Bài giảng Lớp 5 - Môn Địa lý – Tuần 1 - Tiết 1 - Bài: Việt Nam - Đất nước chúng ta

Quan sát lược đồ phân bố cây trồng, chuẩn bị trả lời câu hỏi 2.

- Trình bày kết quả (kết hợp chỉ bản đồ vùng phân bố cây trồng).

- Nhắc lại

 

doc35 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Địa lý – Tuần 1 - Tiết 1 - Bài: Việt Nam - Đất nước chúng ta, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng nhật triều, có vùng bán nhật triều và có vùng có cả 2 chế độ thuỷ triều trên 
- Nghe và lặp lại
* Hoạt động 3: Vai trò của biển
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, nhóm
Mục tiêu: HS nêu được vai trò của biển ở nước ta
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để nêu vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất của nhân dân ta
- Học sinh dựa và vốn hiểu biết và SGK, thảo luận và trình bày 
- Học sinh khác bổ sung
- Giáo viên chốt ý: Biển điều hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên và là đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
* Củng cố:
- Tổ chức học sinh chơi theo 2 nhóm: luân phiên cho tới khi có nhóm không trả lời được.
+ Nhóm 1 đưa ảnh hoặc nói tên điểm du lịch biển, nhóm 2 nói tên hoặc chỉ trên bản đồ tỉnh, thành phố có điểm du lịch biển đó.
Tổng kết - dặn dò: 
* Nhận việc học và làm bài ở nhà:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị: “Đất và rừng”
Ban Giám Hiệu	Tổ trưởng	 Giáo viên
 Hồ Bạch Yến Nguyễn Thị Cẩm Tú
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn Địa lý – Tuần 6
Tiết 6 - Bài: ĐẤT VÀ RỪNG 
Ngày dạy: 19 – 09 – 2012
I.MỤC TIÊU:
- Nắm một số đặc điểm của đất phe-re-lít và đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người.
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố những loại đất chính ở nước ta - Trình bày đặc điểm của những loại đất chính và biện pháp bảo vệ, cải tạo đất. 
- Ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí. 
II. ĐDDH:	
 Thầy: Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam - Phiếu học tập. 
Trò: Sưu tầm tranh ảnh về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta 
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân 
Mục tiêu: Học sinh biết được Các loại đất chính ở nước ta
® Giáo viên treo lược đồ 
- Học sinh quan sát 
- Yêu cầu đọc tên lược đồ và khí hậu. 
- Lược đồ phân bố các loại đất chính ở nước ta. 
- Học sinh đọc kí hiệu trên lược đồ 
- Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. 
- Học sinh lên bảng trình bày + chỉ lược đồ. 
* Đất phe ra lít: 
- Phân bố ở miền núi
- Có màu đỏ hoặc vàng thường nghèo mùn, nhiều sét. 
- Thích hợp trồng cây lâu năm
- Học sinh trình bày xong giáo viên sửa chữa đến loại đất nào giáo viên đính băng giấy ghi sẵn vào bảng phân bố (kẻ sẵn ở giấy A0). 
* Đất phù sa: 
- Phân bố ở đồng bằng 
- Được hình thành do phù sa ở sông và biển hội tụ. Đất phù sa nhìn chung tơi xốp, ít chua, giàu mùn. 
- Thích hợp với nhiều cây lương thực, hoa màu, rau quả. 
- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng loại đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ)
- Học sinh đọc 
- Sau đó giáo viên chốt ý 
- Học sinh lặp lại 
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời: 
1) Vì sao phải sử dụng đất trồng hợp lí?
- Dựa vào vốn hiểu biết, SGK, quan sát tranh ảnh thảo luận trả lời. 
- Vì đất là nguồn tài nguyên quí giá của đất nước nhưng nó chỉ có hạn. 
2) Nêu một số biện pháp để bảo vệ và cải tạo đất? 
1. Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
2. Trồng luân canh, trồng các loại cây họ đậu làm phân xanh.
3. Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn đối với những vùng đất có độ dốc. 
4. Tháu chua, rửa mặn cho đất với những vùng đất chua mặn. 
- Giáo viên sửa chữa giúp học sinh hoàn thiện câu hỏi 
- Học sinh lắng nghe 
® Chốt đưa ra kết luận ® ghi bảng
- Học sinh theo dõi 
* Hoạt động 2: Rừng ở nước ta
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân 
Mục tiêu: Học sinh biết được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
+ Bước 1: 
+ Chỉ vùng phânbố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ 
- HS quan sát H 1, 2 , 3 à đọc SGK
+ Hoàn thành BT
Rừng
Vùng phân bố
Đặc điểm
Rừng rậm nhiệt đới
Rừng ngập mặn
+ Bước 2: 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV sửa chữa – và rút ra kết luận
* Hoạt động 3: Vai trò của rừng
Mục tiêu: Hiểu được rừng có vai trò rất quan trọng
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân
+ Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân phải làm gì?
- HS trưng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật , động vật của rừng VN
* Củng cố 
Trò chơi “Ai nhanh hơn” 
- Giải thích trò chơi
- Chơi tiếp sức hoàn thành nội dung kiến thức vừa xây dựng. 
- Tổng kết khen thưởng 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc lại 
* Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
* Nhận việc học và làm bài ở nhà:
- Chuẩn bị: “Rừng” - Sưu tầm tranh ảnh về rừng 
Ban Giám Hiệu	Tổ trưởng	 Giáo viên
 Hồ Bạch Yến Nguyễn Thị Cẩm Tú
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn Địa lý – Tuần 7
Tiết 7 - Bài: ÔN TẬP 
Ngày dạy: 26 – 09 – 2012 
I.MỤC TIÊU:
- Hệ thống hóa những kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản. 
- Mô tả và xác định vị trí nước ta trên bản đồ. 
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên bản đồ. 
- Tự hào về quê hương đất nước Việt Nam. 
II. ĐDDH:	
 Thầy: Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. 
Trò: SGK, bút màu 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
* Hoạt động 1: Ôn tập về vị trí giới hạn phần đất liền của VN
- Hoạt động nhóm (4 em) 
Mục tiêu: Học sinh biết dược địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản
+ Bước 1: Chia nhóm
Hoạt động nhóm 4, theo yêu cầu trong yếu ® xác định giới hạn phần đất liền của nước ta.
- Giáo viên phát phiếu học tập có nội dung.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Phiếu học tập in hình lược đồ khung Việt Nam. 
* Yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ: 
+ Tô màu để xác định giới hạn phần đất liền của Việt Nam (học sinh tô màu vàng lợt, hoặc màu hồng lợt nguyên lược đồ Việt Nam).
- Thảo luận nhiều nhóm nhưng giáo viên chỉ chọn 6 nhóm đính lên bảng 
+ Điền các tên: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Biển đông, Hoàng Sa, Trường Sa. 
- Học sinh thực hành: Nhóm nào xong trước chạy lên đính ngược bản đồ của mình lên bảng ® chọn 1 trong 6 tên đính vào bản đồ lớn của giáo viên lần lượt đến nhóm thứ 6.
Þ Giáo viên: sửa bản đồ chính sau đó lật từng bản đồ của từng nhóm cho học sinh nhận xét. 
- Đúng học sinh vỗ tay 
- Các nhóm khác ® tự sửa 
- Mời một vài em lên bảng trình bày lại về vị trí giới hạn. 
- Học sinh lên bảng chỉ lược đồ trình bày lại. 
+ Bước 2 :
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày 
- Học sinh lắng nghe 
Ÿ Giáo viên chốt. 
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên Việt Nam. 
Mục tiêu: Học sinh biết được đặc điểm tự nhiên Việt Nam
- Giáo viên nhận xét chốt ý điền vào bảng đã kẻ sẵn (mẫu SGK/77) từng đặc điểm như:
Ÿ Khí hậu: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. 
Ÿ Sông ngòi: Nước ta có mạng lưới sông dày đặc nhưng ít sông lớn. 
Ÿ Đất: Nước ta có 2 nhóm đất chính: đất pheralít và đất phù sa. 
Ÿ Rừng: Đất nước ta có nhiều loại rừng với sự đa dạng phong phú của thực vật và động vật. 
- Thảo luận theo nội dung trong thăm, nhóm nào xong rung chuông chạy nhanh đính lên bảng, nhưng không được trùng với nội dung đã đính lên bảng (lấy 4 nội dung)
* Nội dung: 
1/ Tìm hiểu đặc điểm về khí hậu 
2/ Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi 
3/ Tìm hiểu đặc điểm đất 
4/ Tìm hiểu đặc điểm của rừng 
- Các nhóm khác bổ sung 
- Học sinh từng nhóm trả lời viết trên bìa nhóm. 
* Củng cố:
- Em nhận biết gì về những đặc điểm tự nhiên nước ta?
- Học sinh nêu 
* Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
* Nhận việc học và làm bài ở nhà:
- Chuẩn bị: “Dân số nước ta”
Ban Giám Hiệu	Tổ trưởng	 Giáo viên
 Hồ Bạch Yến Nguyễn Thị Cẩm Tú
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn Địa lý – Tuần 8
Tiết 8 - Bài: DÂN SỐ NƯỚC TA 
Ngày dạy: 03 – 10 – 2012 
I. MỤC TIÊU: 	
- Nắm đặc điểm số dân và tăng dân số của Việt Nam
- Hiểu: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh và nắm hậu quả do dân số tăng nhanh	
- Sử dụng lược đồ, bảng số liệu để nhận biết đặc điểm số dân và sự tăng dân số của nước ta.
- Nêu những hiệu quả do dân số tăng nhanh.
- Ý thức về sự cần thiết của việc sinh ít con trong 1 gia đình.
II. ĐDDH:
- Thầy: Bảng số liệu về dân số các nước ĐNÁ năm 2004. 
 Biểu đồ tăng dân số.
- Trò: Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của tăng dân số nhanh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
v	Hoạt động 1: Dân số
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm số dân và tăng dân số của Việt Nam
+ Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời 
- Nước ta có diện tích thế nào?
® Lưu ý: thứ tự số dn của từng quốc gia
v	Hoạt động 2: Gia tăng dân số 
Mục tiêu: Hiểu nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh 
- Cho biết số dân trong từng năm của nước ta.
- Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta?
® Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người.
Lưu ý: hậu quả do dân số tăng nhanh
v	Hoạt động 3: Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh.
Mục tiêu: Nêu được những hiệu quả do dân số tăng nhanh.
- Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào?
- Nhận xét chung
Þ Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
v Củng cố. 
- Yêu cầu 
- Nhận xét, đánh giá.
v Tổng kết - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
+ Hoc sinh, trả lời và bổ sung: 
Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu? 78,7 triệu người.
Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐNÁ? Thứ ba.
- Nước ta có diện tích trung bình nhưng lại thuộc hàng đông dân trên thế giới.
- Nghe
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
- Học sinh quan sát biểu đồ dân số và trả lời.
- 1979: 52,7 triệu người
- 1989: 64, 4 triệu người.
- 1999: 76, 3 triệu người.
- Tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu người.
- Liên hệ dân số địa phương: TPHCM.
- Nghe và lặp lại
- Nghe
* Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
- Nhóm thảo luận theo câu hỏi
- Đại diện trình bày
- HS khác nhận xét- bổ sung
	Thiếu ăn
	Thiếu mặc
	Thiếu chỗ ở
	Thiếu sự chăm sóc sức khỏe
	Thiếu sự học hành
- Lắng nghe
- Học sinh sáng tác những câu khẩu hiệu hoặc tranh vẽ tuyên truyền, cổ động KHHGĐ.
- Nhận xét- tuyên dương
* Nhận việc học và làm bài ở nhà
- Chuẩn bị: “Các dân tộc, sự phân bố dân cư”.
Ban Giám Hiệu	Tổ trưởng	 Giáo viên
 Hồ Bạch Yến Nguyễn Thị Cẩm Tú
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn Địa lý – Tuần 9
Tiết 9 - Bài: CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ 
Ngày dạy: 10 – 10 – 2012 
I. MỤC TIÊU: 	
- Nắm đặc điểm của các dân tộc và đặc điểm của sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Trình bày 1 số đặc điểm về dân tộc, mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết với các dân tộc.
II. ĐDDH:	
 Thầy: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.
 Bản đồ phân bố dân cư VN.
Trò: Tranh ảnh 1 số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi VN.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
v	Hoạt động 1: Các dân tộc 
Mục tiêu: HS nắm đặc điểm của các dân tộc và đặc điểm của sự phân bố dân cư ở nước ta.
- Yêu cầu
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm bao nhiêu phần trong tổng số dân? Các dân tộc còn lại chiếm bao nhiêu phần?
Dân tộc Kinh sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
Kể tên 1 số dân tộc mà em biết?
- Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của học sinh.
v	Hoạt động 2: Mật độ dân số 
Mục tiêu: HS biết trình bày 1 số đặc điểm về dân tộc.
- Yêu cầu
® Để biết MĐDS, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng, hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó 
- Nêu nhận xét về MĐDS nước ta so với thế giới và 1 số nước Châu Á?
® Kết luận: Nước ta có MĐDS cao.
v	Hoạt động 3: Phân bố dân cư.
Mục tiêu: HS biết được mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
- Phát phiếu
® Ở đồng bằng đất chật người đông, thừa sức lao động. Ở miền khác đất rộng người thưa, thiếu sức lao động.
- Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
® Những nước công nghiệp phát triển khác nước ta, chủ yếu dân sống ở thành phố.
v Củng cố. 
- Yêu cầu
® Giáo dục: Kế hoạch hóa gia đình.
v Tổng kết - dặn dò: 
Nhận xét tiết học. 
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân
- Quan sát biểu đồ, tranh ảnh, kênh chữ/ SGK và trả lời.
- 54.
- Kinh. 86 phần trăm.14 phần trăm.
- Đồng bằng. Vùng núi và cao nguyên.
- Dao, Ba-Na, Chăm, Khơ-Me
- Trình bày và chỉ lược đồ trên bảng vùng phân bố chủ yếu của người Kinh và dân tộc ít người.
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân
- HS đọc thông tin sách giáo khoa TLCH: em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
- Lắng nghe
- Số dân trung bình sống trên 1 km2 diện tích đất tự nhiên.
+ Nêu ví dụ và tính thử MĐDS.
+ Quan sát bảng MĐDS và trả lời.
- MĐDS nước ta cao hơn thế giới 5 lần, gần gấp đôi Trung Quốc, gấp 3 Cam-pu-chia, gấp 10 lần MĐDS Lào.
- Nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, nhóm đôi
- Trả lời trên phiếu sau khi quan sát lược đồ/ 80. Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào?
Đại diện trình bày
- Đông: đồng bằng.
- Thưa: miền núi.
- Học sinh khác nhận xét.
® Không cân đối.
- Nông thôn. Vì phần lớn dân cư nước ta làm nghề nông.
- Lắng nghe
- Nêu lại những đặc điểm chính về dân số, mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
* Nhận việc học và làm bài ở nhà:
Chuẩn bị: “Nông nghiệp”.
Ban Giám Hiệu	Tổ trưởng	 Giáo viên
 Hồ Bạch Yến Nguyễn Thị Cẩm Tú
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn Địa lý – Tuần 10
Tiết 10 - Bài: NÔNG NGHIỆP 
Ngày dạy: 24 – 10 – 2012 
I. MỤC TIÊU: 	
- Nắm vai trò của trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng chủ yếu và vùng phân bố.
- Quan sát, phân tích biểu đồ, bảng thống kê, lược đồ để tìm kiến thức.
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của 1 số loại cây trồng chính ở nước ta.
- Giáo dục học sinh tự hào về nông nghiệp (nhất là trồng trọt) đang lớn mạnh của đất nước.
II. ĐDDH:	
 Thầy: Bản đồ phân bố các cây trồng Việt Nam.
Trò: Sưu tầm tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài mới: “Nông nghiệp” 
v	Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
Mục tiêu: HS nắm vai trò của trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp
- GV nêu câu hỏi:
+ Dựa vào mục 1/ SGK, hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
* Lưu ý: Các loại cây trồng chủ yếu và vùng phân bố.
v Hoạt động 2: (làm việc theo cặp)
Mục tiêu: HS biết tầm quan trọng của nông nghiệp Việt nam
* Bước 1: 
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV nêu câu hỏi 
- GV tóm tắt : VN trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới ( sau Thái Lan)
v	Hoạt động 3: Vùng phân bố cây trồng.
Mục tiêu: HS biết vùng phân bố cây trồng.
Þ Kết luận về vùng phân bố lúa gạo (đồng bằng); cây công nghiệp (núi và cao nguyên); cây ăn quả (đồng bằng).
v Củng cố 
- Công bố hình thức thi đua.
BVMT: Việc khai thác đất trong sx trồng trọt có ảnh hưởng gì đến MT? Cầ làm gì để bảo vệ MT?
v Tổng kết - dặn dò: 
- Nghe.
Hoạt động cá nhân
- Quan sát lược đồ/ SGK.
1/ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
2/ Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi
Hoạt động nhóm, lớp
- HS quan sát H a2 và chuẩn bị trả lời câu hỏi 1/ SGK.
- Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
- Nước ta đã đạt thành tích gì trong việc trồng lúa gạo?
- Trình bày kết quả.
- Nhắc lại.
- Phù hợp khí hậu nhiệt đới.
- Đủ ăn, dư gạo để xuất khẩu 
Hoạt động cá nhân, lớp.
- Quan sát lược đồ phân bố cây trồng, chuẩn bị trả lời câu hỏi 2.
- Trình bày kết quả (kết hợp chỉ bản đồ vùng phân bố cây trồng).
- Nhắc lại.
Hoạt động nhóm
- Các nhóm thi đua trưng baỳ tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp của nước ta.
* HS nêu -lớp nx bổ sung .(bảo vệ đất khai thác sử dụng đất hợp lí ,bảo vệ MT )
* Nhận việc học và làm bài ở nhà:
- Nhận xét tiết học.
Ban Giám Hiệu	Tổ trưởng	 Giáo viên
 Hồ Bạch Yến Nguyễn Thị Cẩm Tú
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn Địa lý – Tuần 11
Tiết 11 - Bài: LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 
Ngày dạy: 31 – 10 – 2012 
I.MỤC TIÊU:
- HS biết dựa vào sơ đồ, để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thủy sản của nước ta. Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thủy sản. Nêu được tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ rừng, không đồng tình với hành vi phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. ĐDDH:	
 Thầy: Bản đồ kinh tế (Lâm nghiệp – Thủy sản). Tranh ảnh 
Trò: SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu tựa bài
Hoạt động 1: Lâm nghiệp
Mục tiêu: HS biết dựa vào sơ đồ, để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thủy sản của nước ta
+ Kể tên các hoạt chính của ngành lâm nghiệp?
Bước 1:
- HS đọc bảng số liệu về tổng diện tích rừng (năm gần đây)
- HS dựa bảng số liệu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng theo 2 giai đoạn
+ Năm 1980 -> 1995
+ Năm 1995 -> 2004
- Yêu cầu HS giải thích?
- GV nhận xét, bổ sung
- GV giải thích thêm:
Tổng DT rừng = DT rừng tự nhiên + DT rừng trồng
- GV kết hợp cho HS xem một số tranh ảnh về nạn đốt phá rừng
- Giới thiệu những hình ảnh về hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Hoạt động trồng rừng thường ở đâu?
Hoạt động 2: Thủy sản
Mục tiêu: HS biết dựa vào sơ đồ, thủy sản của nước ta.
Bước 1: 
+ Kể tên một số thủy hải sản?
+ Treo biểu đồ sản lượng thủy sản
- Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển thủy sản?
- So sánh sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm
- Ngành thủy sản gồm những hoạt động nào?
- So sánh sản lượng đánh bắt và sản lượng nuôi trồng?
- Ngành thủy sản phát triển mạnh ở đâu?
- GV: Qua biểu đồ, bản đồ ta thấy sản lượng thủy sản ngày càng tăng, trong khi đó sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt.
- Các loài thủy sản đang được nuôi nhiều: cá nước ngọt: cá basa, cá tra, cá trôi, trắm, mè , cá nước lợ, mặn: Cá song, tai tượng, trình., các loại tôm (tôm sú, tôm hùm), trai, ốc
* Củng cố - dặn dò
- Yêu cầu
- GDTT- LHTT
* Tồng kết – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân
- HS quan sát và trả lời:
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động bảo vệ rừng, khai thác gỗ, các lâm sản khác
- Thảo luận nhóm
- HS đọc bảng số liệu và thảo luận
- Giảm 1,3 triệu ha
- Tăng 2,9 triệu ha
- Giai đoạn rừng nước ta giảm là do khai thác rừng, bừa bãi, đốt phá rừng nghiêm trọng, quản lí bảo vệ kém. 
- Giai đoạn rừng nước ta tănglà do nhà nước ta vận động nhân dân trồng mới và bảo vệ rừng.
- Lắng nghe
- Quan sát, nêu nội dung tranh: 
Cháy rừng, chặt phá cây trái phép, buôn lậu gỗ, động vật hoang dã.
- Ươm cây để trồng rừng, trồng rừng phủ xanh đồi trọc, chăm sórừng
- Chủ yếu ở miền núi, trung du, một phần ven biển
Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp, cá nhân
- Cá, tôm, cua, mực
- HS quan sát và thảo luận nhóm
- Vùng biển rộng, cí nhiều hải sản, mạng lưới sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản tăng
- HS so sánh:
+ Năm 1990: khai thác thủy sản 729 nghìn tấn. Nuôi trồng thủy sản 162 nghìn tấn
+ Năm 2003: khai thác thủy sản 1856 nghìn tấn. Nuôi trồng thủy sản1003 nghìn tấn. Từ số liệu 2 năm trên cho thấy : so năm 1990 thì năm 2003 khai thác thủy sản khai thác tăng 1127 nghìn tấn, sản lượng nuôi trồng tăng 841 nghìn tấn.
- Đánh bắt và nuôi trồng
- Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng.
- Vùng ven biển, nơi có nhiều sông hồ
- Nghe
- Đọc ghi nhớ
- Lắng nghe
* Nhận việc học và làm bài ở nhà:
- Chuẩn bị: Công nghiệp
Ban Giám Hiệu	Tổ trưởng	 Giáo viên
 Hồ Bạch Yến Nguyễn Thị Cẩm Tú
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn Địa lý – Tuần 12
Tiết 12 - Bài: CÔNGNGHIỆP 
Ngày dạy: 07 – 11 – 2012 
I.MỤC TIÊU:
- Nêu vai trò của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 
- Xác định bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng. Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
- Yêu thích môn học
II. ĐDDH:	
 Thầy: Bản đồ hành chánh Việt Nam, tranh ảnh
Trò: SGK
III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1: Các ngành công nghiệp
Mục tiêu: HS biết được vai 

File đính kèm:

  • docDIA LY (2).doc