Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2, 4: Tập đọc: Những con sếu bằng giấy

Làm bài cá nhân.

- HS đọc yêu cầu.

- Lập dàn ý vào vở. trình bày trước lớp.

- Nhận xét bổ sung.

 

docx17 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Tiếng Việt - Tiết 2, 4: Tập đọc: Những con sếu bằng giấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2014
Tiết 1: Chào cờ
-----------------------
Tiết 2 + 4: Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
( Tiết 2 dạy 5b, tiết 4 dạy 5a )
I.Mục tiêu:
 1. Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
 2. Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
 *GDKNS: Thể hiện sự cảm thông ( bày tỏ sự chia sẻ, cảm thong với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại)
Giáo dục: Yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
II.Đồ dùng :
 - Tranh minh hoạ bài học	
 - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III.Các hoạt động:
TG
ND
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4’
30’
1’
12’
10’
7’
4’
1.Bài cũ
2.Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:
HĐ2:Luyện đọc
HĐ3:Tìm hiểu bài:
HĐ4:Luyện đọc diễn cảm:
3.Củng cố -Dặn dò
- Gọi một tổ lên đóng vai phần 2 vở kịch Lòng dân
- GV nhận xét.
- Giới thiệu chủ điểm: Cánh chim hoà bình, 
- Giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ.
- Gọi HS khá đọc bài.
- Chia bài thành 4 đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
* Lưu ý HS đọc đúng các tên riêng nước ngoài(Xa-da-cô Xa-xa-ki;Hi-rô-si-ma;Na-ga-da-ki) 
- GV đọc mẫu toàn bài giọng đọc (như yêu cầu 2)
- Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong sgk.
* Hỗ trợ HS câu hỏi 4: Khuyến khích HS phát biểu nói lên suy nghĩ của bản thân; không áp đặt HS theo cách máy móc.
- GV chốt ý rút nội dung bài(Ý 2 yêu cầu 1).
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- Treo bảng phụ chép đoạn “Nằm trong bệnh viện.664 con” hướng dẫn đọc.
- GVnhận xét.
- Liên hệ: Qua câu chuyện trên em rút ra được điều gì ?
- Dặn HS luyện đọc ở nhà, chuẩn bị tiết sau.
- HS phân vai diễn kịch.
- Nhận xét.
- HS quan sát tranh, nhận xét.
- 1HS khá đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện phát âm các tên riêng nước ngoài.
- Đọc chú giải trong sgk.
- HS nghe, cảm nhận.
- Làm việc cá nhân, nhóm.
- HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk.
- HS thảo luận nhóm.
- Phát biểu câu 4 theo ý nghĩ của bản thân.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Thi đoc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét bạn đọc.
- HS liên hệ phát biểu.
----------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2014
Tiết 1 + 3: Chính tả
(Nghe-Viết): ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
( Tiết 1 dạy 5b, tiết 3 dạy 5a )
I. Mục tiêu:
 1.HS viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 2. Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có vần ia, iê
 3. Khâm phục tinh thần dũng cảm, lòng yêu chuộng hoà bình của Phan Lăng
II.Đồ dùng: 
 - Bảng phụ.
 - Vở BT TV.
III. Các hoạt động:
TG
ND
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
34’
20’
12’
3’
1.Kiểm tra
2.Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2:Hướng dẫn HS Nghe –viết bài chính tả:
HĐ3:Tổ chức cho HS làm bài tập chính tả củng cố cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh
3.Củng cố -dặn dò
- Yêu cầu HS viết bảng các từ:
Kiến thiết, non sông
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu của tiết học.
- GV đọc bài viết với giọng rõ ràng, phát âm chính xác.
- Nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài:
 +Tìm chi tiết thể hiện lòng dũng cảm yêu chuộng hoà bình của Phrăng Đơ Bô-en?
- Hướng dẫn HS viết đúng danh từ riêng, tên riêng nước ngoài: 
 Phrăng đơ bô en,Bỉ,Pháp,Việt Nam,Phan Lăng.
- Từ dễ lẫn: xâm lược,khuất phục,phục kích..
-Tổ chức cho HS nghe-viết, soát sửa lỗi.
- Chấm, nhận xét, chữa lỗi HS sai nhiều.
Bài2 (tr 38 sgk):
- Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài.
- Đáp án đúng:
+ Giống nhau ở phần vần đều có âm chính là nguyên âm đôi.
+Khác tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối
Bài 3(tr 38 sgk):
- Tổ chức cho HS làm bài. HS thảo luận trả lời miệng.
- Nhận xét bổ sung.
Đáp án đúng:
+Trong tiếng nghĩa dấu thanh đặt ở chữ cái đầu nguyên âm đôi.
+Trong tiếng chiến (có âm cuối) dấu câu đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi. 
- Hệ thống bài, liên hệ giáo dục HS.
- Dăn HS luyện viết chính tả ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS viết bảng.
- Theo dõi
- HS theo dõi bài viết trong sgk.
- Thảo luận nội dung bài viết.
- HS nêu ý kiến.
- HS luyện viết từ tiếng khó.
- HS nghe viết bài vào vở.
- Đổi vở soát sửa lỗi.
- HS lần lượt làm các bài tập:
- Làm việc cá nhân.
- Đọc đầu bài.
- HS làm bài 1 vào Vở BT.
- Đổi vở chữa bài .
- Đọc đầu bài.
- HS thảo luận nhóm,trả lời. 
- Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh
- Trình bày ý kiến của bản thân.
------------------------------------------------
Tiết 2 + 4: Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA
( Tiết 2 dạy 5b, tiết 4 dạy 5a )
I. Mục tiêu:
 1. HS bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa. Tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
 2. Biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước.
 3. Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ.
 4. GD tính cẩn thận, hợp tác nhóm. 
II.Đồ dùng: 
 - GV: Bảng phụ.
 - HS: bảng nhóm, vở bài tập Tiếng Việt.
IIICác hoạt động:
TG
ND
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
35’
1’
17’
17’
1’
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Tổ chức hướng dẫn HS làm các bài tập phần Nhận xét (tr 38 sgk)
HĐ3: Luyện tập:
3.Củng cố - dặn dò
- Kiểm tra bài tập ở nhà của HS.
- Gọi HS đọc đoạn văn BT 3 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá KQ của HS.
 Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học
Bài 1:
- Chốt lời giải đúng:
+ phi nghĩa: trái với đạo lý
+ chính nghĩa: đúng với đạo lý
- Hai từ này có nghĩa trái ngược nhau.
* KL: Những từ như vậy gọi là từ trái nghĩa.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS thảo luận, trao đổi.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
-Từ trái nghĩa trong câu tục ngữ là: sống/chết; vinh/nhục.
Bài 3:
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời miệng.
- GV chốt lời giải đúng: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra hai vế tương phản làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Vệt Nam.
* Chốt ý rút ghi nhớ trong sgk.
- Khuyến khích HS khá giỏi lấy ví dụ về cặp từ trái nghĩa.
Bài1:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng:
a) đục/trong b) đen/sáng c) rách/lành; dở/hay
Bài 2:
- Tổ chức làm tương tự như BT1
Lời giả đúng: 
a) hẹp/rộng; b) xấu/đẹp; c)trên/dưới
Bài 3:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Tổ chức cho HS làm bài.
. GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.
- Hệ thống bài.
- Dăn HS học thuộc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị.
- Một số HS đọc đoạn văn theo yêu cầu bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét.
- HS theo dõi.
- Làm việc cá nhân, nhóm.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- Thảo luận cả lớp, phát biểu, thống nhất ý kiến.
- Đọc đầu bài.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- Phát biểu, thống nhất ý kiến.
- Thào luận. 
- HS trình báy ý kiến.
- HS đọc ghi nhớ trong sgk, lấy ví dụ về từ trái nghĩa
- Làm việc cá nhân.
- HS đọc yêu cầu trong sgk, làm vào vở bài tập, đọc kết quả trước lớp.
- Lớp nhắc lại kết quả đúng.
- HS làm bài.
- Đọc lại kết quả đúng
- HS nhận xét bổ sung.
- Làm việc cá nhân, nhóm.
- Đọc đầu bài.
- Thảo luận nhóm.
- Các nhóm thi tìm từ mỗi nhóm làm với 1 từ
- HS nhắc lại ghi nhớ trong sgk (trang 39)
-----------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 1 tháng 10 năm 2014
Tiết 1 + 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
( Tiết 1dạy 5a, tiết 3 dạy 5b )
I.Mục tiêu:
 Giúp HS:
 1. Lập được dàn ý tả ngôi trường, biết chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường.
 2. Dựa vào dàn ý viết một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lý
 3. GD: Yêu trường lớp, giữ gìn vệ sinh trường lớp.
II.Đồ dùng :
 Bảng phụ, vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động:
TG
ND
HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
32’
1’
31’
2’
1.Bài cũ :
2Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập 
3.Củng cố - dặn dò
- Gọi HS đọc đoạn văn tả cơn mưa tiết trước.
- Kiểm tra kết quả quan sát cảnh trường học đã chuẩn bị.
- Giới thiệu nêu yêu cầu tiết học Luyện tập Tả cảnh..
Bài 1:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét.
* Hỗ trợ: Treo bảng phụ ghi dàn bài chung:
Mở bài: Giới thiệu bao quát về ngôi trường.
Thân bài: Tả từng phần của cảnh trường:
+Sân trường: Cảnh vật ,hoạt động
+Các phòng học,phòng chức năng.
+Quang cảnh xung quanh trường..
Kết bài: Tình cảm đối với ngôi trường.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS viết đoạn văn 
- Theo dõi HS làm bài.
- GV chấm vở, nhận xét.
- Hệ thống bài.
- Dặn HS viết lại đoạn văn vào vở.
- Nhận xét tiết học.
- Một số HS đọc lại đoạn văn tả cơn mưa tiết trước.
- Lớp nhận xét.
- HS trình bày kết quả quan sát.
- HS theo dõi
- Làm bài cá nhân.
- HS đọc yêu cầu.
- Lập dàn ý vào vở. trình bày trước lớp.
- Nhận xét bổ sung.
- Làm việc cá nhân.
- Lụa chọn đoạn viết.
- HS viết đoạn văn vào vở..
- HS nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả cảnh.
---------------------------------------
Tiết 2 + 4: Kể chuyện
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
( Tiết 2 dạy 5a, tiết 4 dạy 5b )
I.Mục tiêu:
 1.HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
 2.Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quan đội Mĩ trong chiến tranh xâm lượcViệt Nam.
 3.Giáo dục:Yêu cuộc sống hoà bình,có thái độ phản đối chiến tranh.
 * LGGD MT: Giặc Mỹ không những sát hại người mà còn tàn phá môi trường sống 
 * GDKNS: Thể hiện sự cảm thông.
II.Đồ dùng: 
 - Hình ảnh minh hoạ truyện phim Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
 - Bản đồ VN.
III.Các hoạt động:
TG
ND
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4’
30’
1’
9’
5’
15’
3’
1. Bài cũ:
2.Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài: 
HĐ2:Giáo viên kể::
HĐ3:Hướng dẫn HS kể::
HĐ4:Tổ chức cho HS kể và trao đổi nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
3.Củng cố-Dặn dò:
- Gọi 1 HS lên bảng kể chuyện theo yêu cầu tiết trước.
- Nhận xét.
- Nêu mục đích yêu cầu bài.
- Cho HS quan sát bản đồ chỉ vị trí của vùng Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
+ GV kể lần1, ghi lại những sự kiện chính: Ngày tháng, chức vụ, tên riêng của những người lính Mỹ lên bảng:
+ GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu từng hình ảnh minh hoạ hình minh hoạ.
- Chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu HS tập kể và trao đổi trong nhóm
GV hỗ trợ : Nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS nắm được nội dung truyện.
+ Câu chuyện diễn ra ở đâu?
+ Chuyện kể về điều gì?
+ Người đàn ông trong ảnh có mơ ước gì?
* Chốt lại ý đúng.
*GDMT:Cuộc thảm sát ở Mỹ Lai không những tàn sát bao người dân vô tội mà còn phá huỷ môi trường sống. Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả đó?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết kể chuỵện sau: Kể chuyện ca ngợi hoà bình chổng chiến tranh.
- Một HS kể chuyện.
- Lớp nhận xét.
- Theo dõi.
- Theo dõi.
- Quan sát các tấm ảnh, đọc phần ghi dưới
- Làm việc cá nhân, nhóm..
- HS quan sát lên chỉ bản đồ vị trí vùng Sơn Tịnh-Quảng Ngãi.
- HS nghe quan sát các bức ảnh.
-.Đọc lại câu thuyết minh dưới mỗi bức ảnh.
- Học sinh kể nối tiếp trong nhóm.
- Trao đổi về nội dung chuyện.
- Thi kể trước lớp. 
- Nhận xét bạn kể.
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS nối tiếp phát biểu.
---------------------------------------------------------------------------
Thứ năm 2 tháng 10 năm 2014
Tiết 1 + 4: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
( Tiết 1 dạy 5b, tiết 4 dạy 5a )
I.Mục tiêu:
 1.Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1,BT2,BT3.
 2. Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 ( BT5 )
 3. GD tính cẩn thận, hợp tác nhóm trong học tập.
II. Đồ dùng: 
 - Từ điển TV, bảng phụ
 - Bảng nhóm, vở bài tập Tiếng Việt.
III.Các hoạt động:
TG
ND
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
4’
32’
1’
31’
3’
1. Bài cũ:
2.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2Hướng dẫn, tổ chức cho học HS làm bài tập.
3.Củng cố-Dặn dò:
- Gọi HS nêu lại phần ghi nhớ về từ trái nghĩa.?
- Gọi HS đặt câu theo yêu cầu bài tập 4 tiết trước.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu, nêu yêu cầu tiết học
Bài 1:.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
* Lời giải đúng:
a) ít/nhiều; b) chìm nổi; c)nắng/mưa, trưa/tối; d)trẻ/già.
Bài 2:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét.
* Lời giải đúng: từ cần điền là:
 a)lớn ; b)già; 
 c) dưới ; d)sống
- Cho HS đọc lại toàn bài.
Bài 3:
Tổ chức cho HS làm bài.
* Lời giải đúng: Các từ cần điền là:
 a)nhỏ; b)vụng; c) khuya 
Bài 4:
- Tổ chức cho HS thi tìm từ.
- Đánh giá KQ của HS.
Bài 5:
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận xét,
- Tuyên dương nhóm đặt câu đúng và hay.
- Hệ thống bài
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2HS trả lời .
- 2HS đặt câu.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi.
- Làm việc cá nhân.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm trên bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Làm việc nhóm đôi.
- Đọc đầu bài.
- HS trao đổi nhóm đôi, làm vở, một HS làm trên bảng.
- Làm việc nhóm đôi.
- Đọc đầu bài.
- HS trao đổi nhóm đôi, làm vở, một HS làm trên bảng
- HS làm vở.
- Lớp nhận xét chữa bài trên bảng.
- Làm việc nhóm.
- Đọc đề bài.
- Các nhóm thảo luận, thi tìm từ.
- Đại diện trình bày trên bảng.
- Làm việc nhóm.
- Các nhóm thảo luận, đặt câu với từ ở BT4.
- Đại diện trình bày trên bảng.
- Bình chọn nhóm có câu đặt hay.
- HS nhắc lại ghi nhớ về từ trái nghĩa.
------------------------------------------
Tiết 3: Tập đọc
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I.Mục tiêu:
 1. Bước đầu đọc diễn cảm bà thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên, tự hào. 
 2. Hiểu ý nghĩa bài: Bài thơ kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
 3. Đọc thuộc một khổ thơ.
 4. Giáo dục: Có ý thức đoàn kết dân tộc, không phân biệt màu da, tôn giáo.
II.Đồ dùng: 
 - Tranh minh hoạ bài học
 - Bảng phụ ghi khổ thơ đầu.
III.Các hoạt động:
TG
ND
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4’
30’
1’
10’
10’
9’
4’
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài.
HĐ2:Luyện đọc.
HĐ3.Tìm hiểu bài:
HĐ4:Luyện đọc diễn cảm:
3.Củng cố-Dặn dò:
- Gọi HS đọc bài “Những con sếu bàng giấy” Trả lời câu hỏi 1,2, 4 sgk tr37
- Nhận xét đánh giá, ghi điểm.
- Giới thiệu bài bằng tranh minh hoạ.
- Gọi HS khá đọc bài.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ khó (chú giải sgk).
* Lưu ý HS đọc đúng một số tiếng :trái đất,bom H,bom A; ngắt nghỉ theo nhịp:3/4
- GV đọc mẫu toàn bài giọng đọcvui, tự hào,ngắt nhịp ¾
- Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sgk tr42.
* Hỗ trợ câu 3: Chúng ta cần tỏ rõ thái độ của mình với chiến tranh.
Phải có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới 
- Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- Treo bảng phụ chép khổ thơ1
- Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng khổ thơ 1
- Nhận xét, đánh giá.
* Chốt lại nội dung, ý nghĩa của bài.
- Liên hệ GD: Em cảm nhận được điều gì khi đọc bài thơ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện đọc học thuộc cả bài thơ ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng, đọc, trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh, nhận xét.
-1HS khá đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp khổ thơ.
- Luyện đọc tiếng từ và câu khó.
- Đọc chú giải trong sgk.
- HS nghe, cảm nhận.
- Làm việc cá nhân, nhóm.
- HS đọc thầm.
- Thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk.
- HS khác nhận xét bổ sung, thống nhất ý đúng.
- HS liên hệ phát biểu theo ý hiẻu của bản thân 
- Học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Thi đoc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét bạn đọc.
- Bình chọn người đọc hay.
- HS liên hệ phát biểu, nêu ý nghĩa bài thơ.
----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu 3 tháng 10 năm 2014
Tiết 2 + 3: Tập làm văn
TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: 
 Giúp HS:
 1. Viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (Mở bài,thân bài,kết bài),thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả .
 2. Diễn đạt thành câu; Bước đầu dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
 3. GD trình bày khoa học. 
II.Đồ dùng :
 Bảng phụ, Vở tập làm văn.
III.Cá choạt động:
TG
ND
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
36’
1’
5’
30’
1’
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:
HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề:
HĐ3 Tổ chức cho HS viết bài vào vở:
3.Củng cố-Dặn dò:
- Gọi một số học sinh đọc đoạn văn tả ngôi trường của tiết trước.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu, nêu yêu cầu của tiết học.
- Gọi HS đọc cả 3 đề trong sgk
- Yêu cầu HS chọn một trong 3 đề đã cho để làm bài.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài văn: viết đủ 3 phần (mở bài,thân bài, kết bài)
* Hỗ trợ: Treo bảng phụ ghi cấu tạo chung bài văn tả cảnh:
+ Mở bài:Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
+ Thân bài:Tả từng bộ phận cảu cảnh hoặc tả sự thay đổi của cảnh theo trình tự thời gian.
+ Kết bài:Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
- Thu bài
- Dặn HS chọn viết thêm 1 đề khác trong 3 đề trong sgk để làm vào ở nhà.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài.
- Theo dõi.
- HS đọc các đề trong sgk.
- Nêu đề mình chọ để làm.
- Nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả cảnh.
- Đọc lại dàn ý đã lập ở các tiết trước.
- HS viết ra nháp, soát sửa lỗi.
- Chép bài vào vở.
- HS nộp bài
------------------------------------------
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét tình hình lớp tuần qua:
- Lớp thực hiện đầy đủ các nếp đầu giờ như: Xếp hàng, văn nghệ, truy bài.
- Các tổ trực nhật sạch sẽ.
- Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Nhiều HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
II. Nhắc nhở công việc tuần tới.
- Phân công trực nhật, vệ sinh cầu thang cho các tổ.
- Nhắ nhở lớp tiếp tục duy trì tốt các nếp đầu giờ.
- Các tổ, cá nhân thi đua học tập.
------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxTieng Viet lop 5 Tuan 4.docx
Giáo án liên quan