Bài giảng Lớp 5 - Môn Khoa học - Tiết 1 - Sự sinh sản
- Cho học sinh nhận xét + giáo viên cho điểm
3. Giới thiệu bài mới: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải
trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3 - 2 học sinh cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi - Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ? - Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ? Bước 2: Hoạt động cả lớp - Đại diện hóm lên trình bày Giáo viên chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục * Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, thi đua Bứơc 1: Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của XH về vai trò của nam và nữ. - Giáo viên phát cho mỗi các tấm phiếu ( S 8) và hướng dẫn cách chơi - Học sinh nhận phiếu Liệt kê về các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách hiểu của bạn - Học sinh làm việc theo nhóm Những đặc điểm chỉ nữ có Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ Những đặc điểm chỉ nam có - Mang thai - Kiên nhẫn - Thư kí - Giám đốc - Chăm sóc con - Mạnh mẽ - Đá bóng - Có râu - Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng - Cơ quan sinh dục tạo ra trứng - Cho con bú - Tự tin - Dịu dàng - Trụ cột gia đình - Làm bếp giỏi Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm) - Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm) Bước 2: Hoạt động cả lớp - Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả _Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp _Cả lớp cùng chất vấn và đánh giá _GV đánh , kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc . * Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ Bước 1: Làm việc theo nhóm _ GV yêu cầu các nhóm thảo luận Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ? Công việc nội trợ là của phụ nữ. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình . Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật . Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào ? Như vậy có hợp lí không ? Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ? Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? _Mỗi nhóm 2 câu hỏi Bước 2: Làm việc cả lớp _Từng nhóm báo cáo kết quả _GV kết luận : Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình . 5. Tổng kết - dặn dò - Xem lại nội dung bài - Chuẩn bị: “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ?” - Nhận xét tiết học Tiết 4 : KHOA HỌC CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? I. Mục tiêu: Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ. Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: - Thầy: Các hình ảnh bài 4 SGK - Phiếu học tập - Trò: SGK III. Các hoạt động: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU CHỈNH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Nam hay nữ ? ( tt) - Nêu những đặc điểm chỉ có ở nam, chỉ có ở nữ? - Nam: có râu, có tinh trùng - Nữ: mang thai, sinh con - Nêu những đặc điểm hoặc nghề nghiệp có ở cả nam và nữ? - Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, giáo viên, chăm sóc con, mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá, hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư... - Con trai đi học về thì được chơi, con gái đi học về thì trông em, giúp mẹ nấu cơm, em có đồng ý không? Vì sao? - Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ... Giáo viên cho điểm + nhận xét. - Học sinh nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: “Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào?” 4. Phát triển các hoạt động: 1 . Sự sống của con người bắt đầu từ đâu? * Hoạt động 1: ( Giảng giải ) - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, quan sát * Bước 1: Đặt câu hỏi cho cả lớp ôn lại bài trước: - Học sinh lắng nghe và trả lời. - Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi con người? - Cơ quan sinh dục. -Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? - Tạo ra tinh trùng. - Cơ quan sinh dục nư õ có khả năng gì ? - Tạo ra trứng. * Bước 2: Giảng - Học sinh lắng nghe. Sự hình thành cơ thể người. - Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh. - Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. - Hợp tử phát triển thành phôi rồi hình thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sinh ra 2 . Sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi * Hoạt động 2: ( Làm việc với SGK) - Hoạt động nhóm đôi, lớp Mô tả khái quát quá trình thụ tinh.Các giai đoạn phát triển của thai nhi. * Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào? - Học sinh làm việc cá nhân, lên trình bày: Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng Hình 1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng. Hình 1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. * Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát H .2 , 3, 4, 5 / S 11 để tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 6 tuần , 8 tuần , 3 tháng, khoảng 9 tháng - 2 bạn sẽ chỉ vào từng hình, nhận xét sự thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau. _Yêu cầu học sinh lên trình bày trước lớp. - Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh. - Hình 3: Thai 8 tuần, đã có hình dạng của đầu , mình , tay , chân nhưng chưa hoàn chỉnh . - Hình 4: Thai 3 tháng, đã có hình dạng của đầu, mình , tay, chân hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể . Giáo viên nhận xét. - Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng * Hoạt động 3: Củng cố - Thi đua: + Sự thụ tinh là gì? Sự sống con người bắt đầu từ đâu? - Đại diện 2 dãy bốc thăm, trả lời - Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. Sự sống con người bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với 1 tinh trùng của bố. + Giai đoạn nào đã nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân? Giai đoạn nào đã nhìn thấy đầy đủ các bộ phận? - 3 tháng - 9 tháng 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ - Chuẩn bị: “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe” - Nhận xét tiết học Tiết 5 : KHOA HỌC CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ? I. Mục tiêu: Học sinh biết nêu những việc nên hoặc ø không nên làm đối với người phụ nữ có thai. Giáo dục học sinh có ý thức giúp đỡ người phụ nữ có thai. II. Chuẩn bị: - Thầy: Các hình vẽ trong SGK - Phiếu học tập - Trò : SGK III. Các hoạt động: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU CHỈNH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào? - Thế nào là sự thụ tinh? Thế nào là hợp tử? Cuộc sống của chúng ta được hình thành như thế nào? - Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. - Hợp tử là trứng đã được thụ tinh. - Sự sống bắt đầu từ 1 tế bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng của người bố. - Nói tên các bộ phận cơ thể được tạo thành ở thai nhi qua các giai đoạn: 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng? - 5 tuần: đầu và mắt - 8 tuần: có thêm tai, tay, chân - 3 tháng: mắt, mũi, miệng, tay, chân - 9 tháng: đầy đủ các bộ phận của cơ thể người (đầu, mình, tay chân). - Cho học sinh nhận xét + giáo viên cho điểm 3. Giới thiệu bài mới: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm đôi, cá nhân, lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải Nêu những việc làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai. + Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn - Học sinh lắng nghe - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp - Chỉ và nói nội dung từng hình 1, 2, 3, 4, ở trang 12 SGK - Thảo luận câu hỏi: Nêu những việc nên và không nên làm đối với những phụ nữ có thai và giải thích tại sao? + Bước 2: Làm việc theo cặp - Học sinh làm việc theo hướng dẫn trên của GV. + Bước 3: Làm việc cả lớp - Học sinh trình bày kết quả làm việc. - Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi: Việc làm nào thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? Giáo viên chốt: - Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi lớn lên và phát triển tốt. Đồng thời, người mẹ cũng khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được nguy hiểm có thể xảy ra. - Chuẩn bị cho đứa con chào đời là trách nhiệm của cả chồng và vợ về vật chất lẫn tinh thần để người vợ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Hình Nội dung Nên Không nên 1 Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi X 2 Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi X 3 Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế X 4 Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ * Hoạt động 2 : (Thảo luận cả lớp ) Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai. + Bước 1: - yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 / 13 SGK và nêu nội dung của từng hình + Bước 2: + Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai ? _GV kết luận ( 32/ SGV) - Hình 5 : Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ - Hình 6 : Người phụ nữ có thai đang làm những công việc nhẹ như đang cho gà ăn; người chồng gánh nước về - Hình 7 : người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10 * Hoạt động 3: Đóng vai - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận, thực hành Mọi người phải có trách nhiệm quan tâm , chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. + Bước 1: Thảo luận cả lớp - Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi trong SGK trang 13 +Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ ? - Học sinh thảo luận và trình bày suy nghĩ - Cả lớp nhận xét + Bước 2: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành đóng vai theo chủ đề: “Có ý thức giúp đỡ người phụ nữ có thai”. + Bước 3: Trình diễn trước lớp - Một số nhóm lên trình diễn - Các nhóm khác xem, bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với người phụ nữ có thai. Giáo viên nhận xét * Hoạt động 3: Củng cố - Thi đua: (2 dãy) Kể những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai? - Học sinh thi đua kể tiếp sức. GV nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ. - Chuẩn bị: “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì ” - Nhận xét tiết học Tiết 6 : KHOA HỌC TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: -Nêu được vai trò phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. -Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ XH ở tuổi dậy thì. -Giáo dục học sinh giữ gìn sức khỏe để cơ thể phát triển tốt. II. Chuẩn bị: - Thầy: Hình vẽ trong SGK - Trò: Học sinh đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. III. Các hoạt động: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU CHỈNH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? - Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? - gánh nước thay vợ, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ... - Việc đó giúp mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được các nguy hiểm. - Việc nào nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai? - Nên: ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng, đi khám thai thường kì. - Không nên: lao động nặng, dùng chất kích thích (rượu, ma túy...) - Cho học sinh nhận xét + GV cho điểm. - Nhận xét bài cũ 3. Giới thiệu bài mới: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì - Học sinh lắng nghe 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp - Hoạt động cá nhân, lớp Sưu tầm và giới thiệu ảnh. Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải - Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu. Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? - Học sinh có thể trưng bày ảnh và trả lời: + Đây là ảnh của em tôi, em 2 tuổi, đã biết nói và nhận ra người thân, biết chỉ đâu là mắt, tóc, mũi, tai... + Đây là ảnh em bé 4 tuổi, nếu mình không lấy bút và vở cất cẩn thận là em vẽ lung tung vào đấy ... * Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Hoạt động nhóm, lớp * Bước 2: GV phổ biến cách chơi và luật chơi - nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc . _HS đọc thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào đã nêu ở tr 14 SGK _Thư kí viết nhanh đáp án vào bảng * Bước 2: Làm việc theo nhóm - Học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư kí ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên. * Bước 3: Làm việc cả lớp - Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và cử đại diện lên trình bày. - Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn. Nêu được giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. - Yêu cầu các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết) -Đáp án : 1 – b ; 2 – a ; 3 _ c - Các nhóm khác bổ sung (nếu thiếu) - Giáo viên tóm tắt lại những ý chính vào bảng lớp. Giáo viên nhận xét + chốt ý Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Dưới 3 tuổi Biết tên mình, nhận ra mình trong gương, nhận ra quần áo, đồ chơi... Từ 3 tuổi đến 6 tuổi Hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thích vẽ, tô màu, chơi các trò chơi, thích nói chuyện, giàu trí tưởng tượng. Từ 6 tuổi đến 10 tuổi Cấu tạo của các bộ phận và chức năng của cơ thể hoàn chỉnh. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh. * Hoạt động 3: Thực hành Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ XH ở tuổi dậy thì. _Yêu cầu HS đọc thông tin tr 15 SGK và trả lời câu hỏi : - Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ? Tuổi dậy thì - Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. - Cơ quan sinh dục phát triển... Ở con gái: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Ở con trai có hiện tượng xuất tinh lần đầu. - Phát triển về tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng. Giáo viên nhận xét và chốt ý Tr 35/SGV 5. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ - Chuẩn bị: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già” - Nhận xét tiết học Tiết 7 : KHOA HỌC TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀØ I. Mục tiêu: -Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. -Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: - Thầy: Tranh vẽ trong SGK trang 16 , 17 - Trò : SGK - Tranh ảnh sưu tầm những người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau III. Các hoạt động: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ĐIỀU CHỈNH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì - Bốc thăm số liệu trả bài theo các câu hỏi Nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn dưới 3 tuổi và từ 3 tuổi đến 6 tuổi? - Dưới 3 tuổi: biết đi, biết nói, biết tên mình, nhận ra quần áo, đồ chơi - Từ 3 tuổi đến 6 tuổi: hiếu động, giàu trí tưởng tượng ... Nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn từ 6 tuổi đến 10 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì? - 6 tuổi đến 10 tuổi: cơ thể hoàn chỉnh, cơ xương phát triển mạnh. - Tuổi dậy thì: cơ thể phát triển nhanh, cơ quan sinh dục phát triển ... - Cho học sinh nhận xét + Giáo viên cho điểm - Nhận xét bài cũ 3. Giới thiệu bài mới: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già - Học sinh lắng nghe 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Hoạt động nhóm, cả lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại + Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn - Học sinh đọc các thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK trang 16 , 17 theo nhóm + Bước 2: Làm việc theo nhóm - Làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư ký ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. + Bước 3: Làm việc cả lớp - Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình trên bảng và cử đại diện lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn và các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết) Giáo viên chốt lạinội dung làm việc của học sinh Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên - Chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn - Phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội. Tuổi trưởng thành - Trở thành ngưòi lớn, tự chịu trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội. Tuổi trung niên - Có thời gian và điều kiện tích luỹ kinh nghiệm sống. Tuổi già - Vẫn có thể đóng góp cho xã hội, truyền kinh nghiệm cho con, cháu. Sưu tầm và giới thiệu người trong ảnh. * Hoạt động 2: Trò chơi “Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời”? - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải. + Bước 1: Tổ chức và hướn
File đính kèm:
- khoa hoc 5.doc