Bài giảng Lớp 5 - Môn Mỹ thuật - Bài 1: Thường thức mỹ thuật xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ

Binh chủng bộ binh, xe tăng, pháo binh, hải quân.

+ Bộ binh trang phục màu xanh lá cây; Hải quân ở ngoài biển trang phục màu trắng kẻ xanh.

 

doc51 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Mỹ thuật - Bài 1: Thường thức mỹ thuật xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ vật nào ở trước, ở sau?
+ Quả nhỏ hơn ở trước cái chai..
- Bày mẫu và gợi ý HS nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật tuỳ thuộc vào hướng nhìn.
- HS quan sát và trả lời theo mắt quan sát được.
* Hoạt động 2: Cách vẽ (4’)
 - GV gợi ý cách vẽ trên bảng dựa theo ý của HS:
- HS trả lời theo câu hỏi gợi ý.
+ So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu. 
- Hs quan sát cách vẽ trên bảng
+ Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng: miệng, cổ, vai, thân,.... 
+ Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm, có nhạt.
+ Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt. 
* Hoạt động 3: Thực hành(23’)
- GV cho HS xem một số bài vẽ.
+ HS làm bài vào vở tập vẽ 5.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(3’)
- Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về:
+ Bố cục, Hình vẽ, vẽ đậm nhạt.
- Nhận xét chung tiết học, động viên HS làm bài.
* Dặn dò
- Về nhà quan sát một số mẫu khác.
- Chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn: 15/11/2013
Ngày dạy: Thứ ba:5D
 Thứ tư: 5A, B, C 
Tuần 13 Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2013
 Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người
I. Mục tiêu
 - Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm của một số dáng người đang hoạt động. 
 - Kĩ năng: HS tập nặn một dáng người đơn giản.
 - Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người. 
II. chuẩn bị
- GV: Tranh, ảnh một số dáng người đang hoạt động. 
 Hình gợi ý cách nặn. Đất nặn.
- HS: SGK. Đất nặn, Vở tập vẽ 5, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. các hoạt động dạy - học chủ yếu
- Kiểm tra bài cũ:(2') Chấm, nhận xét bài.
- Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu ghi đầu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(4’)
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về dáng người:
+ Nêu các bộ phận của cơ thể con người?
+ Mỗi bộ phận cơ thể người có dạng hình gì?
+ Nêu một số dáng hoạt động của con người?
+ Em có thể nặn dáng người ở các hoạt động nào?
+ Em thích hoạt động nào nhất? 
- GV bổ xung kết luận.
HS quan sát trả lời câu hỏi:
+ Đầu, thân, chân, tay...
+ Đầu dạng tròn; thân, chân, tay dạng hình trụ.
+ Đi, đứng, chạy, nhảy, ngồi...
+ Đá bóng, nhảy dây, kéo co, múa.
+ HS trả lời.
* Hoạt động 2: Cách nặn(4’)
- Treo tranh hướng dẫn cách nặn và nặn mẫu:
+ HS chú ý quan sát;
+ Nặn các bộ phận chính của người (thân, đầu), nặn các chi tiết sau ( mắt, mũi, mồm, tóc) rồi ghép, dính và chỉnh sửa lại cho cân đối.
+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết (tóc, mắt, áo...) rồi tạo dáng theo ý thích.
+ HS có thể làm theo.
* Hoạt động 3: Thực hành(22’)
- Vì điều kiện địa phương nên GV yêu cầu các em vẽ dáng người vào vở tập vẽ 5.
- GV quan sát, hướng dẫn HS còn lúng túng khi chọn vẽ dáng người.
+ Vẽ hai hoặc ba dáng người khác nhau và vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(3’)
- Yêu cầu HS :
- Tóm tắt và khen ngợi xếp loại một số bài đẹp.
+ Xếp loại một số bài theo cảm nhận riêng.
* Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
+ Quan sát các các dáng hoạt động.
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày dạy: Thứ ba:5D
 Thứ tư: 5A, B, C 
Tuần 14 Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
 Mĩ thuật
Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm ở đồ vật
I. mục tiêu
- Kiến thức: HS thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Kĩ năng: HS tập trang trí đường diềm đơn giản vào đồ vật.
- TháI độ: HS tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo.
II. Chuẩn bị
- GV: Một số đồ vật có ứng dụng trang trí đường diềm. 
 - HS: SGK, Vở Tập vẽ 5, Bút chì, tẩy, màu vẽ, thước kẻ.	
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu	
- Kiểm tra bài cũ:(1') Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giới thiệu bài:(2') Cho HS quan sát 2 cái bát có trang trí và không trang trí.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(3’)
+ Đường diềm thường được trang trí cho những đồ vật nào?
+ Đường diềm thường được trang trí ở vị trí nào?
+Hoạ tiết trang trí đường diềm là những hoạ tiết gì?
- GV bổ sung nhận xét.
+ Khi được trang trí bằng đường diềm em thấy đồ vật như thế nào?
+ Em thấy màu sắc sử dụng trong trang trí đường diềm ở đồ vật thế nào?
 + Bát, đĩa, túi xách, áo, váy... 
+ Xung quanh, trên, dưới....
+ Hoa lá, chim thú...
+ Trang trí bằng đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp hơn.
+ Sử dụng ít màu.
+ Có thể trang trí đường diềm theo những cách nào? 
+Sắp xếp xen kẽ hoặc nhắc lại.
* Hoạt động 2: Cách trang trí(4’)
- GV treo hình gợi ý cách trang trí ở cái bát.
 + Tìm vị trí ở đồ vật và vẽ 2 đường cong đều. 
 + Tìm hình mảng và vẽ họa tiết. 
 + Vẽ mầu theo ý thích ở họa tiết và nền. 
+ HS quan sát và nêu cách trang trí.
* Hoạt động 3: Thực hành(23’)
- GV gợi ý cụ thể cho những HS còn lúng túng. GV gợi ý một số hoạ tiết để các em lựa chọn.
+ Tự tạo dáng một đồ vật (lọ hoa, váy, áo...), trang trí đường diềm.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(3’)
- GV chọn một số bài gợi ý HS nhận xét, xếp loại:
* Dặn dò 
- Về quan sát những đồ vật có trang trí.
+ Về hình vẽ (bố cục); Hoạ tiết; Màu sắt (hài hoà, vui tươi);
+ Hoạ tiết sắp xếp đẹp, sáng tạo.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 29/11/2013
Ngày dạy: Thứ ba:5D
 Thứ tư: 5A, B, C 
Tuần 15 Thứ ba ngày 03 tháng 12 năm 2013
 Mĩ thuật
Vẽ tranh: đề tài Quân đội
I. mục tiêu
 - Kiến thức: Giúp HS hiểu biết thêm về quân đội và những hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày.
 - Kĩ năng: HS tập vẽ tranh đề tài Quân đội 
 - Thái độ: HS thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội.
II. chuẩn bị
- GV: SGK, Tranh vẽ chân dung cô bộ đội. Tranh hướng dẫn cách vẽ. 
- HS: SGK, Vở tập vẽ 5, đồ dùng học tập.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
- Kiểm tra bài cũ:(1') Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giới thiệu bài:(1') Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài(4') 
+ Em kể tên một số binh chủng trong quân đội? 
+ Trang phục của các binh chủng thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trong SGK.
+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?
+ Với đề tài Quân đội chúng ta có thể vẽ được những nội dung gì? (hoặc hoạt động gì?)
+ Nhiệm vụ chính của các cô chú bộ đội là gì?
+ Em có muốn sau này mình giống cô chú bộ đội. 
*Hoạt động 2: Cách vẽ(3')
- GV treo hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh:
+ Vẽ hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội trong hoạt động cụ thể: tập luyện, vui chơi...
+ Vẽ hình ảnh phụ phù hợp với nội dung: cây, núi, sông, xe, pháo...
+ Vẽ màu có đậm, nhạt. 
* Hoạt động 3: Thực hành(23')
- GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt đối với HS còn lúng túng về cách chọn đề tài.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(2')
- Gọi một số em lên bảng trình bày bài vẽ của mình và nêu cảm nhận riêng.
- GV nhận xét, đánh giá và động viên HS.
* Dặn dò
- Về nhà tìm hiểu thêm về Quân đội.
+ Binh chủng bộ binh, xe tăng, pháo binh, hải quân...
+ Bộ binh trang phục màu xanh lá cây; Hải quân ở ngoài biển trang phục màu trắng kẻ xanh...
+ Các cô, chú bộ đội.
+ Chân dung, bộ đội với thiếu nhi, bộ đội hành quân, tập trận, múa hát cùng với dân.
+ Bảo vệ Tổ Quốc.
+ HS quan sát hình gợi ý và trả lời theo sự gợi ý của GV.
+ Vẽ một bức tranh về đề tài Quân đội vào vở tập vẽ 5 trang 29.
+ HS lắng nghe, nhận xét bài.
- Hoàn thành bài vẽ. Chuẩn bị bài học sau.
Ngày soạn: 05/12/2013
Ngày dạy: Thứ ba:5D
 Thứ tư: 5A, B, C 
Tuần 16 Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2013
 Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu 
I. mục tiêu
- Kiến thức: Học sinh hiểu được đặc điểm của mẫu.
- Kĩ năng: Học sinh tập vẽ quả dừa hoặc cái xô đựng nước. 
- Thái độ: Học sinh quan tâm yêu quý đến mọi vật xung quanh.
II. chuẩn bị
- GV: Mẫu vẽ cái xô đựng nước, quả dừa. Hình gợi ý cách vẽ. 
 - HS: SGK, Vở tập vẽ 5, đồ dùng học tập.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
- Kiểm tra bài cũ:(1') Thu bài vẽ về nhà.
- Giới thiệu bài:(1') Giáo viên giới thiệu trực tiếp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(3') 
- GV giới thiệu mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong SGK để HS quan sát: 
+ Em quan sát và nêu sự giống, khác nhau về đặc điểm của một số vật mẫu? 
+ Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các mẫu trong mẫu?
- GV gợi ý HS quan sát so sánh mẫu vẽ để nhận ra:	
* Hoạt động 2: Cách vẽ(4')
- GV treo một số hình vẽ khác nhau để HS có thể: 
* Hoạt động 3: Thực hành(22')
- Cho HS quan sát một số bài tham của HS trước.
- GV quan tâm đến những em lúng túng về bố cục.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(3')
- GV chọn một số bài để đánh giá nhận xét về:
- Yêu cầu HS tìm ra bài mình thích. GV tổng kết.
* Dặn dò
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
- HS quan sát mẫu và SGK:
+ Giống nhau: có miệng, cổ, vai, thân, đáy...
+ Khác nhau: ở tỉ lệ các bộ phận (to, nhỏ, rộng, hẹp, cao, thấp...) và các chi tiết: nắp đậy, quai xách, tay cầm...
+ Vị trí trước-sau; kích thước to-nhỏ; độ đậm nhạt.
+ Khung hình chung-riêng; chiều cao, chiều ngang...
+ Lựa chọn bố cục hợp lý nhất.
+ Quan sát cách vẽ trên bảng.
- Vẽ cái xô đựng nước.
- Bố cục, hình vẽ, đậm nhạt.
- Quan sát một số đồ vật khác.
Ngày soạn: 13/12/2013
Ngày dạy: Thứ ba:5D
 Thứ tư: 5A, B, C 
Tuần 17 Thứ ba ngày 17 tháng 12 năm 2013
 Mĩ thuật
	 Thường thức mĩ thuật: Xem tranh du kích tập bắn
I. mục tiêu
- Kiến thức: HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- Kĩ năng: HS tập mô tả, nhận xét khi xem tranh. 
- Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II. chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: SGK. 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
- Kiểm tra bài cũ:(2') Chấm, nhận xét bài.
- Giới thiệu bài:(2') Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt dộng 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung(7').
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá V(1929-1934) trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội hoạ vừa đam mê tìm hiểu lịch sử Mĩ thuật dân tộc. Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm... Là người vẽ sơn dầu rất thành công về các đề tài công nhân - nông dân. Ông cũng góp phần không nhỏ vào việc đào tạo đội ngũ hoạ sỹ của Việt Nam. 
- Năm 1996 được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
* Hoạt động 2: Xem tranh Du kích tập bắn(15')
- GV đặt câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung:
 + Bức tranh vẽ nội dung gì? Hình ảnh chính trong tranh thế nào?
 + Hình ảnh phụ là những hình ảnh nào?
 + Có những mầu nào trong tranh? Tranh vẽ về mùa nào? 
- GV tổng kết ý kiến của HS và kết luận.
+ Cảm nhận của em về tác phẩm?
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá(2')
- GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những HS tích cực xây dựng bài. 	
* Dặn dò
- Về tìm hiểu thêm về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS lắng nghe GV giới thiệu về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- HS quan sát tranh trong SGK:
+ Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với những tư thế khác nhau..
+ Phía xa là nhà, cây, núi...
+ Màu vàng của nền đất, màu xanh thẳm của trời, màu trắng bạc của mây diễn tả cái nắng chói chang rực rỡ trên bãi tập của buổi trưa hè...
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 20/12/2013
Ngày dạy: Thứ ba:5D
 Thứ tư: 5A, B, C 
Tuần 18 Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2013
 Mĩ thuật
 Vẽ trang trí: Trang trí hình chữ nhật
I. mục tiêu
- Kiến thức: HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- Kĩ năng: HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
- Giáo dục: HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.
II. Chuẩn bị
- GV: Một số tranh vẽ trang trí hình chữ nhật. Một số họa tiết trang trí
- HS: SGK, Vở Tập vẽ 5, bút chì, tẩy, màu vẽ, com pa, thước kẻ.	
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu	
- Kiểm tra bài cũ(1’) Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giới thiệu bài:(1') Treo 3 bức tranh trang trí khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.
+ 3 bức tranh trang trí dạng hình gì? 
(hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật)
+ Hôm nay, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài vẽ trang trí: trang trí hình chữ nhật.
GV ghi đầu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(3’)
- Nhìn vào 3 bài trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật em có nhận xét gì về điểm giống nhau hay khác nhau của ba dạng bài trang trí này?
Treo 3 hình trang trí hình chữ nhật
- Em thấy trang trí hình chữ nhật có đặc điểm gì?
- Hình chữ nhật được sắp xếp, trang trí như thế nào?
- Giống nhau:
+ Hình mảng chính ở giữa được vẽ to; họa tiết, màu sắc thường sắp xếp đối xứng qua các trục.
+ Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
- Khác nhau: 
+ Hình vông thường được trang trí qua 1, 2 hoặc 4 trục.
+ Hình tròn có thể trang trí qua 1, 2, 3 hoặc nhiều trục.
+ Hình chữ nhật thường được trang trí đối xứng qua 1 hoặc 2 trục.
- Hình mảng chính ở giữa, các hình mảng phụ ở xung quanh. Các họa tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối xứng qua hai trục: trục dọc và trục ngang.
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật;
+ Mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình thoi, hình ô van
+Bốn góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác, xung quanh là đường diềm hoặc một số họa tiết phụ
- Em kể tên một số đồ vật hình chữ nhật được trang trí?
- Các đồ vật, vật dụng khi được trang trí các em thấy thế nào?
- Tấm thảm, khăn trải bản, cái khay
- Chúng đẹp hơn, đáng yêu hơn
* Hoạt động 2: Cách trang trí(4’)
- Gọi HS nhắc lại cách vẽ trang trí hình chữ nhật.
- HS nhắc lại
- GV dựa theo lời của HS vẽ nhanh các bước trang trí hình chữ nhật lên bảng.
+ Xác định tỉ lệ và vẽ hình chữ nhật. 
+ Kẻ các đường trục chia hình chữ nhật thành các phần đối xứng bằng nhau. 
+ Vẽ các hình mảng chính, phụ.
+ Vẽ họa tiết phù hợp các hình mảng. 
+ Vẽ màu theo ý thích, màu có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
- Chia lớp thành 3 nhóm chơi trò chơi “Tiếp sức” trong vòng 3 phút: chọn họa tiết sắp xếp thành hình chữ chật trang trí.
- HS tham gia trò chơi.
* Hoạt động 3: Thực hành(20’)
- GV quan sát chung và gợi ý HS lúng túng.
- HS vẽ bài vào Vở tập vẽ 5.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(3’)
- GV cùng HS nhận xét bài: Bố cục, hoạ tiết, màu sắc.
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
+ Em thích nhất bài nào? Vì sao?
- GV nhận xét và tuyên dương HS tích cực học bài.
* Dặn dò
- Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị bài sau đề tài Ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- HS nhận xét đánh giá bài theo cảm nhận riêng.
- HS chú ý lắng nghe.
Tuần 19 Thứ hai ngày 03 tháng 01 năm 2011
Bài 19: Vẽ tranh
đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh.
- Kĩ năng: HS vẽ được tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân của quê hương.
- Thái độ: HS thêm yêu quê hương, đất nước.
II. chuẩn bị:
* GV: SGK, SGV, tranh in trong bộ ĐDDH và hình gợi ý cách vẽ tranh.
*HS: SGK, Vở Tập vẽ 5, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
* Kiểm tra bài cũ:
* Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài(3’)
- Giới thiệu một số tranh, ảnh về đề tài lễ hội và các đề tài khác để HS quan sát nhận ra:
- Mùa xuân , ngày tết có nhiều hoạt động rất tưng bừng, người tham gia lễ hội động vui, nhộn nhịp, màu sắc của quần áo, cờ hoa rực rỡ.
+ Sự khác nhau giữa tranh vẽ về lễ hội và các tranh khác;
+ Vẽ về lễ hội có nhiều hoạt động khác nhau;
+ Mỗi địa phương lại có những trò chơi đặc biệt mang bản sắc riêng như: đấu vật, đánh đu, chọi gà, chọi trâu, đua thuyền,....
- Yêu cầu HS xem tranh, ảnh ở trang 60,61,62 SGK và gợi ý để HS nhận xét các hình ảnh, hoạt động, không khí , màu sắc,... của ngày hội trong tranh, ảnh và yêu cầu các em kể về các ngày hội, ngày tết, mùa xuân ở quê mình.
+ Nhận xét tranh, và kể về một số lễ hội ở quê mình.
* Hoạt động 2: Cách vẽ(4’)
+ Vẽ phác hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
+ Vẽ màu theo ý thích, Màu săc cần vui tươi, rực rỡ và có đậm, có nhạt.
- Cho HS xem một số tranh về đề tài ngày hội của hoạ sí và HS để các em rút kinh nghiệm khi vẽ.
+ Chọn một ngày hội ở quê hương mà mình thích để vẽ.
+ Có thể chỉ vẽ về một hoạt động của lễ hội như: thi nấu ăn, kéo co, đấu vật,...
* Hoạt động 3: Thực hành(23’)
- GV quan sát nhắc HS vẽ người, vẽ cảnh vật cho hợp lý. 
+ HS làm bài vào Vở tập vẽ 5.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(3’)
- Cùng HS nhận xét bài và đánh giá xếp loại.
+ Chủ đề, bố cục, hình vẽ, màu sắc;
* Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
Tuần 20 Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2011 
Bài 20: Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh tập quan sát, so sánh ước lượng tỷ lệ, đặc điểm riêng và phân biệt được các độ đậm nhạt chính của mẫu.
- Kĩ năng: Học sinh vẽ được gần giống mẫu, có bố cục cân đối với tờ giấy. 
- Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ. 
II. chuẩn bị:
* GV: SGK, Một số tranh vẽ mẫu có hai vật mẫu, Bài vẽ của học sinh năm trước.
* HS: SGK, vở vẽ, màu, bút chì, tẩy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra bài cũ:(1') Thu bài vẽ về nhà.
* Giới thiệu bài:(1') GV giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(3')
+ Tỉ lệ chung của mẫu? Và tỉ lệ của các vật mẫu?
+ Vị trí các vật mẫu?
+ Hình dáng, đặc điểm các vật mẫu?
+ Quan sát và so sánh các độ đậm nhạt ở mẫu?
- GV bổ sung, tóm tắt ý kiến, phân tích.
- HS quan sát, nhận xét.
+ Lọ cao hơn quả...
+ Quả phía trước, lọ phía sau.
+ Lọ cổ nhỏ, thân phình to...
+ Lọ đậm hơn quả...
* Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ(4’)
- GV treo một số dạng bố cục để HS nhận xét: hình a, b, c, d.
+ H.a vẽ nhỏ; H.b vẽ to; H.c vẽ không cân đối; H.d vẽ cân đối...
+ Phác khung hình chung và riêng.
+ Vẽ đường trục của mẫu. Tìm tỉ lệ bộ phận của các mẫu và phác hình dáng chung bằng nét thẳng.
+ Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng.
+ Tìm các độ đậm nhạt chính và phác các mảng đậm, nhạt. Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ để HS tham khảo các vẽ hình và vẽ đậm nhạt.
* Hoạt động 3: Thực hành(23’) 
- GV quan sát HS còn lúng túng.
- HS vẽ cái ấm tích và cái bát vào vở tập vẽ 5.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(3’)
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài vẽ.
- Học sinh nhận xét bài.
 *Dặn dò: Về nhà quan sát một số đồ vật.
Tuần 21 Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2011 
 Bài 21: Tập nặn tạo dáng
 đề tàI tự chọn
I. mục tiêu:
- Kiến thức: HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
- Kĩ năng: HS nặn được hình người, đồ vật, con vật... và tạo dáng theo ý thích.
- Thái độ: HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.
II. chuẩn bị:
* GV: - SGV, SGK
* HS: - SGK, Vở tập vẽ, đồ dùng học tập.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Kiểm tra bài cũ:(1') Chấm, nhận xét.
* Giới thiệu bài:(1') Giáo viên giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét(3')
- GV yêu cầu HS quan sát SGK:
+ Bộ phận chính của người hoặc con vật, đồ vật?
+ Các dáng đi, đứng, ngồi, nằm thế nào?
- GV: nghệ nhân ở các làng nghề làm ra nhiều sản phẩm có tính nghệ thuật cao phục vụ cho sinh hoạt đời thường và khách du lịch, với nhiều loại hình và chất liệu khác nhau: tượng sơn mài, tượng đá...	 * Hoạt động 2: Cách nặn(4')
- GV giới thiệu cách nặn:
+ Nặn từng bộ phận: đầu, thân, thân, chânrồi dính ghép lại thành hình.
 + Nặn từ một thỏi đất bằng cách vê, vuốt thành các bộ phận.
+ Nặn thêm các chi tiết phụ cho sinh động.
* Hoạt động 3: Thực hành(22')
- GV gợi ý HS làm bài theo đề tài tự chọn.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá(2')
- GV chọn một số bài để đánh giá.
- Hướng dẫn HS tự nhận xét.	 
- GV tổng kết bài.	
* Dặn dò: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà.
- HS quan sát SGK trả lời:
+ Đầu, mình, chân, tay...
+ Khác nhau...
+ HS nêu lại cách nặn ở bài học trước.
+ Vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn.
+ HS nhận bài theo ý thích của mình.
Tuần 22 Thứ hai ngày 24 tháng 01 năm 2011 
Bài 22: Vẽ trang trí
Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm
 I. mục tiêu:
- Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm của kiểu ch

File đính kèm:

  • docmy thuat 5 HK1.doc