằng bao nhiêu ?
* Giới thiệu cách tính
- GV nêu : Trong bài toán trên để tìm kết quả phép trừ 4,29m – 1,84m = 2,45m các em phải chuyển từ đơn vị mét thành xăng-ti-mét để thực hiện phép trừ với số tự nhiên, sau đó lại đổi kết quả từ đơn vị xăng-ti-mét thành đơn vị mét. Làm như vậy không thuận tiện và mất thời gian, vì thế người ta nghĩ ra cách đặt tính và tính.
- GV yêu cầu : Việc đặt tính và thực hiện phép trừ hai số thập phân cũng tương tự như cách đặt tính và thực hiện phép cộng hai số thập phân. Các em hãy cùng đặt tính và thực hiện phép tính.
- GV cho HS có cách tính đúng trình bày cách tính trước lớp.
4,29 * Đặt tính sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một
1,84 hàng thẳng hàng với nhau.
	 * Trừ như trừ các số tự nhiên.
2,45 * Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- Cách đặt tính cho kết quả như nào so với cách đổi đơn vị thành xăng-ti-mét?
- GV yêu cầu HS so sánh hai phép trừ :
 429 4,29
 - 184 - 1,84
 và 	 
 245 2,45
- Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của số bị trừ, số trừ và dấu phẩy ở hiệu trong phép tính trừ hai số thập phân.
b) Ví dụ 2
- GV nêu ví dụ : Đặt tính rồi tính 45,8 – 19,26
- Em có nhận xét gì về số các chữ với số các chữ số ở phần thập phân của số trừ?
- Hãy tìm cách làm cho các số ở phần thập phân của số trừ bằng số các chữ số phần thập phân của số trừ mà giá trị của số bị trừ không thay đổi.
- Coi 45,8 là 45,80 em hãy đặt tính và thực hiện 45,80 – 19,26
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
2.2.Ghi nhớ
- Qua hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân?
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HS đọc thuộc luôn tại lớp.
- GV yêu cầu HS đọc phần chú ý.
2.1.Luyện tập – thực hành
Bài 1a, b (cá nhân )
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét 
Bài 2(bảng con)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3(lớp)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho ta biết gì? Yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, cho HS nêu các cách làm khác nhau, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò(5phút)
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Tính bằng cáh thuận tiện nhất :
a. 2,96 + 4,58 + 3,04 
= (2,96 + 3,04) + 4,58
= 6 + 4,58 
= 10,58
b. 7,8 + 5,6 + 4,2 + 0,4 
= ( 7,8 + 4,2) +( 5,6 + 0,4)
= 12 + 6 = 18 
- HS nghe.
- HS nghe và tự phân tích đề bài toán.
- Chúng ta phải lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB.
- 4,29 – 1,84
- HS trao đổi với nhau và tính.
- 1 HS nêu : 
4,29m = 429 cm
1,84m = 184 cm
Độ dài đoạn thẳng BC là :
429 – 184 = 245 (cm)
245cm = 2,4m
- HS nêu : 4,29 – 1,84 = 2,45
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và cùng đặt tính để thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng vừa đặt tính vừa giải thích cách đặt tính và thực hiện tính.
- Kết quả phép trừ là 2,45m.
- HS so sánh và nêu :
* Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện trừ.
* Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.
- Trong phép tính trừ hai số thập phân có dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với nhau.
- HS nghe và yêu cầu.
- Số các chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn so với các chữ số ở phần thập phân của số trừ.
- Ta viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phảI phần thập phân của số bị trừ.
- 1 HS lên bảng, HS cả lớp đặt tính và tính vào giấy nháp :
 45,80
 - 19,26
 26,54 
- Viết 45,80 rồi viết 19,26 dưới 45,80 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Lớp làm bảng con
- HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
Tóm tắt :
Thùng đựng : 28,75 kg 
Lấy lần 1 : 10,5 kg 
Lấy lần 2 : 8kg 
Còn lại :  kg đường?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
@ Rút kinh nghiệm:.
.
 Khoa học
Tiết 21: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ ở tuổi dậy thì
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh ảnh, sơ đồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định
2. Bài cũ
Câu hỏi
• Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì?
• Dựa vào sơ đồ đã lập ở tiết trước, trình bày lại cách phòng chống bệnh (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan B, nhiễm HIV/ AIDS)? 
GV nhận xét, cho điểm.
3. Ôn tập
v	Hoạt động 1: Trò chơi “Bắt tay lây bệnh”
GV chọn ra 2 HS (giả sử 2 em này mắc bệnh truyền nhiễm), không nói cho cả lớp biết và những ai bắt tay với 2 HS sẽ bị “Lây bệnh”.
Yêu cầu HS tìm xem trong mỗi lần ai đã bắt tay với 2 bạn này.
- GV tổ chức cho HS thảo luận:
+ Qua trò chơi, các em rút ra nhận xét gì về tốc độ lây truyền bệnh?
+ Em hiểu thế nào là dịch bệnh?
+ Nêu một số ví dụ về dịch bệnh mà em biết?
* GV chốt và kết luận: Khi có nhiều người cùng mắc chung một loại bệnh lây nhiễm, người ta gọi đó là “dịch bệnh”. Ví dụ: dịch cúm, đại dịch HIV/ AIDS
v	Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh vận động.
 - GV dặn HS về nhà treo tranh tuyên truyền với mọi người những điều đã học 
4. Tổng kết - dặn dò
Nhắc HS vận dụng những điều đã học.
Chuẩn bị: Tre, Mây, Song.
Nhận xét tiết học.
HS trả lời.
- 6 HS nối tiếp trả lời
Nhận xét, góp ý
Mỗi HS hỏi cầm giấy, bút.
• Lần 1: đi bắt tay 2 bạn rồi ghi tên các bạn đó 
• Lần 2: đi bắt tay 2 bạn khác rồi ghi tên các bạn đó 
• Lần 3: đi bắt tay 2 bạn khác nữa rồi ghi tên các bạn đó 
HS đứng thành nhóm những bạn bị bệnh.
- HS tiếp nối phát biểu ý kiến
- HS khác góp ý
- HS vẽ tranh
Một số HS trình bày sản phẩm trước lớp.
@ Rút kinh nghiệm:.
.
Thứ tư ngày 05 tháng 11 năm 2014
Luyện từ và câu
Đại từ xưng hô
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (NDghi nhớ).
 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III)
 - Chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống (BT2).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - BT1 viết sẵn trên bảng lớp
 - BT 2 viết sẵn vào bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa kì 
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
Đại từ là gì? Đặt câu có đại từ?
- Bài học hôm nay giúp các em hiểu về đại từ xưng hô, cách sử dụng đại từ xưng hô trong viết và nói.
2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1(nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Các nhân vật làm gì?
- Những từ nào được in đậm trong câu văn trên?
- Những từ đó dùng để làm gì?
- Những từ nào chỉ người nghe?
- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
KL: Những từ chị, chúng tôi, ta, các người chúng, trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô được người nói dùng để chỉ mình hay người khác khi giao tiếp
H: Thế nào là đại từ xưng hô?
 Bài 2(lớp)
 - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm
- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói ntn?
- KL: Cách xưng hô của mỗi người thể hiện thái độ của người đó đối với người nghe hoặc đối tượng được nhắc đến. Cách xưng hô của cơm xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị thể hiện sự tôn trọng lịch sự đối với người đối thoại. Cách xưng hô của Hơ Bia xưng là ta, gọi cơm gạo là các người thể hiện sự kiêu căng thô lỗ coi thường người đối thoại. Do đó trong khi nói chuyện chúng ta cần thận trọng trong dùng từ. Vì từ ngữ thể hiện thái độ của mình đối với chính mình và với những người xung quanh.
Bài 3(cặp đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bai
- HS thảo luận theo cặp
- Gọi HS tả lời
- Nhận xét các cách xưng hô đúng.
KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được ngắc đến.
3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
4. Luyện tập
Bài 1(nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Y/c HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm
- Gọi HS TL,gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh.
- Nhận xét KL 
Bài 2( lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Đoạn văn có những nhân vật nào?
- Nội dung đoạn văn là gì?
- 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét bài trên bảng
- Gọi HS đọc bài đúng
- 1 HS đọc lại bài văn đã điền đầy đủ.
3. Củng cố dặn dò
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài
- Đại từ là từ dùng để xưng hô thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
VD: Mai ơi! Chúng mình về đi.
- HS đọc
+ Có Hơ bia, cơm và thóc gạo
+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng
+ Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm
+ Những từ chỉ người nghe: chị, các người
+ Từ chúng
- HS trả lời
+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
- HS đọc
- HS thảo luận
- HS nối tiếp nhau trả lời
+ Với thầy cô: xưng là em, con
+ Với bố mẹ: Xưng là con
+ Với anh em: Xưng là em, anh, chị
+ với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình
- HS đọc ghi nhớ
- Gọi HS đọc
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời
- HS đọc
+ Bồ câu, tu hú, các bạn của bồ chao, bồ các.
+ Đoạn văn kể lại chuyện bồ chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và tu hú gặp cái trụ chống trời. Bồ các giải thích đó chỉ là trụ điện cao thế mới được xây dựng. các loài chim cười bồ chao đã quá sợ sệt
- 1 HS làm trên bảng phụ cả lớp làm vào vở
@ Rút kinh nghiệm:.
Lịch sử
Ôn tập: Hơn 80 năm chống thưc dân Pháp xâm lược và đô hộ
( 1858 – 1945 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chóng Pháp của Trương Định và phong trào Can vương.
+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
+ Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Ngày 19-8-1945: khởi nghãi giành chính quyền ở Hà Nội.
+ Ngày 2-9-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam DCCH ra đời.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng thống kê các sự kiện lịch sử từ năm 1858 đến 1945. 
Giấy khổ to, cờ, chuông cho các nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
A Kiểm tra.
Gọi hs nêu: Bác Hồ thay mặt nhân dân tuyên bố điều gì?
Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2/9 / 1945
B. Bài mới.
Hoạt động 1. Thống kê các sự kiên lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945.
Hoạt động 2:
 Trò chơi : Ô chữ kì diệu.
Tổ chức cho học sinh hoàn thành bảng thống kê bằng trò chơi “Hái hoa dân chủ”
Tổ chức cho hs chơi trò chơi theo hình thức Rung chuông vàng.
Đọc câu hỏi cho hs ghi đáp án vào bảng con.
1. Tên của Bình tây Đại nguyên soái?
2. Phong trào yêu nước do Phân Bội Châu lãnh đạo?
3. Tên gọi của Bác Hồ trong hội nghị thành lập Đảng CSVN?
4. Nơi nổ ra phong trào Xô viết?
5. Phong trào yêu nước sau cuộc phản công ở kinh thành Huế?
6. Mùa thu cách mạng diễn ra trong thời gian này?
7. Theo lệnh triều đình Trương Định phải về đây để lãnh binh?
8. Nơi cách mạng tháng 8 thành công?
9. Nhân dân huyện này đã tham gia cuộc biểu tình ngày 12/9/ 1930
10. Tên quảng trường Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập?
11. Giai cấp xuất hiện ở nước ta khi thực dân Pháp đô hộ?
12. Nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng CSVN?
13. CM tháng 8 đã giải thoát dân ta khỏi kiếp người này?
14. Người chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn?
15. Người lập ra hội Duy Tân?
Nhận xét tiết học.
C. Củng cố - dặn dò.
2 hs trả lời.
Nghe và nhận xét.
Nghe và ghi kết quả vào bảng con.
Trương Định
Đông Du.
Nguyễn ái Quốc.
Nghệ An.
Cần Vương.
Tháng tám.
An Giang
Hà Nội 
Nam Đàn.
Ba Đình.
Công nhân
Hồng Công.
Nô lệ.
Tôn Thất Thuyết.
Phan Bội Châu.
@ Rút kinh nghiệm:.
.
Toán
Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ các số thập phân.
- Biết thực hiện trừ một số cho một tổng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bảng số trong bài tập 4 viết sẵn vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng luyện tập về phép trừ hai số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân, thực hiện trừ một số cho một tổng.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(bảng con)
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2( nhóm)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách tìm 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (trên chuẩn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Bài cho ta biết gì? Yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Muốn biết quả thứ ba cân nặng bao nhiêu kg ta phải tìm gì?
- Biết quả thứ nhất và quả thứ hai rồi làm thế nào ta tính được 2 quả nặng bao nhiêu kg?
- Làm thế nào để tính được quả thứ ba?
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4( Cá nhân)
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung như phần a) và yêu cầu HS làm bài.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc về trừ một số cho một tổng.
+ Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức a- b – c và a – (b+c) khi a = 8,9; b = 2,3 ; c = 3,5.
+ GV hỏi tương tự với 2 trường hợp trên còn lại.
- Khi thay đổi các chữ bằng cùng một bộ số thì giá trị của biểu thức a – b – c và a – (b+c) như thế nào so với nhau?
- GV kết luận: a – b – c = a – (b + c)
- GV : Em đã gặp trường hợp biểu thức a – b – c = a – (b + c) khi học quy tắc nào về phép trừ của số tự nhiên ?
- Qua bài toán trên, em hãy cho biết quy tắc này có đúng với các số thập phân không? Vì sao?
- GV kết luận: Khi trừ một số thập phân cho một tổng các số thập phân ta có thể lấy số đó trừ đi các số hạng của tổng.
- Y/c HS áp dụng quy tắc vừa nêu để làm bài tập 4b
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- Tổng kết tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Đặt tính rồi tính :
a. 84,5 – 21,7 = 62,8
b. 57 – 4,25 = 52,75
- HS nghe.
- HS thi đua làm bài trên bảng con
- HS nhận xét bài bạn làm cả về phần đặt tính và thực hiện phép tính.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ, số trừ chưa biết trong phép trừ để giải thích.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
Tóm tắt : 
3 quả : 14,5 kg 
Quả T1 : 4,8 kg 
Quả 2 nhẹ hơn quả 1 : 1,2kg 
Quả 3 : kg?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Hs thi đua làm bài trên phiếu bài tập hoặc trong SGK
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
+ Giá trị của biểu thức a – b – c bằng giá trị của biểu thức a – (b+c) và bằng 3,1.
- Giá trị của hai biểu thức luôn bằng nhau.
- HS nêu quy tắc một số trừ cho một tổng: 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét: Khi trừ một số cho một tổng chúng ta có thể lấy số đó trừ đi từng số hạng của tổng.
- Quy tắc này cũng đúng với các số thập phân bất vì khi thay các chữ số a, b, c trong hai biểu thức a – b – c và a – (b+c) bằng cùng một số ta luôn có: a- b – c = a – (b+c)
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
@ Rút kinh nghiệm:.
.
Thứ năm ngày 06 tháng 11 năm 2014
Toán
Luyện tập chung
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Cộng, trừ hai số thập phân.
 - Tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính. Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng làm một số bài tập luyện tập về các phép tính cộng trừ, với số thập phân.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính với phần a, b.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2( cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó gọi HS nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3( nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc và nêu đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV goị HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV hỏi 2 HS vừa lên bảng làm bài: Em đã áp dụng tính chất nào trong bài làm của mình, hãy giải thích rõ cách áp dụng của em.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 (Học sinh khá, giỏi)
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5 (Học sinh khá, giỏi)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS trao đổi với nhau để tìm cách giảI bài toán.
- Gọi HS trình bày cách làm của mình trước lớp.
- GV yêu cầu HS trình bày lời giảI bài toán.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Đặt tính rồi tính :
a. 70,64 – 26,8 = 43,84
b. 81 - 8,89 = 72,11
- HS nghe.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS lên bảng làm bài, 

File đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 11.doc