Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc - Bài 37: Người công dân số một

HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

*Bác hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng: do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ

doc30 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2: Tập đọc - Bài 37: Người công dân số một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m vào bảng nhóm theo nhóm 7 (nhóm 1, 2 phần a ; nhóm 3, 4 phần b). 
- Mời một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
*Lời giải:
 Các từ lần lượt cần điền là: giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt.
*Lời giải:
Các tiếng cần điền lần lượt là: 
ra, giải, già, dành
hồng, ngọc, trong, trong, rộng
3-Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
Tiết 3: Toán
$92: Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Bảng nhóm, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS làm lại bài tập 2 SGK.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (94): Tính S hình thang...
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (94): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
+Yêu cầu HS tìm cạnh đáy bé và đường cao.
+Sử dụng công thức tính S hình thang để tính diện tích thửa ruộng.
+Tính kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng
-Cho HS làm vào bảng vở, 2 học sinh làm vào bảng nhóm. 
-Hai HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (94): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi vở, chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
70 cm2
 21
b) m2
 16
*Bài giải:
 Độ dài đáy bé là:
 120 : 3 x 2 = 80 (m)
 Chiều cao của thửa ruộng là:
 80 – 5 = 75 (m)
 Diện tích của thửa ruộng đó là:
 (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
 Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là:
 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4837,5 kg thóc.
*Bài giải:
Đúng
Sai
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 4: Kĩ thuật
$19: nấu cơm 
(tiết 1) 
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
-Biết cách nấu cơm.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Gạo tẻ. 
-Nồi nấu cơm thường.
-Bếp ga du lịch.
-Dụng cụ đong gạo.
-Rá, chậu để vo gạo.
-Đũa dùng để nấu cơm.
-Xô chứa nước sạch. 
-Phiếu học tập. 
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu cách nấu cơm ở GĐ.
-Mời 2 HS nối tiếp đọc nội dung SGK.
+Có mấy cách nấu ở gia đình?
 2.3-Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp.
-Cho HS đọc mục 1:
-GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu.
-Cho HS thảo luận nhóm (khoảng 15 phút).
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Gọi 1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun.
-GV nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
-Cho HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
-Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
-Có hai cách: nấu cơm bằng bếp đun và nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Nấu cơm”
Tiết 5: Đạo đức
$19: Em yêu quê hương (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
	-Mọi người cần phải yêu quê hương.
-Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
-Yêu quí, tôn trọng những truyền thống tôt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 7.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em (trang 28-SGK)
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
*Cách tiến hành:
-Mời một HS đọc truyện Cây đa làng em
-GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK.
-Các nhóm thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr. 43.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	2.3-Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
*Cách tiến hành: 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 	-Cho HS thảo luận nhóm 4.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	-GV kết luận: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.
	-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
	2.4-Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
*Mục tiêu: HS kể được những việc mà em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu học sinh trao đổi với nhau theo gợi ý sau:
+Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+Bạn đã làm được việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
-Mời một số HS trình bày trước lớp. Các HS khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
-GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
-HS thảo luận theo nội dung Gv hướng dẫn.
-Một số HS trình bày.
-HS khác trao đổi.
	3-Hoạt động nối tiếp: 
	-HS vẽ tranh, sưu tầm các bài hát, bài thơ nói về tình yêu quê hương.
Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2007
Tiết 1: Thể dục.
$37:Trò chơi “đua ngựa”và “lò cò tiếp sức”
I/ Mục tiêu:
 - Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp.Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “Đua ngựa” và “lò cò tiếp sức”.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
 Nội dung
1.Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Khởi động xoay các khớp.
- Trò chơi “Kết bạn”
2.Phần cơ bản.
*Ôn đi đều và đổi chân khi đi đều sai nhịp .
-Thi giữa các tổ với nhau.
*Chơi trò chơi “Đua ngựa”
-GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
-GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật.
*Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”
-GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
-GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà
Định lượng
6-10 phút
1-2 phút
1phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
5-7phút
 5 phút
5-7 phút
5-7 phút
4-5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
 Phương pháp tổ chức
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: GV
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
ĐHTC: GV
* * *
* * *
ĐHNT.
-ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 2: Kể truyện
$14: chiếc đồng hồ
I/ Mục tiêu.
1- Rèn kỹ năng nói:
Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện Chiếc đồng hồ bằng lời kể của mình.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng: do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ dến việc riêng của mìnhMở rộng ra có thể hiểu:Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý.
 2- Rèn kỹ năng nghe:
Nghe cô kể truyện, ghi nhớ truỵên.
Nghe bạn kể truyện , nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học
1- Dạy bài mới:
 11-Giới thiệu bài:
 -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
 1.2-GV kể chuyện:
	-GV kể lần 1, giọng kể hồi hộp xúc động
	-GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ.
	2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh.
a) KC theo nhóm:
-Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại )
-HS kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
b) Thi KC trước lớp:
-Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá.
-Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện:
-HS nêu nội dung chính của từng tranh:
-HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh.
-HS kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp.
-Các HS khác NX bổ sung.
-HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
*Bác hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng: do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ dến việc riêng của mình.
	3-Củng cố, dặn dò:
	-GV nhận xét giờ học.
	-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
$93: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
-Củng cố kĩ năng tính diện tích hình thang .
-Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Bảng nhóm, bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu công thức tính diện tich hình thang.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
	2.2-Làm bài tập:
*Bài tập 1 (95): Tính S hình tam giác vuông...
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài. 
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (95): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào bảng vở, 2 học sinh làm vào bảng nhóm. 
-Hai HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (95): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. Các HS khác nhận xét.
-GV kết luận hướng giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
a/ 6 cm2
b/ 2m2
c/ 1 dm2
 30
*Bài giải:
 Diện tích của hình thangABED là:
 (1,6 + 2,5) x 1,2 : 2 = 2,46 (dm2)
 Diện tích của hình tam giácBEC là:
 1,3 x 1,2 : 2 = 0,78(dm2) 
 . Diện tích hình thangABED lớn hơn diện tích của hình tam giácBEC là:
 2,46 - 0,78 = 1,68 (dm2)
 Đáp số: 1,68 dm2
*Bài giải:
a) Diện tích mảnh vường hình thang là:
 (50 + 70) x 40 : 2 = 2400 (m2)
 Diện tích trồng đu đủ là:
 2400 : 100 x 30 = 720 (m2)
 Số cây đu đủ trồng được là:
 720 : 1,5 = 480 (cây)
b) Diện tích trồng chuối là:
 2400 : 100 x 25 = 600 (m2)
 Số cây chuối trồng được là:
 600 : 1 = 600 (cây)
 Số cây chuối trồng được nhiều hơn số cây đu đủ là: 
 600 – 480 = 120 (cây)
 Đáp số: a) 480 cây ; b) 120 cây.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tiết 4: Tập làm văn
$37: Luyện tập tả người
(Dựng đoạn mở bài)
I/ Mục tiêu:
	-Củng cố kiến thức về dựng đoạn mở bài.
	-Biết cách viết đoạn mở bài cho bài văn tả người theo hai kiểu trực tiếp và gián tiếp.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ viết kiến thức về hai kiểu mở bài trực tiếp và gián tiếp.
	-Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1 (12):
-Cho 1 HS đọc nội dung bài tập 1.
-Có mấy kiểu mở bài? đó là những kiểu mở bài nào?
-Cho HS đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ, nối tiếp nhau phát biểu.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét kết luận.
*Bài tập 2 (12):
-Mời một HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS viết đoạn văn vào vở. Hai HS làm vào bảng nhóm.
-Mời một số HS đọc. Hai HS mang bảng nhóm treo lên bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Có hai kiểu mở bài:
+Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đối tượng được tả.
+Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
-Lời giải: 
a) Kiểu mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay người bà trong gia đình.
b) Kiểu mở bài gián tiếp: giới thiệu hoàn cảnh, sau đó mới giới thiệu bác nông đân đang cày ruộng.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS đọc.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu mở bài trong văn tả người.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS viết chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Lịch sử 
$19: chiến thắng lịch sử 
Điện biên phủ
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
	-Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
	-Sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
	-Nêu được ý nghĩa của của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Anh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới. Phiếu học tập cho HĐ 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 15.
	2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV tóm lược tình hình địch sau thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950 đến năm 1953. Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận 
một nhiệm vụ:
-Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng 
“tập đoàn cứ điểm ĐBP” là “pháo đài” kiên cố nhất 
của Pháp tại chiến trường Đông Dương (1953-1954)?
-Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng 
trong chiến dịch ĐBP?
Nhóm 3: Nêu những sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong 
chiến dịch ĐBP?
Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch 
Điện Biên Phủ?
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
2.3-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm thảo luận 
một nhiệm vụ:
-Nhóm 1: Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch 
Điện Biên Phủ:
+Đợt 1, bắt đầu từ ngày 13 – 3
+Đợt 2, bắt đầu từ ngày 30 – 3
+Đợt 3, bắt đầu từ ngày 1 – 5 và đến ngày 7 – 5 thì 
kết thúc thắng lợi.
-Nhóm 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ?
Gợi ý: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta mà em đã học ở lớp 4?
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
-Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Diễn biến:
-Ngày 13 – 3 - 1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch ĐBP.
-Ngày 30 – 3 – 1954, ta tấn công lần 2.
-Ngày 1 – 5 – 1954, ta tấn công lần 3.
*Y nghĩa:
Chiến thắng ĐBP là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp XL.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2007
Tiết 1: Tập đọc 
$38: Người công dân số một (tiếp)
I/ Mục tiêu:
1-Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
-Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời tác giả.
-Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
-Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2-Hiểu nội dung phần hai của trích đoạn kịch: Người thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, cứu dân.
 -Hiểu ý nghĩa của toàn bộ trích đoạn kịch: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1:
+Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
+) Rút ý1:
-Cho HS đọc đoạn 2, 3:
+Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua lời nói, cử chỉ nào?
+Người công dân số Một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của phần hai, của toàn bộ đoạn trích là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 4 HS đọc phân vai.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật.
-Cho HS luyện đọc phân vai trong nhóm 4 đoạn hai.
-Từng nhóm HS thi đọc diễn cảm.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, kết luận nhóm đọc hay nhất.
-Đoạn 1: Từ đầu đến Lại còn say sóng nữa
-Đoạn 2: Phần còn lại.
-Khác nhau:
+Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh 
+Anh Thành: không cam chịu, ngược lại 
+)Cuộc trò chuyện giữa anh Thành và anh Lê.
-Lời nói: Để giành lại non sông, chỉ có.
-Cử chỉ: Xoè hai bàn tay ra: “Tiền đây ...”
-Người công dân số Một là Nguyễn Tất Thành có thể gọi như vậy là vì ý thức công dân.
+)Anh Thành nói chuyện với anh Mai và anh Lê về chuyến đi của mình.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Luyện từ và câu
$38: Cách nối các vế câu ghép
I/ Mục tiêu: 
-Nắm được hai cách nối trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối ( các quan hệ từ ), nối trực tiếp ( không dùng từ nối ).
	-Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu ghép ? Cho ví dụ?
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2.2.Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
-Mời 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
-Cho cả lớp đọc thầm lại các câu văn, đoạn văn. 
-Yêu cầu HS dùng bút chì gạch chéo để phân tách hai vế câu ghép ; gạch dưới những từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
-Mời 4 học sinh lên bảng mỗi em phân tích một câu.
-Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
 2.3.Ghi nhớ:
-Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 2.4. Luyện tâp:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS thảo luận nhóm 7.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
-Cho HS làm bài vào vở.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét , bình chọn người có đoạn văn hay nhất.
*Lời giải:
-Câu 1: Từ thì đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.
-Câu 2: Dấu phẩy đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.
-Câu 3: Dấu hai chấm đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.
-Câu 4: Các dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa 3 vế câu.
*Lời giải:
-Đoạn a có một câu ghép, với 4 vế câu: 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.
-Đoạn b có một câu ghép, với 3 vế câu: 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.
-Đoạn c có một câu ghép, với 3 vế câu: vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa 2 vế câu có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.
-HS làm bài vào vở.
-HS trình bày.
3-Củng cố dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 - GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Toán
$85: hình tròn. đường tròn
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
 	-Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
	-Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Các dụng cụ học tập, hình tròn bằng tấm xốp.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.	
 2.2-Giới thiệu về hình tròn, đường tròn:
-GV đưa ra một tấm bìa hình tròn, chỉ tay lên tấm bìa và nói: “Đây là hình tròn”.
+Mời một số HS lên chỉ và nói.
-GV dùng com pa vẽ trên bảng một hình tròn rồi nói: “Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn”. 
+HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn. 
-GV giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn: Lấy một điểm A trên đường tròn nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
+Cho HS tự tạo dựng các bán kính khác.
-Các bán kính của một hình tròn như thế nào với nhau?
-Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS tạo dựng đường kính.
+Trong một hình tròn đường kính gấp mấy lần bán kính?
 2.4-Luyện tập:
*Bài tập 1 (96): Vẽ hình tròn 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài.
*Bài tập 2 (96): 
-Mời 1 HS 

File đính kèm:

  • docTuan 19.doc