Bài giảng Lớp 5 - Môn Thủ công - Tuần 7 - Tiết 7 - Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 1)

 Bước 2 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.

- Tiếp tục gấp theo đường dấu gấp ở (H.5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (H.6). Tương tự, gấp theo đường dấu gấp (H.6) được (H.7).

- Lật (H.7) ra mặt sau, gấp 2 lần giống như hình 5 và 6 được (H.8).

 

doc3 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Thủ công - Tuần 7 - Tiết 7 - Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07
Tiết : 07
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (tiết 1).
NS: 01/10/2014
ND: 08/10/2014
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- gấp thuyền phẳng đáy không có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Với HS khéo tay: Gấp được thuyền phẳng dáy có mui. Hai mui thuyền cân đối. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Mẫu thuyền phẳng đáy không mui gấp bằng giấy thủ công lớn cỡ giấy A3.
Quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
Giấy thủ công, giấy nháp cỡ khổ giấy A4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
4’
1. Kiểm tra : việc chuẩn bị của HS qua trò chơi “ Hãy làm theo tôi “
HS lần lượt giơ các dụng cụ theo yêu cầu.
1’
2. Bài mới : 
a)Giới thiệu: Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
HS nêu tên bài.
32’
b)Hướng dẫn các hoạt động:
Hoạt động 1 :
Cho HS quan sát mẫu gấp TPĐKM. Đặt các câu hỏi về hình dáng của TPĐKM:
Chiếc thuyền làm bằng gì ? Màu gì ?
Trong thực tế thuyền được làm bằng gì ?
Thuyền có tác dụng giúp ích gì trong cuộc sống ?
Thân thuyền dài hay ngắn ?
Hai mũi thuyền như thế nào ?
Đáy thuyền như thế nào ?
Thuyền này có mui không ?
Mở dần thuyền mẫu trở lại tờ giấy hình chữ nhật ban đầu.
HS quan sát mẫu.trả lời
Làm bằng giấy, màu xanh.
Gỗ, sắt.
Giúp ta vận chuyển người và hàng hóa trên đường sông, đường biển.
Thân thuyền dài.
Hai mũi thuyền nhọn.
Đáy thuyền phẳng.
Thuyền này không có mui.
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn mẫu lần 1 cho cả lớp xem, vừa gấp vừa nêu qui trình.
Bước 1 : Gấp các nếp cách đều.
Đặt ngang tờ giấy hình chữ nhật, mặt kẻ ô ở trên như (H.2).
Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài được (H.3), miết theo đường gấp cho phẳng.
Gấp đôi mặt trước theo đường dấu gấp ở (H.3) được (H.4).
Lật (H.4) ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được (H.5).
Ở B1 yêu cầu gấp các bước như thế nào ?
Sau mỗi bước gấp, GV gắn phần vừa gấp mẫu trên bảng.
HS tập trung quan sát.
 Hình 2 Hình 3
 Hình 4 Hình 5 
HS trả lời
Bước 2 : Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Tiếp tục gấp theo đường dấu gấp ở (H.5) sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được (H.6). Tương tự, gấp theo đường dấu gấp (H.6) được (H.7).
Lật (H.7) ra mặt sau, gấp 2 lần giống như hình 5 và 6 được (H.8).
Gấp theo dấu gấp(H.8) được (H.9). Lật mặt sau hình 9 gấp giống như mặt trước được (H.10).
Ở B2 ta gấp được phần nào của thuyền ?
Gắn mấu gấp lên bảng.
 Hình 6 Hình 7
 Hình 8
 Hình 9 Hình 10
HS trả lời
Bước 3 : Tạo thuyền PĐKM. (Làm mẫu 2l).
Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn vào nếp vừa gấp vào trong lòng thuyền (H.11), Miết dọc theo hai cạnh thuyền cho phẳng sẽ được TPĐKM.
Cho HS nhắc lại các bước của quy trình gấp.
 Hình 11 Hình 12
HS phát biểu
Hoạt động 3 :
Hướng dẫn HS gấp hình theo qui trình.
Đặt câu hỏi
Gọi 2 HS lên gấp lại
Tổ chức gấp cả lớp trên giấy nháp, GV theo dõi giúp đỡ HS.
HS dựa vào qui trình phát biểu
Cả lớp theo dõi thao tác của bạn, nhận xét.
Cả lớp thực hành trên giấy nháp dựa vào quy trình.
3’
3. Nhận xét – Dặn dò :
Liên hệ tư tưởng giáo dục HS 
Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS
Nhắc nhở HS chơi đúng chỗ, để bảo đảo an toàn khi chơi.
Dặn dò : Về tập gấp thuyền PĐKM cho thành thạo. Chuẩn bị giấy thủ công thực hành ở tiết hai.

File đính kèm:

  • doc7.doc