Bài giảng Lớp 5 - Môn Đạo đức: Tìm hiểu lịch sử địa phương (2 tiết)

Năm 1921 thực dân Pháp lập ra Viện Dân Biểu, chúng hy vọng lợi dụng uy tín của Cụ nên giao cho Cụ giữ chức Viện trưởng, Cụ lại có ý định dùng nghị trường để đấu tranh cứu nước. Sau hai năm thấy rõ chính sách mỵ dân bù nhìn của Viện Dân Biểu Cụ từ chức.

 Năm 1927 – 1943 Cụ làm báo “ Tiếng Dân”, một tờ báo đúng là tiếng nói của nhân dân lúc ấy.

 

doc1 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 5 - Môn Đạo đức: Tìm hiểu lịch sử địa phương (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC: 
TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (2 tiết)
Tiểu sử Cụ HUỲNH THÚC KHÁNG
1. Mục tiêu: - Học sinh nắm được tiểu sử Cụ Huỳnh Thúc Kháng.
	 - Học sinh biết học tập và làm theo tấm gương của Cụ Huỳnh.
2. Các hoạt động:
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu sử Cụ Huỳnh Thúc Kháng
	Cụ Huỳnh Thúc Kháng hiệu là Mính Viên, lúc nhỏ tên là Huỳnh Hanh sinh năm 1876 trong một gia đình nghèo có học ở làng Thạnh Bình nay thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Cụ Huỳnh Thúc Kháng sớm nổi tiếng thông minh, học giỏi. Năm 1904 đỗ Tiến sĩ, được ảnh hưởng sâu sắc các hoạt động chống Pháp ở quê hương, chứng kiến những thất bại của phong trào Cần Vương và sớm có điều kiện tiếp xúc học hỏi “ Tân thư”. Cụ Huỳnh Thúc Kháng tuy đỗ Đại khoa nhưng không ra làm quan, ở nhà đọc sách mới, kết giao với các nhà nho yêu nước.
	Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những người đứng đầu phong trào Duy Tân ở miền Trung trong những năm đầu thế kỷ. Năm 1908 cụ bị bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1921 Cụ được thả về.
	Năm 1921 thực dân Pháp lập ra Viện Dân Biểu, chúng hy vọng lợi dụng uy tín của Cụ nên giao cho Cụ giữ chức Viện trưởng, Cụ lại có ý định dùng nghị trường để đấu tranh cứu nước. Sau hai năm thấy rõ chính sách mỵ dân bù nhìn của Viện Dân Biểu Cụ từ chức.
	Năm 1927 – 1943 Cụ làm báo “ Tiếng Dân”, một tờ báo đúng là tiếng nói của nhân dân lúc ấy.
	Cách Mạng tháng Tám thành công, Cụ được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và quyền Chủ tịch nước trong thời gian Bác Hồ sang Pháp. Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một trong những người sáng lập và là Hội trưởng Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam ( Hội liên Việt).
	Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Cụ Huỳnh được cử vào công tác tại Liên khu V. Ngày 21 tháng 4 năm 1947 vì tuổi cao, bệnh nặng Cụ mất tại Quảng Ngãi.
	Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một nhà nho yêu nước, một chính trị gia nổi tiếng và có một sự nghiệp văn học đồ sộ, có những đóng góp to lớn cho nền văn học Cách Mạng nước ta ở nửa đầu thế kỷ 20.
 * Hoạt động 2: Tham quan nhà thờ Cụ Huỳnh Thúc Kháng (nếu có điều kiện).

File đính kèm:

  • docTIEU SU CU HUYNH.doc