Bài giảng Lớp 5 - Môn Lịch sử - Bài 17 : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Để chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử này, cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn sàng với tinh thần cao nhất. Khoảng năm vạn rưỡi chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ, hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa. Gần ba vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men. lên Điện Biên Phủ

docx6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 5384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Lịch sử - Bài 17 : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Nguyễn Thị Phương (19/11/1994)
Lớp : K34A-Tiểu học
Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014
Lịch sử
Bài 17 : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (37)
A.Mục tiêu
1.Kiến thức
- Học sinh biết được tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ
- Biết sơ lược diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ.
2.Kĩ năng
- Nêu sơ lược diễn biến và ý nghĩa chiến dịch Điện Biên Phủ.
3.Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
B.Đồ dùng dạy học 
1.Giáo viên
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Lược đồ phóng to, tư liệu, tranh ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ.
2.Học sinh
- Sưu tầm chuyện kể, tranh, ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ.
C.Hoạt động dạy-học
Thời gian
Nội dung hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức lớp
Quản ca cho lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng?
A.Phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh sản xuất chia ruộng đất cho nhân dân.
B.Thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, giảm tô thuế cho nhân dân.
C.Đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện phương châm “ lá lành đùm lá rách”.
Câu 2: Hãy nêu những hoạt động chủ yếu của hậu phương sau năm 1950 để góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.
A.Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
B.Các trường Đại học Sư phạm, Đại học Y-Dược vẫn đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
C.Hơn một triệu học sinh phổ thông vừa học tập, vừa hăng hái tham gia sản xuất.
D.Tất cả các ý trên đều đúng.
-GV đọc câu hỏi gọi Hs trả lời
+GV gọi Hs nhận xét
+GV nhận xét,ghi điểm kết luận đáp án A là đáp án đúng.
- GV đọc câu hỏi gọi Hs trả lời
+GV gọi Hs nhận xét
+GV nhận xét, ghi điểm kết luận đáp án D là đáp án đúng.
-1 Hs lên bảng trả lời câu hỏi
+Hs nhận xét
+Hs lắng nghe
-1 Hs lên bảng trả lời câu hỏi
+Hs nhận xét
+Hs lắng nghe
3.Bài mới
3.1.Giới thiệu bài
3.2.Bài mới
Hoạt động 1 : Vị trí Điện Biên Phủ
-Xác định vị trí Điện Biên Phủ
-Điện Biên Phủ trước đây thuộc tỉnh Lai Châu nay thuộc thành phố Điện Biên tỉnh Điện Biên.Đây là một thung lũng rộng lớn nằm ở giữa vùng rừng núi Tây Bắc-một vị trí chiến lược trọng yếu.Được sự giúp đỡ của Mỹ về tiền của vũ khí,chuyên gia quân sự Pháp đã cho xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm.
-Tập đoàn cứ điểm : là nhiều cứ điểm ( vị trí phòng thủ có công sự vững chắc ) hợp thành một hệ thống phòng thủ kiên cố (tại Điện Biên Phủ địch có 49 cứ điểm).
Hoạt động 2 : chuẩn bị cho chiến dịch của quân dân ta
-Mùa đông năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp, nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc thắng lợi.
-Để chuẩn bị cho chiến dịch lịch sử này, cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn sàng với tinh thần cao nhất. Khoảng năm vạn rưỡi chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên Phủ, hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa. Gần ba vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men... lên Điện Biên Phủ
Hoạt động 3: Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt tấn công
+ đợt 1 : ngày 13/3/1954
Quân ta nổ súng màn chiến dịch Điện Biên Phủ.Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm,ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch ở phía bắc như : Him Lam,Độc Lập, Bản Kéo.Trong trận đánh ở Him Lam, anh Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.
+đợt 2 : ngày 30/3/1954
Ta đồng loạt công kích địch lần thứ hai.Sân bay Mường Thanh bị uy hiếp, máy bay địch không xuống được sân bay buộc phải thả hàng tiếp tế, nhưng rơi không đúng vị trí,bộ đội ta thu được nhiều chiến lợi phẩm.Ta và địch giành giật nhau từng tấc đât, từng đoạn giao thông hào. Đến ngày 26/4/1954, phần lớn các cứ điểm phía đông đã thuộc quyền kiểm soát của ta,riêng hai cứ điểm quan trọng là đồi C1 và A1,địch vẫn còn kháng cự quyết liệt.
+đợt 3 : ngày 1/5/1954
Ta mở đợt tấn công thứ ba, đánh chiếm các cứ điểm còn lại.Tối 6/5/1954,trái bộc phá nặng khoảng một tấn do bộ đội ta đào đường ngầm đặt vào lòng đồi A1 được phát nổ.Đó là hiệu lệnh tổng công kích,bộ đội ta xung phong như vũ bão.
Ngày 7/5/1954 tướng Đờ Ca-xtơri,Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm bị bắt sống,chiến dịch kết thúc thắng lợi
Hoạt động 4 : Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
-Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi,góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
-Sau 1950, hậu phương ta được mở rộng và xây dựng vững mạnh làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến. Hậu phương vững mạnh chi viện thật nhiều cho tiền tuyến góp phần giúp cho quân đội của ta ngày càng lớn mạnh. Đó là tiền đề quan trọng trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Chiến thắng ấy diễn ra như thế nào và có ý nghĩa gì cô và các em cùng tìm hiểu bài 17 Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ. 
-Gv treo bản đồ hành chính Việt Nam yêu cầu học sinh quan sát và tìm vị trí của tỉnh Điện Biên trên bản đồ.
-Gv giới thiệu Điện Biên Phủ.
-Gv yêu cầu Hs đọc chú thích và tìm hiểu khái niệm: “tập đoàn cứ điểm”.
-Gv gọi hs nhận xét kết luận.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 SGK trang 37 
-Tại buổi họp TW Đảng và Bác Hồ đã nêu ra quyết tâm gì?
-Cho hs quan sát hình 1 SGK trang 38 Cuộc họp của bộ chính trị
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 sgk trang 37 trả lời câu hỏi: “ Quân và dân ta đã chuẩn bị gì cho chiến dịch?”
-Cho hs quan sát hình 2 trang 38 hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ,em có nhận xét gì?
-Gv nhận xét
-Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt tấn công? 
- Đợt 1 diễn ra như thế nào?
-Gv chỉ lược đồ giảng cho hs hiểu
-Hành động của anh Phan Đình Giót thể hiện điều gì?
-đợt 2 diễn ra như thế nào?
- Gv chỉ lược đồ giảng cho hs hiểu
-đợt 3 diễn ra như thế nào?
-Gv chỉ lược đồ giảng cho hs hiểu
-Hỏi : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa gì?
-Gọi Hs nhận xét
-Kết luận
-Hs lắng nghe.
-Hs quan sát và tìm vị trí của tỉnh Điện Biên.
-Hs lắng nghe.
Hs đọc chú thích trả lời 
-Hs nhận xét
-1Hs đọc,cả lớp đọc thầm.
-Hs trả lời
-Hs quan sát.
-Hs đọc và trả lời câu hỏi.
-Hs quan sát trả lời câu hỏi.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
-Hs trả lời:
Thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất,kiên cường.
-hs trả lời
-hs trả lời
-1 Hs trả lời 
-Hs nhận xét
-Hs lắng nghe
4.Củng cố
-Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK
-Hs đọc ghi nhớ
5.Dặn dò
Gv nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh học thuộc bài và chuẩn bị bài hôm sau học.
-hs thực hiện theo yêu cầu.

File đính kèm:

  • docxBai 17 chien thang lich su Dien Bien Phu.docx